Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
Dừa nguyên liệu được đưa vào chế biến trên dây chuyền của Betrimex. Ảnh: TL |
Hướng tới kim ngạch tỷ USD
Với diện tích gần 200.000 ha, ngành dừa đang trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn tại các tỉnh duyên hải miền Trung và ĐBSCL. Từ con số khiêm tốn chỉ 180 triệu USD kim ngạch xuất khẩu vào năm 2010, ngành dừa đã phát triển mạnh mẽ, đạt hơn 900 triệu USD vào năm 2023 và kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024.
Trong thời gian tới, ngành dừa được đánh giá là sẽ bước vào chu kỳ phát triển mới với mức tăng trưởng vượt bậc nhờ những bước tiến tích cực như việc Mỹ và châu Âu chấp thuận dừa Việt Nam, cùng quá trình đàm phán với Trung Quốc về xuất khẩu chính ngạch. Trong đó, Trung Quốc hiện là thị trường rất quan trọng của dừa, với mức tiêu thụ hàng năm khoảng 4 tỷ quả dừa, trong đó có khoảng 2,6 tỷ quả tươi... Trong khi nhu cầu lớn nhưng năng lực sản xuất của Trung Quốc còn hạn chế, đây chính là cơ hội cho quả dừa của Việt Nam.
Được mệnh danh là “thủ phủ dừa”, Bến Tre hiện có hơn 80.000 ha dừa, chiếm gần 42% diện tích dừa cả nước. Ông Huỳnh Quang Đức, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre cho biết, việc ký kết Nghị định thư xuất khẩu dừa tươi sang thị trường Trung Quốc đánh dấu cột mốc phát triển cho sản phẩm dừa uống nước, giúp thúc đẩy kinh tế của người trồng dừa, tạo ra hiệu quả bước đầu khi giá dừa được ổn định hơn và nhiều DN tìm đến Bến Tre để đầu tư phát triển giúp thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh.
Ông Đức cho biết, mỗi năm, xuất khẩu dừa mang về cho Bến Tre hơn 350 triệu USD. Sau đợt đánh giá vào tháng 11/2024, toàn tỉnh hiện có 133 vùng trồng dừa được cấp mã số vùng trồng với diện tích gần 8.400 ha và 14 DN được cấp mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu dừa tươi sang thị trường Trung Quốc. Hiện tại nhiều DN đã đăng ký cấp thêm mã số vùng trồng hoặc mở rộng thêm diện tích vùng trồng để xuất khẩu sang Trung Quốc.
Ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường cũng cho biết, từ khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa dừa vào danh mục các cây công nghiệp chủ lực, ngành hàng dừa đã có sự thay đổi rõ nét. Tuy nhiên, khi các Hiệp định thương mại được ký kết, thuế suất thuế xuất khẩu dừa giảm xuống còn 0%, đây là điều kiện thuận lợi nhưng cũng có thể là thách thức nếu không có chiến lược cụ thể. Do đó, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành nhiều chính sách phát triển ngành dừa, các địa phương cần tận dụng các chính sách này để hỗ trợ hoạt động sản xuất của người dân.
Xanh hơn, giá trị cao hơn
Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ ra rằng, bên cạnh việc sản xuất và xuất khẩu dừa tươi, công nghiệp chế biến dừa đã rất phát triển, hiện chiếm tới hơn 70% giá trị xuất khẩu.
Công ty Cổ phần Thực phẩm Cô Cô Việt Nam (Vinacoco) là một trong những DN tiêu biểu về chế biến sâu trong ngành dừa, sản xuất 15.000 tấn thạch dừa mỗi năm. Hiện sản phẩm thạch dừa của Vinacoco đã được xuất khẩu tới 22 quốc gia, bao gồm nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu… Tương tự, các sản phẩm như nước dừa đóng hộp, sữa dừa, dầu dừa… của Công ty CP XNK Bến Tre (Betrimex) cũng đã xuất khẩu tới nhiều thị trường.
Không chỉ khai thác các nguyên liệu nước dừa, cơm dừa để sản xuất, chế biến thực phẩm, mỹ phẩm, các phụ phẩm của cây dừa như vỏ dừa, gáo dừa… cũng được nhiều DN như Công ty Kim Bôi, Công ty Trà Bắc… sử dụng làm nguyên liệu sản xuất ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, than hoạt tính… và được thị trường quốc tế đón nhận rất tích cực. Theo đó, cây dừa được đánh giá là loại cây gần như không bỏ đi thứ gì, đây cũng là tiền đề quan trọng trong nhiệm vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn.
Chia sẻ về sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến dừa, bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Dừa Việt Nam cho biết, trong hơn 200.000 ha dừa hiện nay trên cả nước, có 120.000 ha phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, hiện các DN đang đối mặt với thách thức lớn từ sự “chảy máu” nguyên liệu qua các thị trường khác như Thái Lan, Trung Quốc… “Nhiều DN đã đầu tư cơ sở vật chất, nhà máy tại Bến Tre nhưng nguồn cung nguyên liệu không đủ, dẫn tới phải ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng với công suất chỉ đạt 10-15%” – bà Thanh cho biết.
Theo bà Thanh, nguyên nhân của tình trạng “chảy máu” nguyên liệu này xuất phát từ thuế suất thuế xuất khẩu dừa nguyên liệu chỉ ở mức 0%. Điều này tạo lợi thế cho xuất khẩu nguyên liệu thô nhưng lại gây thiệt hại nặng nề cho ngành chế biến trong nước. Trong khi đó, tại các quốc gia có nguồn nguyên liệu dừa lớn đều đã có chính sách bảo vệ nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành sản xuất trong nước. Cụ thể, Philippines đã áp dụng chính sách không xuất khẩu nguyên liệu dừa thô ra nước ngoài, hay Indonesia sẽ áp thuế xuất khẩu dừa nguyên liệu thô tới 80% từ ngày 1/1/2025... Do đó, bà Thanh cho rằng, cần sớm có chính sách thuế, tạo hàng rào thuế quan để giữ lại nguồn nguyên liệu dừa, hỗ trợ cho sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến trong nước.
Bên cạnh đẩy mạnh chế biến sâu, việc phát triển theo các tiêu chuẩn ESG, phát triển bền vững cũng là hướng đi nhiều triển vọng cho ngành dừa, đang được các địa phương và DN tích cực triển khai. Điển hình như tại Bến Tre đã xây dựng vùng nguyên liệu dừa hữu cơ gần 21.000 ha. Địa phương này cũng đã hình thành chuỗi giá trị liên kết chặt chẽ với 8 DN lớn, có công nghệ chế biến hiện đại, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm dừa hữu cơ vào nhiều thị trường như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada…
Đáng chú ý, nhiều DN trong ngành dừa có định hướng phát triển bền vững đã nhận được sự ủng hộ tích cực từ các thị trường và đối tác quốc tế. Trong đó, Betrimex đã nhận được khoản tín dụng xanh từ Ngân hàng TNHH MTV United Overseas Bank (Việt Nam) nhờ sự tuân thủ các nguyên tắc ESG.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Không tạo cơ chế xin cho trong cấp tín dụng, tiếp tục giảm lãi suất cho vay
17:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8%
09:47 | 17/12/2024 Kinh tế
Xuất khẩu nông sản năm 2024 vượt 60 tỷ USD?
08:33 | 17/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics