Phát triển thị trường bất động sản minh bạch, đúng giá trị thực
Khơi thông “điểm nghẽn” thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững | |
Tìm “cửa sáng” cho thị trường bất động sản | |
Cơ cấu nguồn vốn trên thị trường bất động sản còn bất hợp lý |
Thị trường bất động sản đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức. Ảnh: T.D |
“Gam màu trầm” chủ đạo
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam kiêm Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, trong 5 năm trở lại đây (2018 đến tháng 9/2022), nguồn cung có xu hướng giảm rõ rệt, chủ yếu là sản phẩm cao cấp, giá trị lớn. Tổng nguồn cung căn hộ mới giai đoạn này là gần 300.000 sản phẩm.
Sau 2 năm đại dịch, tổng cung 9 tháng năm 2022 đạt 41.886 sản phẩm, tương đương 24% so với năm 2018. Tỷ lệ hấp thụ trong quý 3/2022 chỉ đạt 33,5%, giảm mạnh so với giai đoạn nửa đầu năm; lượng giao dịch giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ hấp thụ trung bình chỉ đạt 43%. Riêng quý 3 giảm mạnh so với quý 1 và 2, chỉ đạt 33,5%; lượng giao dịch giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn, bức tranh của thị trường bất động sản năm 2022 với "gam màu trầm" chủ đạo khi thị trường bắt đầu suy giảm từ quý 2/2022. Mức độ quan tâm, lượng giao dịch đều có xu hướng giảm do tác động của những thông tin không tích cực như: Chủ đầu tư lớn bỏ cọc lô đất tại Thủ Thiêm (TPHCM), Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) lần đầu tiên tăng lãi suất sau hơn 3 năm, khiến nhiều ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động; chủ một số doanh nghiệp bị bắt do sai phạm trái phiếu; ảnh hưởng từ việc Hà Nội siết chặt việc tách thửa đất và các công ty bất động sản cắt giảm lượng lớn nhân sự khi thị trường đi xuống. Trong khi đó, những áp lực, thách thức về nguồn vốn, lạm phát, giá bán bất động sản bị đẩy lên quá cao, không phù hợp với nhu cầu người dân… đang khiến thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn.
Phân tích về những yếu tố ảnh hưởng đến lượng giao dịch bất động sản trên thị trường thời gian qua, ông Nguyễn Quốc Anh nhấn mạnh, yếu tố đầu tiên ảnh hưởng rõ ràng và trực diện đó là nguồn vốn. Yếu tố này tác động trực tiếp đến cả doanh nghiệp bất động sản lẫn người mua. Bởi lẽ, bản thân các doanh nghiệp rất khó xoay sở nguồn vốn để có thể triển khai dự án. Còn đối với người mua, họ cũng không thể tiếp cận được hoặc vay được nguồn vốn để mua bất động sản. Đây là khó khăn chung của cả thị trường. Ngoài ra, một yếu tố khó khăn khác đối với người mua là vấn đề về giá. Nếu so sánh với nước ngoài thì giá bất động sản Việt Nam vẫn đang ở mức cao. Điều này làm giảm khả năng giao dịch mua bán trên thị trường.
Tìm cơ hội để “chuyển mình”
Nhiều người lo ngại, năm 2023 thị trường bất động sản sẽ khó có thể lấy lại phong độ. Song theo các chuyên gia, bên cạnh những khó khăn, thị trường bất động sản Việt Nam hiện tại vẫn có nhiều tiềm năng nhất định.
Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, ngành kinh doanh bất động sản vẫn trụ hạng thứ hai trong danh sách các ngành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong 11 tháng năm 2022 với tổng vốn đầu tư gần 4,19 tỷ USD, chiếm 16,7% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Đáng chú ý, ngày 14/12/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện 1164/CĐ-TTg về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở. Theo Công điện này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp tục làm việc và cùng với các địa phương, doanh nghiệp chủ động, tích cực rà soát khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các dự án bất động sản. Đồng thời phải hướng dẫn, đôn đốc các địa phương để giải quyết, tháo gỡ ngay các nội dung thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp; tổng hợp kết quả làm việc của tổ công tác, xử lý theo thẩm quyền và đề xuất giải pháp cụ thể vượt thẩm quyền, nhất là các giải pháp cần thiết, cấp bách.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cung ứng vốn tín dụng kịp thời cho nền kinh tế; cho vay, giải ngân nhanh chóng, đúng trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng đối với các doanh nghiệp, dự án bất động sản đủ điều kiện theo đúng quy định của pháp luật. Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Tài chính rà soát việc phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản và có giải pháp phù hợp, hiệu quả góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển thị trường…
Dưới góc độ tài chính, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 65/2022/NĐ-CP về phát hành trái phiếu riêng lẻ để phù hợp với tình hình mới đang thay đổi nhanh chóng của thị trường, đồng thời hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp. Theo các chuyên gia, những điểm mới của Nghị định 65/2022/NĐ-CP nhằm tăng trách nhiệm của nhà đầu tư khi mua trái phiếu doanh nghiệp. Trong lĩnh vực bất động sản, đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp có năng lực, uy tín huy động vốn để triển khai những dự án chất lượng, khơi thông nguồn cung, đáp ứng nhu cầu về sản phẩm ngày càng cao của người dân.
Bên cạnh những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, các bộ, ngành, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cũng đưa ra những giải pháp nhằm rút ngắn giai đoạn khó khăn của thị trường bất động sản. Điển hình như việc các doanh nghiệp bất động sản trong tương lai cần phải thực hiện là cơ cấu lại doanh nghiệp, kiểm soát rủi ro dòng tiền, lãi suất tỷ giá. Song song, các doanh nghiệp này cũng phải chủ động tìm hiểu tiếp cận chương trình phục hồi, các chương trình nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, chung cư cũ… Có các phương án cụ thể, khả thi đối với trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn năm 2023-2024.
Một số chuyên gia cho rằng, nhu cầu thực được cho là "điểm sáng" tháo gỡ khó khăn nên các chủ đầu tư đều tái cơ cấu nợ, chính sách bán hàng, tập trung tất cả hoạt động vào việc phục vụ nhu cầu này của khách hàng. Mặc dù vậy, để dòng vốn thực sự được khơi thông sẽ cần phải có lực mua đủ lớn. Muốn kích hoạt được dòng tiền từ người mua ở thực thì giá bất động sản cần giảm tiếp.
Tin liên quan
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Nhiều cơ hội cho dòng tiền chảy vào bất động phía Nam
18:05 | 31/10/2024 Kinh tế
Chính sách thuế bất động sản hướng đến quản lý chặt chẽ, chống lãng phí nguồn lực đất đai
20:29 | 29/10/2024 Tài chính
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
17:59 | 01/11/2024 Kinh tế
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
Ngành sản xuất đang hồi phục sau bão Yagi
15:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa giải quyết rác thải nhựa
14:29 | 01/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
11:14 | 01/11/2024 Kinh tế
Cần gì để tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành tôm?
23:05 | 31/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK