Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
Bắt kịp sự phát triển công nghệ
Theo các chuyên gia, xã hội luôn không ngừng phát triển do nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Vì vậy, con người đã từng ngày từng giờ nỗ lực thay đổi cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất để đạt được hiệu quả tối đa.
Suốt tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, có rất nhiều sự kiện, dấu mốc nổi bật đánh dấu cho sự ra đời của những thời đại huy hoàng và đối với thế kỉ 21: “Sự thay đổi phương thức tư duy và phương pháp luận khoa học sẽ chắp cánh cho khoa học kỹ thuật phát triển mạnh thêm”. Với tiền đề là sự đổi mới về tư duy, phát triển về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và sự phát triển vượt trội về tư liệu sản xuất, việc chinh phục công nghệ đã trở nên khả thi hơn bao giờ hết.
Chuyển đổi số trong ngành Giáo dục giúp nâng cao chất lượng giảng dạy. |
Đứng trước quá trình phát triển đó của CNTT, tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã dành sự quan tâm cho chuyển đổi số, đặc biệt là chuyển đổi số trong hoạt động giáo dục và đào tạo.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó, giáo dục và đào tạo là một trong những lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số.
Ngày 25/1/2022 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 131/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”.
Để thực hiện mục tiêu của Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT, chuyển đổi số.
Nhận được sự quan tâm của toàn hệ thống chính trị, xã hội, chất lượng giáo dục nước ta ngày càng đi lên. Một số kết quả nổi bật có thể kể đến như việc hoàn thiện được hệ thống giáo dục quốc dân, chất lượng đào tạo được cải thiện, chương trình học được đổi mới… Đáng chú ý, đến nay Bộ GD&ĐT đã xây dựng được 100% cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục, đã kết nối và xác thực và định danh của hơn 24 triệu giáo viên và học sinh (đạt tỷ lệ gần 98%).
Tại hội nghị chuyên đề “Ứng dụng khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo trong giáo dục và đào tạo” diễn ra ngày 16/8/2024 do Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của Bộ GD&ĐT tổ chức, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn đã nhận định giáo dục là ngành được hưởng lợi rất nhiều từ công cuộc chuyển đổi số đặc biệt là trí tuệ nhân tạo. Thứ trưởng đồng thời khẳng định AI vừa là cơ hội, vừa là thách thức lớn, yêu cầu phải có cách tiếp cận phù hợp và trong lĩnh vực giáo dục cần gấp rút triển khai nếu không sẽ bị tụt hậu.
Có thể nói, Đảng và Chính phủ đã nhìn nhận đúng đắn tầm quan trọng của chuyển đổi số trong giáo dục, phù hợp với cách nhìn của thế giới và đưa ra những chỉ đạo quan trọng nhằm xúc tiến quá trình thực hiện từ đó đạt được nhiều thành tựu mang tính quyết định.
Tuy đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể nhưng những hạn chế còn tồn đọng đòi hỏi phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện chủ trương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn tiếp theo.
Cần hành lang pháp lý an toàn
Đề cập đến chính sách thể chế, pháp luật về chuyển đổi số trong hoạt động giáo dục và đào tạo là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên kết chặt chẽ với nhau và mang những đặc điểm chung với pháp luật về chuyển đổi số trong các lĩnh vực khác (ngân hàng, hành chính, giao dịch điện tử...) như tính linh hoạt nhằm thích ứng và điều chỉnh nhanh chóng với xu hướng số hóa; tính khả thi của quy định trong thực tiễn để có thể thực hiện được với đời sống xã hội; tính công bằng và minh bạch; tính chủ động phòng ngừa những rủi ro liên quan đến an ninh mạng và một số vấn đề khác đến môi trường số hóa... và đặc biệt nằm trong tổng thể thống nhất của kế hoạch chuyển đổi số quốc gia: Chính phủ số - Xã hội số.
Việc chuyển đổi số giáo dục cần hành lang pháp lý an toàn. |
Tuy nhiên, các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục cho rằng, pháp luật về chuyển đổi số trong hoạt động giáo dục và đào tạo cũng mang những đặc điểm riêng biệt như: pháp luật về chuyển đổi số trong hoạt động giáo dục và đào tạo gắn liền với pháp luật về ứng dụng khoa học công nghệ số; nền tảng công nghệ số và mang tính ứng dụng cao; mang tính toàn cầu hóa; chịu sự điều chỉnh pháp luật về giáo dục và đào tạo.
Do đó, các chuyên gia cho rằng, quá trình chuyển đổi số trong hoạt động giáo dục và đào tạo cần có một hành lang pháp lý an toàn, bảo đảm tạo ra môi trường giảng dạy, học tập và quản lý thuận lợi, đạt chất lượng hiệu quả cao và hạn chế những rủi ro phát sinh.
Mặc dù vậy, trong quá trình xây dựng pháp luật về chuyển đổi số trong hoạt động giáo dục và đào tạo cũng cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản xây dựng pháp luật như: nguyên tắc tuân theo hiến pháp và pháp luật trong xây dựng pháp luật (nguyên tắc pháp chế); nguyên tắc tôn trọng quy luật khách quan trong xây dựng pháp luật; nguyên tắc khoa học, kịp thời; nguyên tắc dân chủ, công khai trong xây dựng pháp luật; nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống, tính khả thi của các quy định pháp luật được xây dựng; nguyên tắc hài hòa hóa pháp luật trong xây dựng pháp luật và tình hình hội nhập và phát triển của đất nước.
Có thể nói, Việt Nam đã trải qua gần 40 năm công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và phát triển đã đạt được nhiều thành tự quan trọng đối với CNTT và kinh tế số. Trong đó, chuyển đổi số là một trong những lĩnh vực được chú trọng đầu tư nhiều nhất.
Năm 2021, đầu tư vào chuyển đổi số ở Việt Nam đã vượt 1,4 tỷ USD, gấp 30 lần so với năm 2017. Do đó, pháp luật phản ánh trực tiếp tình hình xã hội nên sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư cho quá trình chuyển đổi số trong giáo dục, từ đó yêu cầu phải có những thay đổi về chính sách, về pháp luật để phù hợp với tình hình thực tế.
Ngoài ra, chuyển đổi số còn yêu cầu một nguồn vốn khổng lồ để xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ, chuyển giao, phát triển những công nghệ mới nên việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài là vô cùng quan trọng. Việc hội nhập và phát triển có thành công hay không sẽ là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình xây dựng pháp luật.
Tài liệu tham khảo:
1. Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030", ban hành ngày 3/6/2020.
2. Quyết định số 131/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030"; được ban hành ngày 25/1/2022.
3. Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; được ban hành ngày 6/1/2022.
4. Nghị định số 13/2023/NĐ-CP của Chính phủ: Bảo vệ dữ liệu cá nhân; được ban hành ngày 17/04/2023.
5. Thông tư số 42/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Quy định về cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo; được ban hành 30/12/2021.
Tin liên quan
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Triển khai ngân hàng xanh – Xu hướng của tương lai
08:38 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Động lực từ xuất khẩu, đầu tư, công nghệ số... cho tăng trưởng kinh tế 2025
08:25 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ tiếp cận tài chính
08:12 | 16/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mỗi đối tượng lao động đều cần những chính sách hỗ trợ phù hợp
14:34 | 15/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan Móng Cái tiếp tục giữ vị trí quán quân chỉ số năng lực cạnh tranh
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
Hơn 2 năm lần theo đường dây ma túy “khủng”
Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu nỗ lực để sẵn sàng triển khai hiệu quả mô hình tổ chức mới
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics