Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
Triển vọng lạc quan cho các nền kinh tế châu Á trong năm 2024 Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát |
Gánh nặng nợ khiến các nền kinh tế đang phát triển mắc kẹt trong nghèo đói và không thể phục hồi. |
Tuy nhiên, theo nhà kinh tế trưởng kiêm Phó Chủ tịch cấp cao về kinh tế phát triển thuộc Ngân hàng thế giới (WB), bối cảnh tài chính hiện đã đảo lộn. Kể từ năm 2022, các chủ nợ tư nhân nước ngoài đã rút thêm gần 141 tỷ USD tiền thanh toán nghĩa vụ nợ từ những nền kinh tế đang phát triển, nhiều hơn số tiền mà họ giải ngân trong các khoản tài trợ mới.
Để bù đắp cho sự ra đi của các chủ nợ khác, các thể chế tài chính đa phương như WB triển khai nguồn tài chính phát triển dài hạn khan hiếm, trở thành bên cho vay cuối cùng. Năm 2023, các tổ chức đa phương chiếm khoảng 20% tổng nợ nước ngoài dài hạn của những nền kinh tế đang phát triển. Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) của WB hiện chiếm gần một nửa viện trợ phát triển từ các tổ chức đa phương cho 26 quốc gia nghèo nhất.
Khi lãi suất toàn cầu tăng vọt vào năm 2022 và 2023, WB đã chuyển từ cung cấp những khoản vay lãi suất thấp sang cung cấp các khoản tài trợ cho những quốc gia có nguy cơ nợ nần cao. Tuy nhiên, các chủ nợ tư nhân đã tìm cách thoát ra, với lãi suất cao hơn mức bù đắp hoàn toàn cho những rủi ro đầu tư mà họ đã phải chịu.
Do không có hệ thống tái cấu trúc nợ toàn cầu, hầu hết các quốc gia đang gặp khó khăn đã chọn cách chịu đựng. Năm 2023, các nước đang phát triển đã chi kỷ lục 1.400 tỷ USD - gần 4% tổng thu nhập quốc dân của họ - chỉ để trả nợ. Trong khi các khoản trả nợ gốc vẫn ổn định ở mức khoảng 951 tỷ USD, những khoản thanh toán lãi suất đã tăng vọt hơn 1/3 lên khoảng 406 tỷ USD. Hậu quả là nguồn lực của nhiều nước đang phát triển đã bị chuyển hướng khỏi các lĩnh vực quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển dài hạn như y tế và giáo dục.
Áp lực đè nặng lên các quốc gia nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất. Lãi suất trả nợ nước ngoài của các quốc gia đủ điều kiện vay vốn từ IDA đã tăng gấp 4 lần kể từ năm 2013, đạt mức cao kỷ lục là 34,6 tỷ USD vào năm 2023.
Thực tế này phản ánh cuộc khủng hoảng khả năng thanh toán đang “di căn”. Những quốc gia này cần tăng trưởng nhanh hơn nếu họ muốn giảm gánh nặng nợ nần, nhưng tăng trưởng nhanh hơn lại đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn. Đây là một vòng luẩn quẩn, khiến các quốc gia này không có cơ hội thoát nợ và phục hồi.
Cần phải nhìn nhận một thực tế rằng để có cơ hội tăng trưởng kinh tế bền vững, các quốc gia nghèo nhất cần được xóa nợ. Bên đi vay cần được hưởng một số biện pháp bảo vệ tương tự như luật phá sản cho doanh nghiệp và cá nhân, trong khi chủ nợ tư nhân cần phải chịu một phần rủi ro khi đầu tư thất bại. Trong thời đại lòng tin quốc tế ngày càng suy yếu, sẽ rất khó để thiết lập các nguyên tắc như vậy, nhưng nếu không thiết lập thì tất cả các mục tiêu phát triển chính vẫn gặp nguy hiểm và nhiều quốc gia tiếp tục “mắc kẹt” trong tình trạng nghèo đói và nợ nần.
Tin liên quan
Vận hành thị trường tín chỉ carbon- gia tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế
08:28 | 15/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu cần tăng tốc bước sâu vào thị trường mới tiềm năng
09:34 | 29/07/2024 Kinh tế
IMF dự báo thận trọng về nền kinh tế lớn thứ ba Eurozone
08:19 | 22/05/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Ám ảnh bóng ma chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
07:45 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu đối mặt với nhiều thách thức
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức tiến gần đến ngưỡng suy thoái và nguy cơ không thể quay đầu
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động kinh doanh ở Eurozone ảm đạm trong tháng 12
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics