Facebook Twitter youtube Tiktok

Nông sản Việt tìm lối đi khi nhiều nước nâng hàng rào kỹ thuật

(HQ Online) - Tình trạng nhiều thị trường ngày càng nâng cao các hàng rào kỹ thuật, cộng với những khó khăn do tác động của dịch Covid-19 đã và đang khiến XK nông, lâm, thuỷ sản đối mặt thách thức nhất định. Muốn vượt khó, hướng tới XK bền vững, tổ chức lại sản xuất, đảm bảo nguồn hàng có chất lượng, giá trị gia tăng cao vẫn là yếu tố then chốt.
“Bắt tay” thúc đẩy bảo hộ chỉ dẫn địa lý nông sản Việt
Nông sản Việt ưu tiên khai thác thị trường có FTA
Chuyển đổi số để đưa nông sản Việt vươn xa
Sản xuất theo nhu cầu thị trường, chất lượng sản phẩm phải đáp ứng được các yêu cầu khắt khe nhất của thị trường nhập khẩu  là yếu tố quan trọng giúp XK nông sản Việt ngày càng bền vững. 	Ảnh: TN
Sản xuất theo nhu cầu thị trường, chất lượng sản phẩm phải đáp ứng được các yêu cầu khắt khe nhất của thị trường nhập khẩu là yếu tố quan trọng giúp XK nông sản Việt ngày càng bền vững. Ảnh: TN

Tăng kiểm tra, áp dụng chuẩn mực riêng

Theo thông tin mới nhất từ Bộ NN&PTNT, 9 tháng năm 2021, XK nông, lâm, thuỷ sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, XK nhóm nông sản chính ước đạt trên 15,8 tỷ USD, tăng 14,4%; lâm sản chính đạt gần 12 tỷ USD, tăng 31,6%; thủy sản đạt gần 6,2 tỷ USD, tăng 2,4% và chăn nuôi ước đạt 345 triệu USD, tăng 17,5%.

Dù đạt được kết quả tương đối khả quan song điều đáng lưu ý, nông, lâm, thuỷ sản Việt đã và đang ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc về thị trường XK, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Theo Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản (Bộ NN&PTNT), thời gian gần đây, một số thị trường, trong đó có Trung Quốc tăng cường kiểm soát hàng đông lạnh của Việt Nam (bao bì, bề mặt tiếp xúc với thực phẩm); xét nghiệm Covid-19 đối với sản phẩm, bao bì NK...; số lô hàng bị cảnh báo gia tăng. Đáng chú ý đã diễn ra tình trạng, nước NK không thực hiện thanh tra thực tế dẫn đến chậm bổ sung cơ sở vào danh sách được phép XK hoặc giải quyết vướng mắc.

Đại diện Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản thông tin thêm, từ tháng 2/2020 đến nay, phía Trung Quốc chưa chấp thuận bổ sung, cập nhật danh sách các cơ sở chế biến thủy sản Việt Nam theo đề nghị của Việt Nam. Phía Trung Quốc cũng chưa chấp thuận bổ sung một số sản phẩm vào danh mục được phép XK vào Trung Quốc.

“Bên cạnh đó, nhiều thị trường tăng cường kiểm tra các chỉ tiêu bệnh như Trung Quốc, Australia, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Inddonesia; phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến như Trung Quốc, Brazil. Một số nước áp dụng các chuẩn mực riêng như Nga, Brazil. Ngoài ra, một số thị trường còn cấm, hạn chế thủy sản Việt Nam, điển hình là Ả rập Xê út”, ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nói.

Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đánh giá, xu hướng gia tăng bảo hộ sản xuất nông nghiệp đã được áp dụng ở nhiều quốc gia trong những năm gần đây, dẫn đến các nước nâng cao rào cản kỹ thuật. Các quy định về kiểm dịch thực vật NK và an toàn thực phẩm ngày càng trở nên khắt khe. Do đó, việc đàm phán để thống nhất biện pháp kiểm dịch thực vật, phát triển và mở cửa thị trường đối với hàng nông sản XK của Việt Nam càng gặp nhiều khó khăn.

Tổ chức lại sản xuất, đảm bảo hàng chất lượng

Hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn, kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước nói chung và Trung Quốc nói riêng ngày càng cao. Tuy nhiên, một bộ phận DN XK nông sản, thủy sản vẫn duy trì thói quen buôn bán thời vụ, manh mún thông qua hình thức “trao đổi cư dân biên giới”, về lâu dài chưa phù hợp trước sự thay đổi quyết liệt của Trung Quốc và nhiều thị trường khác.

Từ góc độ ngành hàng rau quả, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam nêu quan điểm, để từng bước tháo gớ khó khăn cần tổ chức sản xuất nguyên liệu theo quy hoạch, điều tiết quy mô, tốc độ tăng trưởng phù hợp; sản xuất theo nhu cầu thị trường, đảm bảo sản phẩm sản xuất ra phải phù hợp với quy định của từng thị trường cụ thể.

“Chất lượng sản phẩm phải đáp ứng được các yêu cầu khắt khe nhất của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, yếu tố quan trọng là giữ vững các thị trường XK trọng điểm, mở rộng thị phần (châu Âu), tăng cường giao dịch, mua bán với các nước ASEAN, Ấn Độ và mở rộng thị trường qua khu vực Nam Mỹ, châu Phi để giảm bớt sự lệ thuộc quá lớn vào 1 thị trường”, ông Bình nói.

Một số chuyên gia nông nghiệp nhận định, nhằm vượt qua các rào cản kỹ thuật ngày càng nhiều, phát triển XK nông sản bền vững, đặc biệt là sang thị trường Trung Quốc, các địa phương cần tổ chức lại sản xuất, đảm bảo nguồn hàng có chất lượng, giá trị gia tăng cao, đặc biệt là công tác truy xuất nguồn gốc, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch.

Ông Hoàng Trung nhấn mạnh, thời gian tới Cục Bảo vệ thực vật sẽ chủ động làm việc với cơ quan kiểm dịch thực vật các nước để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình XK; đồng thời, tiếp tục đàm phán để mở cửa các thị trường cho các sản phẩm nông sản của Việt Nam, kịp thời trao đổi với các nước NK giải quyết các khó khăn, vướng mắc.

Nhấn mạnh vào thị trường Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, thời gian tới, Bộ NN&PTNT xác định sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương thúc đẩy mở cửa thị trường, bổ sung các sản phẩm XK sang Trung Quốc (sầu riêng, khoai lang, chanh leo, na, bưởi, tổ yến) vào nội dung các cuộc đàm phán lãnh đạo cấp cao giữa hai nước để đẩy nhanh tiến độ.

Đồng thời, đề nghị Tổng cục Hải quan Trung Quốc duy trì công nhận các vùng trồng, vùng nuôi, cơ sở bao gói, chế biến nông sản, thủy sản đã được Trung Quốc cho phép XK sau thời điểm Lệnh 248 (ban hành "Quy định về Quản lý đăng ký DN sản xuất thực phẩm nước ngoài NK vào Trung Quốc"), Lệnh 249 (ban hành các “Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm XNK của Trung Quốc”) có hiệu lực (ngày 1/1/2022-PV).

Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT cũng sẽ chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, hiệp hội ngành hàng, DN thực hiện đáp ứng các quy định của phía Trung Quốc tại Lệnh 248, Lệnh 249 có hiệu lực; hướng dẫn đăng ký XK vào Trung Quốc theo quy định mới về đảm bảo về tem nhãn, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn vùng trồng, kiểm nghiệm, kiểm dịch, quy cách đóng gói, chất lượng, chủng loại nông sản.

Thanh Nguyễn

Tin liên quan

Xuất khẩu tôm hùng sang Trung Quốc tăng 9 lần

Xuất khẩu tôm hùng sang Trung Quốc tăng 9 lần

(HQ Online) - Tôm hùm Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc trong tháng 1/2025 đạt tới 70 triệu USD, chiếm gần một nửa tổng xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc và gấp 9 lần so với cùng kỳ năm 2024.
Lần đầu tiên diễn ra chương trình nghệ thuật vì khí hậu tại Việt Nam

Lần đầu tiên diễn ra chương trình nghệ thuật vì khí hậu tại Việt Nam

(HQ Online) - Sự kiện văn hoá, du lịch, truyền thông, nghệ thuật đặc biệt lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, với mục đích nâng cao nhận thức, hành động của công chúng về bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu trên quy mô toàn cầu.
Đa dạng các thị trường xuất khẩu đồ gỗ và mỹ nghệ

Đa dạng các thị trường xuất khẩu đồ gỗ và mỹ nghệ

(HQ Online) - Hội chợ Quốc tế Đồ gỗ và Mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam 2025 (VIFA EXPO 2025) là cơ hội để các doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Đặc biệt là các khách hàng đến từ các thị trường mới phi truyền thống nhằm phát triển thị trường mới với định hướng đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
7 thị trường nhập khẩu tỷ đô của Việt Nam trong tháng đầu năm

7 thị trường nhập khẩu tỷ đô của Việt Nam trong tháng đầu năm

(HQ Online) - Trong tháng 1/2025, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt hơn 30 tỷ USD, trong đó thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Tháng đầu năm có 7 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch tỷ đô

Tháng đầu năm có 7 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch tỷ đô

(HQ Online) - Tháng 1/2025, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 33,19 tỷ USD, giảm 6,6% so với tháng trước và giảm 4% so với cùng kỳ năm trước, theo thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Xuất nhập khẩu đạt gần 29 tỷ USD trong nửa cuối tháng 1/2025

Xuất nhập khẩu đạt gần 29 tỷ USD trong nửa cuối tháng 1/2025

(HQ Online) - Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 1/2025 (16-31/1/2025) đạt 28,9 tỷ USD.
Xuất nhập khẩu tháng đầu năm đạt hơn 63 tỷ USD

Xuất nhập khẩu tháng đầu năm đạt hơn 63 tỷ USD

(HQ Online) - Cả xuất khẩu, nhập khẩu tháng 1/2025 đều giảm so với cùng kỳ 2024, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan.
Nửa tháng chi hơn 5 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính và sản phẩm, linh kiện điện tử

Nửa tháng chi hơn 5 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính và sản phẩm, linh kiện điện tử

(HQ Online) - Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tiếp tục là nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Xuất khẩu tăng 1 tỷ USD trong 15 ngày đầu năm

Xuất khẩu tăng 1 tỷ USD trong 15 ngày đầu năm

(HQ Online) - So với cùng kỳ 2024, xuất khẩu nửa đầu tháng 1/2025 tăng trưởng hơn 6%, tương đương gần 1 tỷ USD.
15 ngày đầu năm 2025 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 34 tỷ USD

15 ngày đầu năm 2025 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 34 tỷ USD

(HQ Online) - Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 1/2025 đạt hơn 34 tỷ USD, cán cân thương mại bị thâm hụt gần 2 tỷ USD.
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3

Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3

(HQ Online) - Năm 2024, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 380,76 tỷ USD, tăng 16,7% (tương ứng tăng 54,41 tỷ USD), theo thống kê của Tổng cục Hải quan.
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?

Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?

(HQ Online) - Kết thúc năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 405,53 tỷ USD, tăng 14,3% (tương ứng tăng 50,81 tỷ USD) so với năm trước, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan.
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024

Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024

(HQ Online) - Năm 2024, xuất nhập khẩu thiết lập kỷ lục mới với 786,29 tỷ USD, trong đó có nhiều kết quả nổi bật từ các thị trường, ngành hàng trọng điểm.
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc

(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc

(HQ Online) - Năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đạt 205,2 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên thương mại giữa hai nước cán mốc 200 tỷ USD, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan.
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn

Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn

(HQ Online) - Thương mại Việt Nam – Trung Quốc cán mốc kỷ lục mới 200 tỷ USD trong năm 2024, tuy nhiên, thâm hụt của nước ta ngày càng lớn.
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD

(HQ Online) - XK rau quả của Việt Nam năm 2024 đạt trên 7,12 tỷ USD; với sự liên kết, sản xuất quy mô lớn, XK rau quả đang hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD vào năm 2030.
Xem thêm
cty-tan-hiep-phat
peugeot-viet-nam
cty-tan-hiep-phat
peugeot-viet-nam
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

Xuất khẩu tôm hùng sang Trung Quốc tăng 9 lần

Xuất khẩu tôm hùng sang Trung Quốc tăng 9 lần

Tôm hùm Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc trong tháng 1/2025 đạt tới 70 triệu USD, chiếm gần một nửa tổng xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc và gấp 9 lần so với cùng kỳ năm 2024.
Phát triển thị trường chứng khoán ổn định, an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững

Phát triển thị trường chứng khoán ổn định, an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững

Ngày 21/2, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng chủ trì Hội nghị chuyên đề và định hướng phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) trong xu hướng hội nhập.
TCIT đồng hành cùng hãng tàu MSC trong chiến lược kết nối vận tải quốc tế toàn cầu

TCIT đồng hành cùng hãng tàu MSC trong chiến lược kết nối vận tải quốc tế toàn cầu

Cảng Quốc tế Tân Cảng - Cái Mép (TCIT) đang tiếp nhận 10 tuyến dịch vụ quốc tế định tuyến hàng tuần kết nối trực tiếp Việt Nam với các thị trường trọng điểm gồm Bắc Mỹ, châu Âu và Nội Á.
Nhiều sự kiện đặc sắc tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025

Nhiều sự kiện đặc sắc tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025

Ngày 21/2/2025, tại buổi họp báo thông tin về Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới", UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, tỉnh sẽ tổ chức 17 sự kiện đặc sắc.
“Ford SUV Tech Show”- Sự kiện trưng bày và lái thử xe quy mô lớn của Ford

“Ford SUV Tech Show”- Sự kiện trưng bày và lái thử xe quy mô lớn của Ford

Ford SUV Tech Show 2025 khởi động từ ngày 21 đến ngày 23/2/2025 tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Trong đó, hai sự kiện lớn nhất sẽ được tổ chức tại Đường đua F1, Mỹ Đình (Hà Nội) và Công viên bờ sông Bạch Đằng (TP. HCM).
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

Số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Tây Nguyên 11 tháng đầu năm 2024 đạt 896,84 tỷ đồng, đạt 106,14% dự toán, chiếm 0,23% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam.
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định số 2790/QĐ-TCHQ về việc ban hành Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

11 tháng đầu năm, số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đạt 54.898,78 tỷ đồng, bằng 122,31% dự toán, chiếm 14,27% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

Tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 66,4 tỷ USD.
Phiên bản di động