Cửa khẩu thông minh: Nền tảng kết nối thương mại hiện đại
Bộ Tài chính triển khai thực hiện Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Lạng Sơn cần đi đầu trong xây dựng Cửa khẩu thông minh |
Từ khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án, tỉnh Lạng Sơn đã nghiên cứu và xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể ra sao, thưa ông?
Sau khi được phê duyệt, lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức họp quán triệt các nội dung cơ bản của Đề án, giao nhiệm vụ cho các sở, ngành, các huyện, trong đó xác định một số nhiệm vụ ưu tiên cần làm ngay, đồng thời trong đầu tháng 9/2024 đã tổ chức kiểm tra, khảo sát thực địa, xác định vị trí, lên phương án đầu tư các dự án thuộc phạm vi Đề án. Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ trong đầu tháng 10, đến ngày 24/10/2024, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 239/KH-UBND triển khai thực hiện Đề án với nội dung và lộ trình thực hiện cụ thể.
Theo đó, Đề án sẽ tập trung vào xây dựng và ký kết với Chính phủ nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang (Quảng Tây, Trung Quốc) về cơ chế gặp gỡ, trao đổi; rà soát, điều chỉnh quy hoạch xây dựng, kế hoạch sử dụng đất; thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án trong Đề án; hoàn thiện đầu tư cơ sở hạ tầng; xây dựng các quy định, hướng dẫn về việc triển khai và vận hành; tuyên truyền; quản lý, vận hành phương tiện xe dẫn đường thông minh tham gia Đề án.
Để đảm bảo triển khai Đề án theo đúng lộ trình đặt ra, tỉnh Lạng Sơn đã chuẩn bị nguồn lực, kinh phí ra sao, thưa ông?
Theo Đề án, nguồn kinh phí triển khai dự kiến từ nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) và xã hội hóa đầu tư. Trong đó, nguồn NSNN khoảng 1.337 tỷ đồng để thực hiện các hạng mục như: xây dựng mở rộng các tuyến đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá, xây dựng Nhà làm việc liên ngành cho các lực lượng chức năng và mua sắm các thiết bị chuyên dùng. Nguồn xã hội hóa đầu tư khoảng 6.631 tỷ đồng thực hiện các hạng mục hạ tầng logistics, hạ tầng và giải pháp về công nghệ thông tin, phương tiện vận chuyển, trang thiết bị máy móc.
Đối với nguồn kinh phí từ NSNN, ngay sau khi Đề án được phê duyệt, ngày 30/8/2024, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Quyết định số 1529/QĐ-UBND giao bổ sung dự toán chi NSNN năm 2024 với tổng kinh phí 900 triệu đồng cho các cơ quan, đơn vị kinh phí để triển khai một số nhiệm vụ gấp phải tiến hành ngay. Đối với nguồn kinh phí còn lại, UBND tỉnh Lạng Sơn đã trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất bố trí kinh phí ngân sách Trung ương để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thực hiện Đề án.
Đối với nguồn xã hội hóa đầu tư, tỉnh Lạng Sơn đang xây dựng phương án, cơ chế thu hút đầu tư nguồn vốn ngoài ngân sách, làm việc với các DN, nhà đầu tư quan tâm để trao đổi các nội dung liên quan phục vụ triển khai Đề án. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ cũng đã cho chủ trương về phương án thu hút đầu tư nguồn vốn ngoài NSNN để triển khai Đề án.
Song song với việc chuẩn bị về nguồn lực, kinh phí, xin ông cho biết, tỉnh Lạng Sơn đã trao đổi với phía Trung Quốc để đẩy nhanh tiến độ; chủ động kết nối lựa chọn mặt bằng thi công và các vấn đề về kỹ thuật, phương thức khi vận hành chính thức chưa?
Trên cơ sở Thoả thuận khung, tỉnh Lạng Sơn và Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây thường xuyên trao đổi để thúc đẩy triển khai Thỏa thuận khung. Theo đó, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức 3 đoàn công tác khảo sát thực tế tại cảng Khâm Châu; cửa khẩu Cam Kỳ, Mao Đô, Nội Mông Cổ và tình hình triển khai xây dựng Cửa khẩu thông minh tại Thị Bằng Tường, Quảng Tây; chủ trì tổ chức 1 hội nghị, 1 cuộc hội đàm, gửi 10 thư công tác trao đổi về tiến độ thực hiện của mỗi bên, trao đổi về thông số kỹ thuật xe IGV, sơ đồ thiết kế, hướng tuyến, kết quả nghiên cứu, tính toán về vận hành, hiệu quả của Đề án; kết nối dữ liệu, hạ tầng, quản lý phương tiện, phần mềm điều khiển…
Đồng thời, ngày 14/11/2024, tỉnh Lạng Sơn và Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây đã tổ chức ký kết Bản ghi nhớ về Cơ chế gặp gỡ, trao đổi theo hình thức trực tuyến.
Nhận định của ông về quy trình XNK qua Cửa khẩu thông minh sẽ mang đến thuận lợi, khó khăn gì cho các bên tham gia, đặc biệt là cộng đồng DN và cơ quan Hải quan?
Triển khai xây dựng Cửa khẩu thông minh là phù hợp với định hướng chuyển đổi số của Chính phủ nhằm nâng cao năng lực, hiệu suất thông quan hàng hoá; công khai, minh bạch, giảm chi phí cho các DN, đảm bảo lưu thông hàng hóa, không đứt gẫy chuỗi cung ứng khi có thiên tai, dịch bệnh; góp phần nâng cao chất lượng hàng hóa, tăng thu NSNN. Cửa khẩu thông minh là việc thực hiện bổ sung phương thức giao nhận hàng hoá mới thông qua việc sử dụng công nghệ, phương tiện vận tải không người lái để vận chuyển hàng hoá XNK tự động trong một phạm vi nhất định, bên cạnh đó phương thức giao nhận hàng hóa truyền thống vẫn được duy trì hoạt động đồng thời. Các quy trình, nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng (Biên phòng, Hải quan, Kiểm dịch,) tại cửa khẩu cơ bản không bị ảnh hưởng (vẫn thực hiện bình thường tại các địa điểm tập kết kiểm tra hàng hoá XNK); các nội dung thí điểm đều đã có trong quy định của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, do đó không ảnh hưởng đến các quy định nội luật về quản lý hoạt động thông quan hàng hoá XNK.
Tuy nhiên, việc triển khai Đề án sẽ có những khó khăn, thách thức nhất định trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, nhất là việc quản lý, kiểm soát phương tiện, hàng hóa XNK bằng xe dẫn đường thông minh phải bảo đảm chặt chẽ, liên tục, thông suốt 24/7. Quá trình triển khai Đề án, UBND tỉnh Lạng Sơn sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, đơn vị để hoàn thiện các nội dung liên quan đến Đề án, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XNK hàng hóa, nâng cao hiệu suất thông quan, tiết giảm chi phí cho DN.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Hải quan đảm bảo an ninh, an toàn trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ
16:40 | 23/01/2025 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan tháng 1/2025
09:34 | 24/01/2025 Hải quan
Tạp chí Hải quan 35 năm góp sức xây dựng hình ảnh Hải quan Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại
13:59 | 23/01/2025 Hải quan
4 thị trường mục tiêu và tiềm năng của thủy sản Việt Nam năm 2025
10:16 | 24/01/2025 Kinh tế
Năm 2025, kỳ vọng kiều hối về TPHCM sẽ đạt trên 10 tỷ USD
21:13 | 23/01/2025 Kinh tế
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
4 thị trường mục tiêu và tiềm năng của thủy sản Việt Nam năm 2025
Chính sách của ông Trump có thể khiến các nhà sản xuất ôtô của Mỹ tụt hậu
Tổng thống Trump cảnh báo áp thuế đối với các doanh nghiệp không sản xuất tại Mỹ
75 năm quan hệ Việt Nam-LB Nga: Hướng tới tương lai hợp tác mạnh mẽ
Chương trình Chuyển động Hải quan tháng 1/2025
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics