Thực thi các FTA: Những vấn đề đặt ra trong quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
Chống buôn lậu, gian lận xuất xứ trong thực thi các FTA Thực thi FTA: Nguồn thu đối diện khó khăn ngắn hạn nhưng sẽ bền vững hơn FTA Index giúp đo lường hiệu quả thực thi các FTA |
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại cụm cảng Sơn Dương - Vũng Áng (Hà Tĩnh). Ảnh: H.Nụ |
Tác động nhiều mặt
Phát biểu tại Hội thảo khoa học quốc gia “Quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu trong bối cảnh thực thi các FTA: Thực trạng và giải pháp”, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Lưu Mạnh Tưởng cho biết, Việt Nam đã trở thành một nền kinh tế có độ mở rất lớn với chỉ số kim ngạch XNK so với GDP những năm gần đây luôn ở khoảng 200%.
Tính đến tháng 11/2024, Việt Nam đã ký kết 19 FTA với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có tất cả các nước phát triển, các nước thuộc nền kinh tế mới nổi và các nước trong khu vực, như: AFTA, ACFTA, AKFTA, AJCEP, CPTPP, UKVFTA, RCEP, EVFTA… Đặc biệt, trong những năm gần đây, Việt Nam đã đàm phán ký kết thành công các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA và RCEP.
PGS. TS Nguyễn Mạnh Thiều, Phó Giám đốc Học viện Tài chính chia sẻ, việc thực thi các FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới đã và sẽ tác động nhiều mặt, cả tích cực và những thách thức đối với nhiều lĩnh vực kinh tế như: thương mại quốc tế, đầu tư trong nước và nước ngoài… Thực tế cho thấy, cùng với quá trình thực thi các FTA thời gian qua, kim ngạch XNK của Việt Nam đã gia tăng nhanh chóng.
Cụ thể, nếu như tổng kim ngạch XNK của Việt Nam từ năm 2002 đến 2012 là 1.036 tỷ USD thì trong giai đoạn từ 2013 đến 2021 đã tăng lên 4.110 tỷ USD, tức là gấp 4 lần của 10 năm trước đó. Kim ngạch XNK năm 2023 là 681,1 tỷ USD, tức là gấp 6 lần so với bình quân năm giai đoạn 2002 – 2012 và tăng khoảng 50% so với bình quân năm của giai đoạn 2013 – 2021. Tổng kim ngạch XNK tính từ đầu năm đến ngày 15/11/2024 đã là 681,14 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2023 và vượt tổng kim ngạch XNK của năm 2023, PGS. TS Nguyễn Mạnh Thiều phân tích.
Bên cạnh đó, việc tham gia các FTA đã giúp cho các DN trong nước có cơ hội tiếp cận các nguồn hàng giá rẻ, công nghệ tiên tiến, các yếu tố đầu vào cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh (máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng và nguyên phụ liệu…) từ các quốc gia phát triển với chất lượng tốt để cải thiện năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, nâng cao cạnh tranh, thúc đẩy mạnh mẽ XK hàng hóa ra thị trường quốc tế, tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tác động tích cực là vậy, tuy nhiên theo TS Nguyễn Đình Chiến, Khoa Thuế và Hải quan, Học viện Tài chính, việc ký kết và thực thi các FTA cũng đã mang đến không ít khó khăn trong việc cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung cũng như các DN nói riêng. Đáng chú ý, việc thực thi các FTA cũng đặt ra các yêu cầu, đòi hỏi mới đối với công tác quản lý thuế đối với hàng hóa XNK.
Giải pháp đặt ra
Theo Phó Tổng cục trưởng Lưu Mạnh Tưởng, ngày 20/5/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 624/QĐ-TTg ban hành Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030. Trong đó, một trong 6 yêu cầu và quan điểm phát triển Hải quan Việt Nam được đề cập đến là: Phát triển hải quan nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại, chống buôn lậu và gian lận thương mại hiệu quả; thực thi đầy đủ, toàn diện các cam kết quốc tế về thuế XNK, hải quan và tạo thuận lợi thương mại mà Việt Nam đã ký kết; ứng phó hiệu quả với các thay đổi liên quan tới các biện pháp phòng vệ thương mại trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Sự bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT) với hàng ngàn sàn TMĐT đã làm khối lượng đơn hàng giá trị nhỏ XNK gia tăng ở mức độ vô cùng lớn trong vài năm gần đây. Trong đó, chỉ tính riêng hàng hóa NK từ Trung Quốc về Việt Nam qua sàn TMĐT mỗi ngày trung bình có khoảng 4 đến 5 triệu đơn hàng giá trị nhỏ. Những điều này tạo ra áp lực và thách thức rất lớn đòi hỏi phải đổi mới toàn diện hoạt động quản lý thuế đối với hàng hóa XNK, cả về phương thức quản lý, công nghệ quản lý và con người thực thi nhiệm vụ quản lý thuế, TS Nguyễn Đình Chiến nhấn mạnh.
Các chuyên gia cho rằng, cần nghiên cứu đầy đủ bối cảnh trong nước và quốc tế có tác động đến các hoạt động XNK hàng hóa, từ đó có biện pháp cụ thể hóa các phương hướng đã được xác định trong Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030.
TS Nguyễn Đình Chiến đề xuất, đối với các cơ quan quản lý nhà nước, ngoài việc hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng các chính sách cụ thể trong phát triển các ngành nghề liên quan trực tiếp đến hàng hóa XNK… còn phải thường xuyên cập nhật, cung cấp đầy đủ thông tin, hỗ trợ cho cộng đồng DN và các chủ thể có liên quan khác các nội dung liên quan đến thực thi FTA để các DN tận dụng đầy đủ các cơ hội cũng như hạn chế các vướng mắc, rủi ro từ các FTA này.
Đối với cộng đồng DN, TS Nguyễn Đình Chiến cho rằng, giải pháp quan trọng là xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp, cải tiến công nghệ, quy trình sản xuất, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, các tiêu chuẩn kỹ thuật để thúc đẩy xuất khẩu; nắm bắt để tránh và hạn chế các rủi ro khi các nước thành viên áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại… Thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên sẽ giúp cho các DN và hàng hóa Việt Nam tham gia đầy đủ, tận dụng được các ứu đãi trong FTA để thúc đẩy XK, phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế bền vững trong điều kiện hội nhập.
Còn theo ThS. Nguyễn Bình An, Khoa Thuế và Hải quan, Học viện Tài chính, Việt Nam đang đối mặt với yêu cầu cấp thiết về cải thiện quản lý thuế, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại nội ngành. Do đó, việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và chính sách thuế là yếu tố nền tảng để đảm bảo sự đồng bộ với các cam kết quốc tế. Trong đó, công nghệ hiện đại cần phải đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và minh bạch của hệ thống quản lý thuế. Bên cạnh đó, cần tăng cường hợp tác giữa các cơ quan quản lý như Hải quan, Thuế và các tổ chức kiểm định, để đảm bảo thực thi nhất quán và hiệu quả các quy định liên quan.
Ở cấp độ quốc tế, Việt Nam nên thúc đẩy hợp tác với các nước đối tác trong FTA nhằm chia sẻ dữ liệu, kinh nghiệm và thiết lập các thỏa thuận phòng chống gian lận thuế. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro trong thương mại và đảm bảo việc áp dụng các ưu đãi thuế quan được thực hiện đúng mục đích. Song song với đó, để hỗ trợ DN trong việc tuân thủ và tận dụng các cam kết từ FTA, Chính phủ cần thiết lập các trung tâm tư vấn chuyên biệt để cung cấp thông tin chi tiết về quy trình kê khai thuế, quy tắc xuất xứ, và các thủ tục liên quan đến hưởng ưu đãi thuế.
Ông Đào Thịnh Vinh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Tổng cục Hải quan: Hoàn thiện quy định, chuẩn hóa quy trình nâng cao hiệu quả quản lý thuế Trong bối cảnh thực thi các FTA, ngành Hải quan đã trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đóng vai trò cốt lõi trong nghiệp vụ quản lý thuế đối với hàng hóa XNK như: Luật Quản lý thuế 2019, Nghị định 126/2020/NĐ-CP, Nghị định 134/2016/NĐ-CP; Nghị định 18/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 134/2016/NĐ-CP; Thông tư 06/2021/TT-BTC... Ngoài ra, nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho hoạt động quản lý thuế, ngành Hải quan đã và đang triển khai các đề án sửa đổi, hoàn thiện quy định pháp luật về hải quan như Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn, tiếp tục kiến nghị sửa đổi các quy định hiện hành về thuế tiêu thụ đặc biệt, bảo vệ môi trường, giá trị gia tăng bảo đảm phù hợp với thông lệ quốc tế. Đáng chú ý, cơ quan Hải quan cũng áp dụng triển khai nhiều hệ thống, phần mềm quản lý thuế nhằm góp phần vào việc thúc đẩy hoạt động XNK. Qua quá trình triển khai thực thi các chính sách pháp luật, các văn bản hướng dẫn và triển khai các FTA, việc cắt giảm thuế quan theo lộ trình các FTA cùng với các tác động tích cực đến thực trạng pháp luật về quản lý thuế đối với hàng hóa XNK trong việc kê khai, tính thuế, quản lý rủi ro trong quản lý thuế, ấn định thuế, công tác thu, nộp thuế; công tác hoàn thuế, không thu thuế; công tác miễn thuế, giảm thuế; công tác quản lý thuế trong lĩnh vực chuyển giá đã mang lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, một số quy định, văn bản, chính sách pháp luật hiện hành không phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, các hoạt động thương mại trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới, một số quy định chưa chi tiết dẫn đến cách hiểu chưa thống nhất. Để đảm bảo đồng bộ hệ thống pháp luật về thuế, pháp luật về thương mại, pháp luật về hải quan cần sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện các quy định pháp luật cũng như chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ quản lý thuế góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế cho cơ quan Hải quan. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho DN thức hiện tốt nghĩa vụ thuế với nhà nước, đảm bảo tính thống nhất, công khai, minh bạch, đơn giản. Ông Nguyễn Thành Trung, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Nghệ An: Cần đẩy mạnh số hóa và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và chuyển đổi số được coi là động lực mang tính quyết định, là chìa khóa dẫn đến thành công của cải cách hiện đại hóa ngành Hải quan trong thời gian qua. Mặc dù đã đạt được những hiệu quả, nhưng sự phát triển CNTT ngày càng mạnh mẽ, để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, đồng thời tạo thuận lợi cho DN trong quá trình làm thủ tục hải quan, ngành Hải quan đã và đang đẩy mạnh số hoá và ứng dụng CNTT trong lĩnh vực thu, nộp thuế XNK. Trong đó, quá trình thực hiện số hoá, quy trình quản lý về công tác thu thuế XNK đang thường xuyên được rà soát, hoàn thiện đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan, đồng thời đáp ứng yêu cầu số hoá và triển khai các ứng dụng CNTT. Tổng cục Hải quan xác định, hoạt động nghiệp vụ rất quan trọng và đòi hỏi nhiều nguồn lực, nên việc đẩy mạnh số hoá công tác quản lý thu thuế XNK được ưu tiên hàng đầu. Ngoài ra, việc số hoá và triển khai các hệ thống phần mềm ứng dụng để phục vụ công tác quản lý theo dõi tình hình nợ thuế, nộp thuế của DN XNK chính xác, kịp thời trên phạm vi toàn quốc đặt ra những yêu cầu rất lớn cho cơ quan Hải quan. Song song với sự trợ giúp của các phần mềm ứng dụng, để đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế, ngành Hải quan cũng đặt mục tiêu đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao chất lượng, năng lực của CBCC làm công tác nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu xác định trị giá của hàng hoá, danh mục, biểu thuế, phân loại và mức thuế, theo dõi các thông tin thu, nộp thuế và các khoản thu khác của DN. Những năm gần đây, sự tăng trưởng của kim ngạch hàng hóa XNK tăng lên nhanh chóng đã khiến khối lượng công việc hàng ngày của cán bộ công chức (CBCC) Hải quan phải xử lý cũng gia tăng theo tỷ lệ thuận. Trong khi đó, công tác quản lý thuế XNK là một trong những nhiệm vụ quan trọng và ưu tiên của ngành Hải quan. Do đó, thực trạng số hóa và triển khai phần mềm ứng dụng trong công tác quản lý thuế của ngành Hải quan đang là bài toán đặt ra để đáp ứng nhiệm vụ thu đúng, thu đủ thuế cho NSNN. Để đảm bảo công tác quản lý, Tổng cục Hải quan đang bắt tay xây dựng và triển khai hàng loạt các kế hoạch, đề án nhằm hướng đến tạo thuận lợi nhiều hơn cho DN cũng như, đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan hiện đại, Hải quan số, mô hình Hải quan thông minh trong thời gian tới. Đến năm 2030, trong tiến trình nghiên cứu, xây dựng và thực hiện hệ thống Hải quan số, mô hình Hải quan thông minh, ngành Hải quan đang từng bước nâng cấp, cập nhật và thiết kế mới nhiều mô hình, hệ thống ứng dụng triệt để công nghệ số, trí thông minh nhân tạo để nâng cao một bước hiệu quả trong công tác quản lý thuế. PGS.TS Lê Xuân Trường, Khoa Thuế và Hải quan, Học viện Tài chính: Tìm nguyên nhân của những hạn chế nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn về hoàn thuế GTGT Một trong những nội dung quan trọng của các FTA là các thỏa thuận về cắt giảm thuế NK và dỡ bỏ các rào cản phi thuế quan khác. Điều này đã tạo ra điều kiện vô cùng thuận lợi cho hoạt động ngoại thương. Trong điều kiện đó, những năm qua, kim ngạch XK của Việt Nam đã tăng rất mạnh. Cùng với hoạt động XNK hàng hóa, dịch vụ gia tăng là sự gia tăng về các hồ sơ hoàn thuế GTGT cho hàng hóa XNK. Việc giải quyết tốt hồ sơ hoàn thuế GTGT giúp tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động XK, hàng hóa dịch vụ của Việt Nam ra thế giới. Có thể khẳng định, về cơ bản, các quy định về hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ XK là phù hợp với cơ sở lý luận về thuế GTGT và hoàn thuế GTGT, phù hợp với thông lệ quốc tế. Công tác quản lý hoàn thuế GTGT trong thực tiễn đã được hiện đại hóa trên cơ sở ứng dụng kỹ thuật quản lý rủi ro và CNTT hiện đại. Tuy vậy, thực tiễn cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ XK vẫn còn những hạn chế nhất định trong quy định pháp luật về thuế GTGT và quản lý thuế liên quan đến hoàn thuế GTGT cho DN có hàng hóa, dịch vụ XK. Những hạn chế nhất định như: một số hồ sơ hoàn thuế chậm được giải quyết, một số trường hợp gian lận hoàn thuế GTGT gây thất thoát NSNN… Vì lẽ đó, những vấn đề này cần được giải quyết đồng thời bởi cơ quan quản lý và cơ quan lập pháp. Trong đó, cần nghiên cứu tìm hiểu rõ nguyên nhân của những hạn chế đó nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn về hoàn thuế GTGT mà vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ, ngăn ngừa thất thoát NSNN. Hồng Nụ (ghi) |
Tin liên quan
Hải quan Quảng Ngãi: Khó quản lý thuế đối với mặt hàng dăm gỗ xuất khẩu
13:30 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
FTA Index giúp đo lường hiệu quả thực thi các FTA
09:20 | 13/12/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh đàm phán các cam kết về hải quan trong khuôn khổ FTA
15:09 | 03/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng thương mại điện tử xuyên biên giới
15:12 | 12/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gỡ vướng mọi lúc, mọi nơi cho doanh nghiệp
17:37 | 09/12/2024 Hải quan
Chủ động lắng nghe tiếng nói từ cộng đồng doanh nghiệp
17:36 | 09/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền chính sách thuế bất động sản vào thời điểm thích hợp
17:21 | 09/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chống thất thu ngân sách khi bỏ quy định miễn thuế hàng giá trị nhỏ
10:02 | 06/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sẽ bãi bỏ miễn thuế GTGT đối với hàng giá trị nhỏ NK qua đường chuyển phát nhanh
09:59 | 06/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Những điểm mới về mua sắm, khai thác, cho thuê tài sản công
09:00 | 04/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Lưu ý về quản lý hàng hóa nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử
16:01 | 02/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Rà soát đối tượng không chịu thuế GTGT đối với máy móc, thiết bị nhập khẩu
15:41 | 02/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Không điều chuyển nhà, đất sang doanh nghiệp để kinh doanh bất động sản
08:08 | 30/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Xuân Phúc
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng tiếp Giám đốc WB Mariam Sherman
Đảm bảo bình ổn giá, chất lượng hàng hoá phục vụ Tết 2025
Quản chặt mã số vùng trồng để bảo đảm phát triển bền vững ngành dừa
Xuất khẩu của Việt Nam thu về gần 370 tỷ USD sau 11 tháng
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn
08:22 | 29/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia