Facebook Twitter youtube Tiktok

Nội địa hóa công nghiệp ô tô: Bước phát triển thần tốc từ nội lực

(HQ Online) - Hàng chục năm hưởng nhiều ưu đãi đầu tư, các doanh nghiệp FDI đã không thực hiện được cam kết về mức tỉ lệ nội địa hóa (NĐH) trong sản xuất ô tô. Tưởng chừng Việt Nam sẽ không có ngành công nghiệp sản xuất ô tô, lệ thuộc vào nhập khẩu và dừng ở lắp ráp. Tuy nhiên chỉ trong thời gian ngắn, với nội lực, quyết tâm và bản lĩnh của mình, các doanh nghiệp trong nước đã bước đầu khẳng định vai trò, vị trí trên thị trường ô tô, có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất.
Ngành công nghiệp ô tô không chùn bước trước nhiều thách thức Nâng cao vai trò từ địa phương trong phát triển công nghiệp hỗ trợ Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam với giấc mơ bước chân ra thế giới
Các doanh nghiệp trong nước đã bước đầu khẳng định vai trò, vị trí trên thị trường ô tô, có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất.	 Ảnh: H.P
Các doanh nghiệp trong nước đã bước đầu khẳng định vai trò, vị trí trên thị trường ô tô, có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất. Ảnh: H.P

Phát triển thần tốc

Từ những năm 2000, trong Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô, Chính phủ đã có nhiều ưu đãi để khuyến khích phát triển sản xuất phụ tùng, linh kiện ô tô tại Việt Nam, đặc biệt các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với nhiều ưu đãi về đầu tư, thuế… Song, sau một thời gian dài hơn 20 năm phát triển, kết quả đã không đạt được như mong muốn. Báo cáo từ Bộ Công Thương cho biết: giai đoạn từ 2014-2021, tỉ lệ NĐH xe 9 chỗ mới đạt mức trung bình 12-20% (thấp hơn nhiều so với mục tiêu 30-40% vào năm 2020).

Đáng mừng là 3 năm trở lại gần đây, ngành công nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam, với sự vươn lên dẫn dắt của các doanh nghiệp trong nước như Công ty CP ô tô Trường Hải (Thaco), Tập đoàn Thành Công (TC Motor), VinFast… đã có sự phát triển nhanh, đầy ấn tượng.

Trong nhiều năm liền Top 3 sản phẩm bán chạy nhất thị trường ô tô Việt Nam luôn có tên các sản phẩm mà Thaco và TC Motor sản xuất và phân phối. Các doanh nghiệp này cũng nhanh chóng vươn lên chiếm lĩnh thị phần, đứng vị trí dẫn đầu.

Không chỉ tiêu thụ trong nước, năm 2020, Thaco đã "lội ngược dòng” XK những chiếc xe du lịch Kia Grand Carnival sang Thái Lan, trung tâm sản xuất ô tô lớn nhất Đông Nam Á (đơn hàng gần 600 xe). Năm 2023, Thaco XK hơn 2.400 xe (đạt doanh thu hơn 10 triệu USD).

Năm 2024, TC Motor cũng đã XK sang Thái Lan mẫu Palisade (sản xuất tại Ninh Bình) đạt tỷ lệ Regional Value Content - hàm lượng giá trị khu vực (RVC) trên 40%, đủ điều kiện hưởng các ưu đãi thuế quan từ Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN (AFTA).

Đặc biệt là sự phát triển của VinFast với mốc lịch sử năm 2022 xuất khẩu lô gồm 999 chiếc xe điện sang Mỹ, một trong những thị trường khó tính nhất thế giới. Và mốc năm 2024 (sau 5 năm hoạt động), vượt qua tất cả các thương hiệu xe quốc tế, trở thành hãng xe bán chạy nhất thị trường Việt Nam với 9.300 xe trong tháng 9. Tính chung 9 tháng, VinFast đã bàn giao 44.260 ô tô điện, tăng trưởng 108% so với cùng kỳ. Riêng trong quý 3, VinFast đã giao 21.912 xe, tăng 66% so với quý 2 và 116% so với cùng kỳ năm ngoái. Ước tính năm 2024, VinFast sẽ giao 80.000 xe, con số kỷ lục chưa một hãng xe nào đạt được.

Tự lực

Có thể nói sự xuất hiện và vươn lên nhanh chóng của các doanh nghiệp Việt như Thaco, TC Motor hay VinFast đã làm thay đổi ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Các doanh nghiệp đã nhanh chóng khẳng định vai trò, vị trị đối với thị trường ô tô trong nước và đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất.

"Tự lực" là giải pháp của Thaco, doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô đầu tiên của Việt Nam lựa chọn để phát triển. Dựa trên nguồn lực và kinh nghiệm đã tích lũy của khối cơ khí và công nghiệp hỗ trợ, cùng với xu hướng dịch chuyển đầu tư chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh hội nhập, Thaco đã tái cấu trúc và thành lập Tổng công ty Cơ khí và Công nghiệp hỗ trợ - Thaco Industries gồm tổ hợp 19 nhà máy sản xuất cơ khí và linh kiện phụ tùng, Trung tâm R&D và Trung tâm Thử nghiệm tại Chu Lai.

Nhờ đó, Thaco đã chủ động nhiều loại linh kiện, phụ tùng ô tô, như ghế ô tô, linh kiện nội thất, kính, dây điện, nhíp; sản xuất khuôn, máy lạnh xe du lịch, máy lạnh xe tải, bus; linh kiện nhựa; thân vỏ ô tô, sơ mi rơ moóc, cản xe, dây, áo ghế, khung xương ghế, linh kiện cơ khí, linh kiện nhựa – composite và nhóm các thiết bị công nghiệp khác.

Không chỉ “tự lo cho mình”, Thaco cung ứng linh kiện OEM cho nhiều hãng ô tô, xe máy tại Việt Nam như: Hyundai, Toyota, Isuzu, Piaggio và các doanh nghiệp FDI như: General Electric, Doosan Vina, Makitech, Amann và xuất khẩu đi các thị trường trọng điểm như: Mỹ, Australia, Anh, Italy, Nga, Canada, Thụy Điển, Phần Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản… doanh thu đạt 160 triệu USD, với mục tiêu đạt 1 tỷ USD vào năm 2025.

Hiện, tập đoàn này là đơn vị sản xuất linh kiện, phụ tùng lớn nhất Việt Nam với gần 20 trung tâm, nhà máy cơ khí chế tạo trong trung tâm công nghiệp riêng ở Quảng Nam.

Ông Lê Ngọc Anh, Giám đốc Nhà máy VinFast Việt Nam cho biết: ngay từ khi thành lập, thương hiệu Việt này đã xác định không đi theo con đường lắp ráp thông thường mà trở thành một nhà sản xuất ô tô thực thụ. Bởi chỉ có như vậy mới có thể thúc đẩy mạnh mẽ được sự phát triển của các doanh nghiệp phụ trợ trong nước, đồng thời giảm phụ thuộc vào nhập khẩu linh kiện.

Kết quả, trong chuyến thăm nhà máy của VinFast mới đây, các chuyên gia và giới truyền thông trong nước đã chứng kiến quá trình sản xuất các bộ phận và phụ tùng cho các mẫu xe điện đang bày bán trên thị trường. Tại đây có rất nhiều chi tiết quan trọng cấu thành nên chiếc ô tô điện, từ thân vỏ đến động cơ, đang được sản xuất.

Theo hướng “tự lực” đầu tư và sở hữu các nhà máy dập, hàn, lắp ráp và sản xuất động cơ, với dây chuyền công nghệ được nhập từ nhiều tên tuổi lớn từ Đức, Áo, Hàn Quốc…, rất nhanh chóng tỉ lệ NĐH của xe điện VinFast đã đạt hơn 60%, bao gồm các chi tiết quan trọng như thân vỏ, động cơ, trần xe, giảm xóc.

Ông Lê Ngọc Anh cũng “tiết lộ”: VinFast cũng xây dựng một lộ trình rõ ràng nhằm nâng tỉ lệ nội địa hóa từ hơn 60% hiện nay lên 84% vào năm 2026 thông qua việc sản xuất và cung ứng trong nước thêm các chi tiết như: Ghế xe, dây điện, đèn xe, vành xe, hệ thống phanh - lái, các linh kiện nội thất và ngoại thất, kính gương… Và đặc biệt khi VinFast sản xuất được pin điện (cell pin), một trong những linh kiện có giá trị cao nhất trong xe điện (hiện VinFast mới chỉ đóng gói pin tại hai nhà máy tại Hải Phòng và Hà Tĩnh, các cell pin vẫn nhập khẩu từ các nhà sản xuất khác ở nước ngoài).

Hiện bộ pin có giá trị khá cao trong xe điện. Ví dụ chiếc VinFast VF 3 có giá 240 triệu đồng thuê pin, 322 triệu đồng mua pin, tức giá pin khoảng 80 triệu đồng, tương đương 25% giá xe. Chưa kể các chi phí bán hàng và các loại thuế, như vậy khối pin có giá trị khoảng 30% trong giá thành một mẫu xe điện VF 3. Nếu có thể tự chủ nguồn pin, tỷ lệ NĐH sẽ tăng mạnh.

Không đi một mình

Việt Nam đã có nhiều thay đổi cả về quy mô dân số, tăng trưởng kinh tế và chất lượng tăng trưởng. Do đó, quy mô, sản phẩm và thị trường tiêu thụ ô tô trong nước cũng đã thay đổi so trước đây. Giai đoạn “ô tô hoá” đang tăng nhanh trên diện rộng và dự báo xu hướng tăng vẫn tiếp diễn trong thời gian tới, sẽ là động lực góp phần thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô hoạt động mạnh mẽ hơn.

Ngoài tiềm năng thị trường trong tương lai, một lợi thế khác của Việt Nam để phát triển chuỗi cung ứng trong nước là sở hữu các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp nội địa đang có doanh số bán hàng đứng đầu như Thaco, VinFast, TC Motor... Các doanh nghiệp này sẽ có nhiều động lực để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ hơn so với các hãng ngoại vốn đã có hệ sinh thái hoàn chỉnh từ trước khi đầu tư vào Việt Nam.

Đặc biệt những “ông lớn” này sẽ tạo ra lực kéo dẫn dắt các nhà cung cấp thuần Việt.

Ra đời năm 2007, Công ty CP Ứng dụng Công nghệ và CNC Việt Nam (CNC VINA) tập trung vào máy công nghiệp, cơ khí tự động, cung cấp một số thiết bị gián tiếp trong nhà máy sản xuất của Honda, Toyota Việt Nam. Nhưng thời gian dài, linh kiện, phụ tùng của CNC VINA không "chen chân" được vào chuỗi lắp ráp một chiếc ô tô.

Năm 2017, CNC VINA mới có cơ hội trở thành nhà cung cấp thiết bị gián tiếp VinFast, hãng xe thuần Việt đầu tiên. Và 5 năm sau, công ty được giao chế tạo và cung cấp càng, một bộ phận trong hệ thống treo, sau đó là gia công thêm vỏ pin và môtơ điện khi VinFast chuyển từ xe xăng sang điện.

Có thể nói cơ hội có thể chen chân vào được chuỗi cung ứng của ngành lắp ráp ô tô như CNC Vina của các doanh nghiệp Việt Nam rộng mở hơn rất nhiều nhờ doanh nghiệp dẫn đầu như VinFast, Thaco, TC Motor…

Theo như đại diện VinFast thì hãng sẽ phối hợp với đối tác có sẵn, hợp tác chuyển giao công nghệ và kêu gọi đầu tư. Theo đó hãng sẽ tận dụng mạng lưới doanh nghiệp phụ trợ sẵn có để tối ưu hóa nguồn cung trong nước, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu.

VinFast cũng sẽ làm việc với các công ty có chuyên môn về thiết kế, sản xuất các linh kiện phức tạp, và đòi hỏi chất xám, công nghệ hàng đầu thế giới để hợp tác chuyển giao công nghệ cho các công ty đối tác hiện tại của VinFast tại Việt Nam. Hãng cũng đảm bảo bao tiêu đầu ra cho các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi cung ứng của mình. Hiện nay, tại tổ hợp nhà máy của VinFast dành ra hơn 30% diện tích trong khuôn viên để phát triển khu công nghiệp phụ trợ.

Có thể nhìn nhận công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô đã có sự chuyển dịch theo hướng gia tăng dần tỉ trọng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất trang thiết bị, linh kiện, phụ tùng và giảm dần tỉ trọng doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực lắp ráp, sản xuất thân và thùng xe ô tô.

Tuy nhiên, theo nhận định của Bộ Công Thương, số lượng nhà sản xuất, cung ứng trong nước cho ngành công nghiệp ô tô còn khá khiêm tốn. Các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng mới sản xuất, gia công chưa được 300 chi tiết (so với khoảng 30.000 chi tiết linh kiện cấu thành 1 chiếc xe). Bên cạnh đó, hàm lượng công nghệ và giá trị các chi tiết linh kiện, phụ tùng này cũng chưa cao khi mới chỉ là những linh kiện cồng kềnh, cần nhiều nhân công. Những chi tiết quan trọng về động cơ, hệ truyền động, hộp số, hệ thống an toàn, hệ thống điện tử trên xe, đặc biệt là chip bán dẫn, doanh nghiệp nội địa chưa sản xuất được và phải phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu.

Vì vậy ngoài sự nỗ lực của các doanh nghiệp, ý kiến của nhiều chuyên gia cho rằng cần sớm có giải pháp, chính sách hỗ trợ ngành sản xuất, lắp ráp ô tô, công nghiệp cơ khí và công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô trong nước phát triển.

Bên cạnh đó, ngành công nghiệp ô tô cũng cần những chính sách đủ mạnh để giải quyết các vấn đề như chi phí đầu tư lớn trong khi sản lượng nhỏ và chưa có công nghiệp vật liệu chất lượng cao… để nhanh chóng thu hẹp khoảng cách chi phí, mở rộng được mạng lưới linh kiện nội địa, thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ trong tương lai.

Bà Phạm Chi Lan- Chuyên gia kinh tế:

Nội địa hóa công nghiệp ô tô: Bước phát triển thần tốc từ nội lực

Năm 1995, có 11 hãng ô tô trên thế giới vào Việt Nam để đầu tư phát triển sản xuất ô tô. Lúc đó chúng ta có một niềm tin, một mong muốn rất lớn các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam ban đầu chỉ lắp ráp, nhưng từ nền tảng đó, ngành công nghiệp phụ trợ sẽ phát triển, tỷ lệ NĐH sẽ tăng lên, người lao động Việt Nam làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài sẽ học hỏi được về kỹ năng lao động, kỹ năng quản lý, có sự chuyển giao công nghệ để ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hình thành.

Các doanh nghiệp FDI đều có các cam kết tạo việc; tỉ lệ NĐH (phần lớn cam kết khoảng 30% sau 10-15 năm); chuyển giao công nghệ; xuất khẩu… Trên cơ sở những cam kết đó, Chính phủ Việt Nam đã cung cấp những ưu đãi rất lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên vào Việt Nam làm ô tô, và coi như đấy là một trong những cú huých đầu tiên để đặt nền móng cho quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam.

Nhưng trên thực tế phần lớn các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam dùng các doanh nghiệp phụ trợ do họ mang từ bên ngoài vào Việt Nam, và được hưởng ưu đãi như họ. Với ưu đãi như vậy, thì các ngành phụ trợ ở Việt Nam không thể có cơ hội phát triển được khi chúng ta vẫn chịu mức thuế cao hơn.

Năm 2018 khi thấy Vingroup quyết định làm ô tô, tôi thực sự lo ngại vì sự cạnh tranh quá lớn, không chỉ đến từ các nước tiến tiến, công nghiệp hóa cao trên thế giới mà cả nguồn cạnh tranh đến trực tiếp từ ASEAN, những nơi rất gần Việt Nam.

Nhưng được đi thăm nhà máy giai đoạn đầu (năm 2019), rồi theo dõi mấy năm nay, đặc biệt là năm 2024, khi VinFast dẫn đầu về thị phần ô tô tại Việt Nam, tôi có niềm tin hơn nhiều. Được thấy tận mắt rất nhiều bộ phận quan trọng của ô tô được sản xuất ngay tại Hải Phòng; các thiết bị để sản xuất linh kiện đến từ các nước có nền công nghiệp tiên tiến nhất, hiện đại nhất thì thấy tỷ lệ hơn 60% NĐH của VinFast thực sự thuyết phục. Mục tiêu 2 năm nữa, 2026, VinFast sẽ đạt tỷ lệ NĐH 84%, tôi tin sẽ làm được.

GS-TS Lê Anh Tuấn - Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Bách khoa Hà Nội:

Nội địa hóa công nghiệp ô tô: Bước phát triển thần tốc từ nội lực

Tôi rất ấn tượng về sự chuyên nghiệp, công nghệ quy trình sản xuất tinh gọn, bài bản của một số doanh nghiệp Việt Nam như VinFast. Đặc biệt với công nghiệp ô tô, những phân xưởng nhà máy được đánh giá quan trọng như: dập khuôn, động cơ điện, pin...

Các doanh nghiệp đã đi thẳng vào những chi tiết quan trọng để làm chủ, không chỉ sản xuất mà còn xây dựng chuỗi cung ứng nội địa. Sự có mặt càng ngày nhiều nhà cung cấp trong và ngoài nước cho thấy lộ trình NĐH là bước tiến chiến lược cho ngành ô tô Việt Nam. Nên tôi kỳ vọng sự tiên phong của các doanh nghiệp trong nước tạo ra hệ sinh thái công nghiệp ô tô với tỉ lệ DN nội địa cao.

Những doanh nghiệp Việt Nam như Thaco, VinFast đi đầu nhưng dẫn đàn chứ không đi một mình, đã giúp Việt Nam bước nhanh, thậm chí bỏ qua một số giai đoạn tuần tự. Đây là điều phù hợp trong bối cảnh Việt Nam đang quyết tâm đổi mới mô hình tăng trưởng, dựa vào KHCN, đổi mới sáng tạo, và xanh hóa, phát triển bền vững.

Các DN đi đầu trong ngành công nghiệp chế tạo phải theo hướng giúp Việt Nam tăng trưởng nhanh, tăng cường năng lực công nghệ, tăng cường tiềm lực, giúp nước ta đi nhanh hơn vào cuộc cách mạng lần thứ 4.

Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch của công ty CNC VINA:

Nội địa hóa công nghiệp ô tô: Bước phát triển thần tốc từ nội lực

Từ năm 2017, khi qui mô còn nhỏ, CNC VINA đã tham gia cùng VinFast trong một số công đoạn trong sản xuất xe máy ô tô, sản xuất động cơ giai đầu đầu… Trong quá trình đó CNC học được nhiều thứ, vì đối tác của chúng tôi đã có tốc độ và cách phát triển nhanh, đòi hỏi cao, buộc mình cũng phải nỗ lực thích ứng để cùng đồng hành.

Đồng hành và tiếp cận tư duy lớn, sau 8 năm CNC VINA đã tăng trưởng gấp 12 lần; quy mô tài sản hiện là 500 triệu USD so với trước là 30 triệu USD.

Giai đoạn tới chúng tôi xác định sẽ là cơ hội lớn, khi đối tác của chúng tôi có sản lượng ngày một tăng, các doanh nghiệp nằm trong chuỗi cung ứng của Việt Nam có nhiều cơ hội đồng hành cùng mang sản phẩm ra khắp thế giới.

Ông Lê Ngọc Anh - Giám đốc nhà máy VinFast Việt Nam:

Nội địa hóa công nghiệp ô tô: Bước phát triển thần tốc từ nội lực

Để nâng cao tỉ lệ NĐH ô tô, VinFast sẽ đi theo 3 chiến lược chính

Đầu tiên là hợp tác cùng các đối tác hiện có, bao gồm cả các doanh nghiệp Việt Nam có kinh nghiệm trong sản xuất phụ tùng, linh kiện, logistics, lắp ráp, gia công, cùng các đối tác FDI đang hoạt động trong ngành công nghiệp phụ trợ và sản xuất linh kiện. Thứ hai, VinFast sẽ tiến hành hợp tác chuyển giao công nghệ bằng cách cộng tác với những công ty hàng đầu thế giới chuyên về thiết kế, sản xuất các bộ phận phức tạp và công nghệ cao, nhằm chuyển giao công nghệ cho các công ty đối tác hiện tại của VinFast tại Việt Nam. Thứ ba, thúc đẩy các khoản đầu tư FDI mới, tạo môi trường thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài thiết lập nhà máy và cơ sở sản xuất phụ tùng tại khu tổ hợp nhà máy VinFast.

Nguyễn Hà (ghi)

Nguyễn Hà

Tin liên quan

New Peugeot 2008: Thêm lựa chọn cho phân khúc SUV đô thị

New Peugeot 2008: Thêm lựa chọn cho phân khúc SUV đô thị

(HQ Online) - THACO AUTO vừa chính thức ra mắt New Peugeot 2008 – mẫu SUV mang nhận diện thương hiệu mới của Peugeot, kết hợp giữa thiết kế hiện đại, công nghệ tiên tiến và hệ thống an toàn vượt trội.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng dừng hoàn toàn dịch vụ taxi bằng xe Vinfast VF 8

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng dừng hoàn toàn dịch vụ taxi bằng xe Vinfast VF 8

(HQ Online) - Ngày 19/12/2024, nhà sáng lập GSM - tỷ phú Phạm Nhật Vượng công bố dừng hoàn toàn dịch vụ taxi Xanh SM Luxury bằng xe VinFast VF 8 nhằm đảm bảo chuẩn định vị VF 8 là dòng xe cao cấp, sang trọng dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
MINI Countryman hoàn toàn mới ra mắt tại Việt Nam

MINI Countryman hoàn toàn mới ra mắt tại Việt Nam

(HQ Online) - Thaco Auto và MINI đã chính thức giới thiệu ra thị trường Việt Nam thế hệ mới nhất của MINI Countryman. Mẫu xe được cách tân toàn diện về thiết kế tối giản đặc trưng, công nghệ kỹ thuật số, chất liệu, động cơ vận hành, cũng như và những tinh chỉnh riêng tạo ra mạnh mẽ, tự do của xe. Tại Việt Nam xe có 2 phiên bản MINI Countryman C và MINI Countryman S ALL4 với mức giá chưa được tiết lộ.
Tháng 4 chỉ số giá vàng tăng 10,54%

Tháng 4 chỉ số giá vàng tăng 10,54%

Theo Cục Thống kê, tháng 4/2025, giá vàng trong nước biến động cùng chiều với giá vàng thế giới.
Tháng 4 giá USD trong nước biến động ngược chiều với giá thế giới

Tháng 4 giá USD trong nước biến động ngược chiều với giá thế giới

Trong nước chỉ số giá USD tháng 4/2025 tăng 0,97% so với tháng trước; tăng 3,17% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 4 tháng đầu năm 2025 chỉ số giá USD tăng 3,52%.
Giá biệt thự, liền kề trên thị trường sơ cấp giảm theo quý nhưng tăng mạnh theo năm

Giá biệt thự, liền kề trên thị trường sơ cấp giảm theo quý nhưng tăng mạnh theo năm

Từ đầu năm đến nay, tại thị trường Hà Nội, phân khúc biệt thự/nhà liền kề ghi nhận tín hiệu tích cực, được hỗ trợ bởi hạ tầng phát triển, thúc đẩy mở rộng ra ngoại thành và các tỉnh lân cận.
Thị trường khách sạn hoạt động tốt nhờ nguồn cầu mạnh mẽ từ du khách nước ngoài

Thị trường khách sạn hoạt động tốt nhờ nguồn cầu mạnh mẽ từ du khách nước ngoài

Trong những tháng đầu năm 2025, phân khúc khách sạn ghi nhận tăng trưởng tốt nhờ lượng du khách nước ngoài đến Việt Nam tăng trưởng mạnh.
WB: Giá vàng có khả năng lập kỷ lục mới

WB: Giá vàng có khả năng lập kỷ lục mới

WB nhận định, giá vàng trung bình trong năm 2025 và 2026 sẽ cao hơn 150% so với mức trung bình trong 5 năm trước đại dịch Covid-19.
Xây dựng thương hiệu quốc gia để xuất khẩu tôm sang EU

Xây dựng thương hiệu quốc gia để xuất khẩu tôm sang EU

Tôm Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU tăng trưởng ổn định về lượng, giá và phân khúc sản phẩm. Doanh nghiệp Việt với chiến lược bài bản có thể coi đây là cơ hội đa dạng thị trường trước chính sách thuế quan từ Mỹ.
Việt Nam đứng vị trí nào trong chiến lược mới của doanh nghiệp Đức?

Việt Nam đứng vị trí nào trong chiến lược mới của doanh nghiệp Đức?

Bất chấp những gián đoạn toàn cầu, 54% doanh nghiệp Đức tại Việt Nam vẫn tin tưởng tình hình kinh doanh sẽ khởi sắc trong năm tới, theo khảo sát Triển vọng kinh doanh thế giới AHK - Mùa Xuân 2025. Kỳ vọng này cho thấy sức hấp dẫn bền vững của Việt Nam, ngay cả khi môi trường quốc tế đang ngày càng bất ổn.
Giá căn hộ tại Hà Nội diễn biến trái chiều

Giá căn hộ tại Hà Nội diễn biến trái chiều

Trong quý 1/2025, thị trường căn hộ chung cư Hà Nội ghi nhận sự chênh lệch đáng kể về giá bán căn hộ sơ cấp từ chủ đầu tư và căn hộ thứ cấp trên thị trường.
Hơn 10.000 nhà mua hàng, đại lý tìm nguồn cung và nhà bán lẻ tại Việt Nam

Hơn 10.000 nhà mua hàng, đại lý tìm nguồn cung và nhà bán lẻ tại Việt Nam

30.000 mặt hàng xuất khẩu đạt chuẩn được giới thiệu tại Triển lãm Quốc tế về Nguồn cung ứng toàn cầu (Global Sourcing Fair Vietnam 2025), dự kiến đón hơn 10.000 nhà mua hàng, đại lý tìm nguồn cung và nhà bán lẻ đến từ các thị trường trọng điểm.
Thị trường trong nước –“phao cứu sinh” khi xuất khẩu gặp khó

Thị trường trong nước –“phao cứu sinh” khi xuất khẩu gặp khó

Thị trường trong nước đóng vai trò vô cùng quan trọng, vừa là trụ cột ổn định tăng trưởng vừa là "phao cứu sinh" cho các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt khi thị trường xuất khẩu gặp khó khăn.
Giá rao bán chung cư tại TP.HCM tiếp tục đà tăng

Giá rao bán chung cư tại TP.HCM tiếp tục đà tăng

Theo dữ liệu của đơn vị nghiên cứu thị trường Batdongsan.com.vn, nhu cầu căn hộ chung cư tại TP.HCM đang gia tăng và phân khúc này vẫn tiếp tục xu hướng tăng giá.
TP.HCM: Giao dịch bất động sản giảm 46% theo quý

TP.HCM: Giao dịch bất động sản giảm 46% theo quý

Do yếu tố mùa vụ và sụt giảm nguồn cung vừa túi tiền, lượng giao dịch bất động sản trong quý đầu năm tại TP.HCM giảm 46% theo quý, xuống còn 1.400 căn.
Bất động sản Trung Trung Bộ tiếp tục ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực

Bất động sản Trung Trung Bộ tiếp tục ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực

Thị trường bất động sản khu vực Trung Trung Bộ đã dần lấy lại nhịp phát triển sau thời gian dài duy trì tình trạng trầm lắng kéo dài.
Xem thêm
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc

Tin mới

Tăng tính minh bạch trong xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Tăng tính minh bạch trong xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Từ ngày 2/5/2025, Nghị định số 68/2025/NĐ-CP chính thức có hiệu lực, giúp ngành Thuế hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao tính minh bạch, hiệu quả...
Khách nhập cảnh tăng cao, Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất thông quan nhanh chóng

Khách nhập cảnh tăng cao, Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất thông quan nhanh chóng

Trong tháng 4, trung bình mỗi ngày Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Chi cục Hải quan Khu vực II) làm thủ tục thông quan cho gần 150 chuyến bay, với khoảng 25.000 hành khách nhập cảnh.
Hải quan Hòn La hỗ trợ đánh giá năng lực doanh nghiệp

Hải quan Hòn La hỗ trợ đánh giá năng lực doanh nghiệp

Việc kiểm tra cơ sở sản xuất, năng lực sản xuất của doanh nghiệp là một phần trong quy trình kiểm tra nhằm đánh giá, đảm bảo doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu về pháp lý và chất lượng sản phẩm xuất khẩu.
Hải Phòng: Khai thác tuyến vận tải biển nhanh nhất từ Việt Nam đến Mỹ

Hải Phòng: Khai thác tuyến vận tải biển nhanh nhất từ Việt Nam đến Mỹ

Hải trình của tàu từ Tân Cảng Cái Mép (TCIT, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đến cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng (TC-HICT) và kết thúc ở Yantain (Los Angeles, Mỹ).
Chặn thực phẩm đông lạnh xuất nhập lậu qua khu vực cửa khẩu Chi Ma

Chặn thực phẩm đông lạnh xuất nhập lậu qua khu vực cửa khẩu Chi Ma

Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn yêu cầu các lực lượng chức năng trên địa bàn huyện Lộc Bình tăng cường phối hợp, triển khai công tác phòng chống buôn lậu, vận chuyển hàng lậu qua biên giới
(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam

Nhật Bản là đối tác thương mại truyền thống hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch song phương đạt hàng chục tỷ USD/năm.
(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm

Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý I/2025, với cán cân thương mại ở mức khá cân bằng.
(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD

Theo thống kê sơ bộ của Cục Hải quan, tính đến 15/4, cả nước có 6 nhóm hàng xuất khẩu, nhập khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên.
Hơn 3,4 triệu lượt cài đặt ứng dụng eTax Mobile

Hơn 3,4 triệu lượt cài đặt ứng dụng eTax Mobile

Đến nay đã có hơn 3,4 triệu lượt tải và cài đặt ứng dụng eTax Mobile.
(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật trong bức tranh thu ngân sách quý I

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật trong bức tranh thu ngân sách quý I

Theo Cục Thuế, tổng thu ngân sách nhà nước lũy kế 3 tháng đầu năm 2025 do ngành Thuế thực hiện đạt 668.313 tỷ đồng, bằng 38,9% dự toán, tăng 36,3% so với cùng kỳ năm trước.
Phiên bản di động