Cửa khẩu thông minh - “chìa khóa” để Lạng Sơn cất cánh
Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị. Ảnh: Bùi NỤ |
Hiện thực hóa mục tiêu đề ra
Những năm gần đây, Lạng Sơn nổi lên như một trung tâm trung chuyển hàng hóa lớn nhất trên tuyến biên giới đường bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, là con đường quan trọng để xuất khẩu (XK) hàng nông sản của Việt Nam cũng như nhập khẩu (NK) hàng hóa từ Trung Quốc, đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy giao lưu kinh tế thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN và ngược lại.
Trong đó, là một điểm quan trọng trong tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh-Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng theo thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao 2 nước Việt Nam-Trung Quốc về chủ trương xây dựng “hai hành lang, một vành đai kinh tế”, cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong mối quan hệ giữa Trung Quốc, Việt Nam với các nước ASEAN và ngược lại.
Trung Quốc cũng đặc biệt coi trọng cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị-Hữu Nghị Quan, coi đây là cặp cửa khẩu quốc tế số một, là cửa ngõ nối Trung Quốc với Việt Nam và ASEAN. Đây là thuận lợi, cơ hội cũng như tiềm năng phát triển rất lớn trong hoạt động kết nối văn hóa, du lịch và thương mại giữa hai tỉnh-khu, Lạng Sơn (Việt Nam) và Quảng Tây (Trung Quốc).
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn, đến nay, trải qua hơn 30 năm xây dựng và tiến hành các chương trình tập trung phát triển kinh tế cửa khẩu, cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị không ngừng được đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu giao lưu văn hoá, du lịch cũng như thông thương hàng hoá của nhân dân 2 nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của Lạng Sơn nói riêng và cả nước nói chung.
Đặc biệt, hơn 1 năm qua, tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị xuất hiện một “dấu mốc” đặc biệt mới: Cây đa Việt Nam (được đặt tên “Cây đa Hữu Nghị”) do cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba trồng nhân chuyến công tác tại tỉnh Lạng Sơn (tháng 8/2023).
Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị cũng chính là nơi đầu tiên tại Việt Nam được lãnh đạo 2 nước chọn để thí điểm xây dựng Đề án. Mô hình Cửa khẩu thông minh dựa trên cơ sở ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại vào quá trình giao, nhận hàng hóa XNK để nâng cao năng lực, hiệu suất thông quan tại các cửa khẩu đường bộ, đáp ứng nhu cầu giao thương ngày càng tăng của 2 nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước ASEAN. Đây cũng là điều mà nhiều doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực XNK mong muốn.
Để hiện thực mục tiêu mà lãnh đạo 2 nước hướng tới, ngày 17/8, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 865/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh tại đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119-1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2-1089 thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc).
Đây là điều kiện quan trọng để thúc đẩy kinh tế biên mậu giữa 2 nước Việt Nam - Trung Quốc, tăng cường thông quan hàng hóa, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như thắt chặt mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa 2 quốc gia.
Hứa hẹn sự đột phá
Sau 3 tháng Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phóng viên Tạp chí Hải quan có mặt tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị- nơi được chọn thực hiện Đề án để ghi nhận tình hình triển khai thực hiện.
Thời điểm này, các đơn vị thi công đang tấp nập triển khai các hạng mục như mở rộng tuyến đường vận chuyển hàng hóa chuyên dụng lên 8 làn.
Cũng tại tuyến đường chuyên dụng này, tỉnh Lạng Sơn đang nghiên cứu phương án đầu tư 14 làn xe ngay trong giai đoạn 1 để bảo đảm việc kết nối đồng bộ hạ tầng với Quảng Tây, Trung Quốc; xây dựng phương án, cơ chế thu hút đầu tư nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư hạ tầng bến bãi, trang thiết bị phục vụ Đề án; tổ chức lễ ký kết trực tuyến Bản ghi nhớ về cơ chế gặp gỡ, trao đổi cùng xây dựng thí điểm Cửa khẩu thông minh với Quảng Tây (Trung Quốc)…
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu khẳng định, việc triển khai Đề án không chỉ phù hợp với chủ trương và định hướng của Chính phủ mà còn đáp ứng mục tiêu chương trình chuyển đổi số quốc gia và chiến lược phát triển của tỉnh.
Đề án hứa hẹn mang lại sự đột phá trong hoạt động thông quan hàng hóa, giúp quá trình giao dịch giữa 2 bên diễn ra nhanh chóng, liền mạch, không tiếp xúc và không gián đoạn. Đặc biệt, tình trạng ùn tắc hàng hóa trong các thời điểm cao điểm đã được giải quyết hiệu quả, đồng thời giảm thiểu chi phí cho DN và thương nhân. Hơn thế, Cửa khẩu thông minh sẽ góp phần gia tăng năng lực và hiệu suất thông quan, tạo lợi thế cạnh tranh cho tỉnh Lạng Sơn, qua đó thu hút thêm nhiều DN hoạt động trong lĩnh vực XNK, khẳng định vị thế chiến lược của tỉnh trong nền kinh tế biên mậu.
Theo các chuyên gia kinh tế, hoạt động giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc đang phát triển tích cực. Theo đó, việc nghiên cứu và phát triển các mô hình giao nhận mới như Cửa khẩu thông minh, sử dụng khoa học và công nghệ hiện đại là cần thiết để nâng cao năng lực và hiệu suất thông quan hàng hóa, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng mạnh và thúc đẩy thương mại hàng hóa xuyên biên giới Việt - Trung tiếp tục phát triển. Các chuyên gia cũng nhận định rằng việc xây dựng Cửa khẩu thông minh sẽ giảm chi phí cho DN và thương nhân, đồng thời giúp giải quyết vấn đề ùn tắc hàng hóa XNK, đặc biệt trong thời gian cao điểm.
Với sự quyết tâm của cả 2 phía, Đề án được kỳ vọng là bước đột phá, đưa Lạng Sơn trở thành trung tâm kinh tế cửa khẩu hiện đại, thúc đẩy giao thương và hội nhập khu vực.
Ông Nguyễn Anh Tài, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn: Cần đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nguồn nhân lực đồng bộ Triển khai Đề án thí điểm Cửa khẩu thông minh, Cục Hải quan Lạng Sơn đã chủ động và tích cực phối hợp với các sở, ban ngành của tỉnh Lạng Sơn và các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan nghiên cứu, tham gia ý kiến, đề xuất các vấn đề lý luận và thực tiễn. Đặc biệt là các nội dung liên quan đến công tác quản lý nhà nước về hải quan đối với Cửa khẩu thông minh, trong đó có tính đặc thù của địa bàn và công tác quản lý. Tuy nhiên, đây là mô hình giao nhận hàng hóa hiện đại nên việc xây dựng và triển khai cần phải giải quyết bài toán đạt 2 mục tiêu vừa tạo thuận lợi thương mại vừa phải đảm bảo công tác quản lý nhà nước phù hợp với pháp luật quốc tế và nội luật của Việt Nam. Ngoài ra, để đảm bảo công tác quản lý nhà nước về hải quan khi triển khai Đề án, việc các cấp, ngành và tỉnh Lạng Sơn quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nguồn nhân lực đồng bộ là vô cùng cần thiết. Cụ thể, cần quy hoạch, đầu tư mở rộng các kho, bãi, tuyến đường vận chuyển, đầu tư trang bị máy móc như máy soi container, máy soi hành lý, camera giám sát, seal định vị điện tử, hệ thống cân ô tô cố định và di động, máy đo và máy phát hiện, cảnh báo phóng xạ... Tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực cho CBCC trực tiếp tham gia quy trình của Cửa khẩu thông minh. Bà Hoàng Thị Lê, đại diện Công ty TNHH Thương mại XNK Blue Sky: Kỳ vọng là “cú hích” để cộng đồng DN tăng sức cạnh tranh Chúng tôi rất ủng hộ chủ trương xây dựng và thí điểm Đề án của Chính phủ 2 nước Việt Nam – Trung Quốc, sự tích cực của các bộ, ngành và tỉnh Lạng Sơn trong triển khai thực hiện lộ trình xây dựng. Cộng đồng DN XNK chúng tôi hiểu được rằng, Cửa khẩu thông minh là mô hình vận chuyển không người lái và được vận hành 24/24 giờ. Với những DN chuyên đăng ký XNK mặt hàng nông sản, trái cây tươi sẽ là một thuận lợi rất lớn vì hàng hóa sẽ được thông quan nhanh, tránh hư hỏng và tiết kiệm được nhiều chi phí, thời gian trong quá trình giao nhận hàng hóa giữa các bên. Tất cả những thuận lợi đó sẽ là “cú hích” để cộng đồng DN tăng sức cạnh tranh và phát triển hơn nữa. H.Nụ (ghi) |
Tin liên quan
Hải quan đảm bảo an ninh, an toàn trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ
16:40 | 23/01/2025 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan tháng 1/2025
09:34 | 24/01/2025 Hải quan
Tạp chí Hải quan 35 năm góp sức xây dựng hình ảnh Hải quan Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại
13:59 | 23/01/2025 Hải quan
4 thị trường mục tiêu và tiềm năng của thủy sản Việt Nam năm 2025
10:16 | 24/01/2025 Kinh tế
Năm 2025, kỳ vọng kiều hối về TPHCM sẽ đạt trên 10 tỷ USD
21:13 | 23/01/2025 Kinh tế
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
4 thị trường mục tiêu và tiềm năng của thủy sản Việt Nam năm 2025
Chính sách của ông Trump có thể khiến các nhà sản xuất ôtô của Mỹ tụt hậu
Tổng thống Trump cảnh báo áp thuế đối với các doanh nghiệp không sản xuất tại Mỹ
75 năm quan hệ Việt Nam-LB Nga: Hướng tới tương lai hợp tác mạnh mẽ
Chương trình Chuyển động Hải quan tháng 1/2025
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics