Thị trường bất động sản sẽ dần ấm lên và ổn định?
Quang cảnh Tọa đàm. |
Thị trường bất động sản: Đầu năm bùng nổ, cuối năm trầm lắng
Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, nền kinh tế Việt Nam đã bước qua năm 2022 với dấu hiệu phục hồi rõ nét sau đợt tàn phá bất ngờ bởi dịch bệnh Covid-19. Trong bối cảnh cảnh nền kinh tế nêu trên, thị trường BĐS Việt Nam năm 2022 đã diễn biến với 2 “gam màu" khác biệt: “đầu năm bùng nổ, cuối năm trầm lắng”.
Đầu năm thị trường BĐS phát triển nóng, sốt đất xảy ra rầm rộ ở nhiều mức độ khác nhau tại các địa phương có thông tin quy hoạch hạ tầng như sân bay, khu công nghiệp, cầu đường… kéo theo sự phục hồi, hoạt động trở lại của các sàn giao dịch, môi giới bất động sản.
Tuy nhiên, từ cuối quý 2/2022, thị trường bắt đầu ghi nhận những dấu hiệu trầm lắng. Hàng loạt chính sách thắt chặt về tín dụng, trái phiếu DN,... đã khiến tâm lý chung trên thị trường e ngại, mọi giao dịch bị trì hoãn.
Tình trạng này không chỉ kéo dài một hai tháng mà đã diễn ra trong suốt nửa cuối năm 2022 và càng về sau thì “sức khoẻ” thị trường cũng như cộng đồng DN càng suy giảm.
Ông Hà cũng nhấn mạnh, ngoài ra, do tắc nguồn vốn tín dụng, tắc nguồn vốn trái phiếu, tắc cả nguồn vốn huy động từ khách hàng, nên nhiều DN BĐS “đói vốn”, phải tạm dừng triển khai dự án, thanh toán hoa hồng cho các sàn giao dịch bằng sản phẩm bán hoặc bán sản phẩm bất động sản, nhà ở với chiết khấu sâu, lên đến hơn 30% giá hợp đồng nếu thanh toán ngay.
“Thị trường ngưng trệ, trầm lắng, yếu giao dịch không phải do thực chất thị trường xấu mà do có quá nhiều điểm đã tạo ra sự cưỡng bức, buộc thị trường phải rơi vào trạng thái khó khăn. Nhìn chung, thị trường BĐS đang trong trạng thái bình thường, nhưng bị bắt phải “giảm ăn, giảm oxy để thở và giảm bơm máu” nên rất dễ bị rơi vào tình trạng “đột quỵ”, ông Hà nói.
Ông Nguyễn Mạnh Hà cho rằng thời gian tới, Nhà nước sẽ tiếp tục có những giải pháp điều chỉnh, hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, thị trường sẽ dần ấm lên và hoạt động ổn định. Nguồn cung trong tương lai từ một lượng lớn các dự án giá trị ước đạt khoảng 30 tỷ USD được các DN đầu tư trên cả nước, đặc biệt là các dự án phù hợp với nhu cầu như nhà ở bình dân, nhà ở xã hội,... sẽ dần được đưa vào thị trường ngay khi các chính sách vĩ mô được điều chỉnh..
Bên cạnh đó, các DN BĐS đã và đang nỗ lực tái cấu trúc, tái cơ cấu tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh về đầu tư, sản phẩm hướng đến nhu cầu thực.
Nguồn cung nhà ở sẽ được cải thiện vào cuối năm 2023
Dự báo thị trường trong năm 2023, chia sẻ tại Tọa đàm, ông Nguyễn Mạnh Quỳnh, Chánh Văn phòng Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho rằng, về nguồn cung nhà ở, thời điểm đầu năm không có nhiều thay đổi. Nếu chính sách vĩ mô được điều chỉnh như kỳ vọng thì bắt đầu từ cuối quý 1/2023, những dự án phù hợp với nhu cầu như nhà ở bình dân, nhà ở xã hội đang triển khai dở dang, vướng mắc ở giai đoạn trước khả năng sẽ được khơi thông, đẩy vào thị trường một nguồn cung mới. Càng về cuối năm nguồn cung phù hợp nhu cầu thị trường càng được cải thiện.
Đối với nguồn cung BĐS du lịch nghỉ dưỡng, nhiều khả năng sẽ giảm, chỉ các chủ đầu tư có đủ nguồn lực mới có khả năng phát triển, trong khi đó, đối với nguồn cung BĐS công nghiệp, đại diện Hội Môi giới BĐS cho rằng vẫn tiếp tục có các dự án được triển khai, nhưng nguồn cung phát triển thêm các dịch vụ có thể bị tạm ngừng do hoạt động sản xuất tại nhiều khu công nghiệp bị ảnh hưởng.
Về phía lực cầu, ông Nguyễn Mạnh Quỳnh cho rằng, đối với BĐS nhà ở, cầu cũ chưa được đáp ứng tiếp tục duy trì, nhưng có thể giảm do thu nhập và việc làm khó. Trong khi đó, lực cầu mới sẽ tăng tại các địa phương, khu vực được đầu tư phát triển hạ tầng, giao thông, đô thị.
“Với lực cầu thương mại và bán lẻ, sau một thời gian “ốm nặng” vì đại dịch covid và “sức khỏe” của ngành đã hồi phục thì chắc chắn sẽ có sức bật trong bối cảnh các tập đoàn đa quốc gia tăng sự hiện diện tại Việt Nam và du lịch phục hồi”, ông Quỳnh nhận định.
Ông Quỳnh cũng cho rằng, năm 2023, cầu BĐS công nghiệp sẽ có tín hiệu khả quan, lực cầu có thể được duy trì, trong khi đó, cầu BĐS du lịch, nghỉ dưỡng, mặc dù nhu cầu đầu tư cao nhưng thực tế giảm vì vướng mắc pháp lý, dòng tiền khó và phụ thuộc vào sự tăng trưởng của ngành du lịch.
“Nhiều DN hoạt động trong lĩnh vực BĐS phải đóng cửa, tạm ngừng hoạt động. Các công ty còn hoạt động trong lĩnh vực này phải thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, cắt giảm bộ máy nhân sự hoặc một nhân sự kiêm 2 đến 3 công việc để có thể sinh tồn. Thậm chí có DN giảm đến 60-70% lượng nhân sự và cắt giảm lương, nhiều công ty buộc phải cho nhân viên nghỉ Tết sớm” Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch HIệp hội BĐS VIệt Nam. |
Tin liên quan
Bền vững cho bất động sản
07:26 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Căn hộ nội đô Hanoi Melody Residences: 3 giá trị sống tạo hấp lực với khách mua
16:12 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
18:29 | 08/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia
08:00 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK