OCOP Việt: Hành trình vươn ra thế giới
Gần 90% doanh nghiệp Việt Nam chọn bứt phá để vươn ra thế giới Chú trọng nâng cao năng lực chế biến sâu và bảo quản nông sản sau thu hoạch Cà phê Việt: Nửa năm, chinh phục trọn kế hoạch |
![]() |
Nhu cầu quốc tế với sản phẩm OCOP đang tăng mạnh, nhất là từ cộng đồng người Việt tại châu Âu và Mỹ. |
Dấu ấn OCOP trên thị trường quốc tế
Các sản phẩm OCOP của Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và quảng bá hình ảnh con người, văn hóa Việt Nam ra bạn bè quốc tế. Thống kê đến hết năm 2024, Việt Nam đã có 14.642 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên và 8.086 chủ thể OCOP.
Đáng chú ý, trong số 79 sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia, đã có 48/79 sản phẩm (chiếm 60,7%) xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu, và Nhật Bản. Điều này cho thấy sự trưởng thành về năng lực và quy mô sản xuất của các chủ thể OCOP, cũng như khả năng thích ứng với các yêu cầu và tiêu chuẩn xuất khẩu khắt khe.
Một số sản phẩm OCOP tiêu biểu hiện nay đã chứng minh tiềm năng vươn tầm quốc tế rất rõ nét. Chẳng hạn, sản phẩm nước mắm truyền thống đến từ Thanh Hóa, dù là thương hiệu còn khá trẻ, đã đạt chứng nhận OCOP 5 sao và nhanh chóng được người tiêu dùng trong và ngoài nước đón nhận.
Sản phẩm này đã xuất khẩu thành công tới nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Australia, Singapore, New Zealand, Nhật Bản hay Hàn Quốc, đồng thời hoàn tất các điều kiện để xuất khẩu chính ngạch vào EU và Trung Quốc. Không chỉ mang giá trị về kinh tế, mặt hàng này còn được kỳ vọng thúc đẩy chuỗi giá trị của ngư dân, diêm dân, góp phần lan tỏa nét đặc sắc văn hóa ẩm thực Việt.
Tương tự, một sản phẩm gốm sứ thủ công có xuất xứ từ làng nghề Bát Tràng (Hà Nội) cũng đã khẳng định được vị thế trên bản đồ xuất khẩu. Hiện nay, khoảng 95% sản lượng đã được xuất khẩu đến hơn 30 quốc gia, trong đó có dòng sản phẩm gốm siêu mỏng, siêu nhẹ đạt chuẩn OCOP 5 sao. Yếu tố bản sắc và giá trị văn hóa địa phương được lồng ghép trong từng thiết kế đã giúp sản phẩm này gia tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường quốc tế.
Nhiều sản phẩm khác cũng mang lại hiệu quả tích cực cho kinh tế nông thôn khi xuất khẩu, bao gồm: miến dong, măng nấu ngay, rong nho tách nước, cà phê, mắc ca, hạt điều, sầu riêng sấy, và hạt sen sấy. Các sản phẩm OCOP không chỉ là thành công về kinh tế mà còn góp phần quảng bá các giá trị văn hóa và bản sắc Việt Nam ra thế giới.
Định hướng và cơ hội để OCOP vươn ra thế giới
Việt Nam có nhiều tiềm năng và đa dạng về điều kiện sản xuất, văn hóa để phát triển các sản phẩm đặc sản, mang giá trị vùng, miền. Chương trình OCOP đã mang đến tác động tích cực và mạnh mẽ cho sự phát triển sản xuất ở khu vực nông thôn.
Nhờ OCOP, nhiều địa phương đã chuyển đổi từ mô hình sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất theo chuỗi giá trị, với vùng nguyên liệu ổn định, khi tỷ lệ chủ thể xây dựng liên kết chuỗi giá trị đạt tới 48,3%. Không chỉ vậy, OCOP còn góp phần nâng cao thu nhập, tạo việc làm và cải thiện sinh kế… Điển hình, tại xã Minh Quang (Ba Vì, Hà Nội), thu nhập của các hộ làm miến OCOP đã cao gấp 15 - 20 lần so với trồng lúa truyền thống.
Nhu cầu của thị trường quốc tế đối với sản phẩm OCOP là rất lớn và nhiều tiềm năng, đặc biệt từ cộng đồng người Việt Nam ở các nước châu Âu và Mỹ. Sản phẩm OCOP 4 sao và 5 sao đủ tự tin để tham gia sâu hơn và mạnh mẽ hơn vào thị trường xuất khẩu.
Để OCOP phát huy tối đa tiềm năng, việc triển khai đồng bộ nhiều định hướng chiến lược là hết sức cần thiết. Trước hết, chương trình phải ưu tiên nâng cao chất lượng và uy tín sản phẩm thay vì chạy theo số lượng. Các chuyên gia kinh tế, nông nghiệp cho rằng cần tăng cường kiểm tra, giám sát định kỳ kể cả sau khi sản phẩm đã được công nhận, đồng thời kiên quyết thu hồi những sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm nhằm nâng cao trách nhiệm của các chủ thể và củng cố thương hiệu OCOP trên thị trường.
Song song đó, chính sách hỗ trợ cũng cần được hoàn thiện, từ tín dụng ưu đãi, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho đến xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm một cách linh hoạt, phù hợp thực tiễn và dễ tiếp cận hơn. Yếu tố then chốt để xây dựng niềm tin với người tiêu dùng vẫn là quy trình kiểm định chất lượng và truy xuất nguồn gốc minh bạch.
Bên cạnh đó, chuyển đổi số và mở rộng kênh phân phối là hướng đi không thể bỏ qua. Việc các sản phẩm OCOP xuất hiện trên các sàn thương mại điện tử như Voso, Postmart, Lazada, Shopee đã cho thấy tiềm năng hội nhập của kinh tế nông thôn. Cần tiếp tục kết nối sản phẩm OCOP với những hệ thống phân phối quy mô lớn, từ siêu thị đến chuỗi cửa hàng nông sản sạch, để nâng cao khả năng tiếp cận thị trường.
Cuối cùng, vai trò quản lý và giám sát của chính quyền địa phương cần được phát huy tối đa. Sự đồng hành, chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền sẽ góp phần ngăn chặn tình trạng chạy theo phong trào, đảm bảo chương trình OCOP phát triển bền vững, hiệu quả, gắn với xây dựng chuỗi giá trị khép kín và tăng cường liên kết vùng.
VIETNAM OCOPEX 2025: Cú hích cho xuất khẩu Một sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng là Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu (VIETNAM OCOPEX 2025) sẽ diễn ra từ ngày 1 - 3/8/2025 tại Khu Di tích Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Đây là sự kiện do Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường, UBND Thành phố Hà Nội, Liên minh HTX Việt Nam chủ trì. Dự kiến, Hội chợ có quy mô 300 gian hàng của trên 150 doanh nghiệp trưng bày đa dạng các mặt hàng đạt chứng nhận OCOP như chè, cà phê, hàng lưu niệm, dược liệu, trầm hương, tinh dầu, tinh bột nghệ, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm sấy khô, tổ yến, sản phẩm làm đẹp… Trong khuôn khổ hội chợ còn diễn ra nhiều sự kiện quan trọng như: Tọa đàm “Ứng dụng Chuyển đổi số trong phát triển OCOP xuất khẩu”, Diễn đàn “Xu hướng tiêu dùng toàn cầu & cơ hội cho OCOP xuất khẩu”, Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt với các nhà nhập khẩu quốc tế, Chương trình Livestream: “OCOP 4.0 - Cùng sản phẩm Việt vươn ra thế giới”, và Chế biến món ăn từ sản phẩm OCOP. |
Tin liên quan

Sản xuất kinh doanh dự báo nhiều khởi sắc trong quý III/2025
09:00 | 26/07/2025 Nhịp sống thị trường

Phối hợp cơ quan Công an để phát hiện tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán
07:43 | 26/07/2025 Nhịp sống thị trường

Thị trường bất động sản: ghi nhận nhiều tín hiệu phục hồi
06:29 | 26/07/2025 Nhịp sống thị trường

Các ông lớn thí điểm kinh doanh xăng sinh học E10 từ ngày 1/8
10:46 | 25/07/2025 Nhịp sống thị trường

Ngành nông nghiệp ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực
09:28 | 25/07/2025 Nhịp sống thị trường

Thị trường bất động sản từng bước thoát khỏi giai đoạn “phòng thủ”
20:01 | 24/07/2025 Nhịp sống thị trường

Giá xăng rời xa mốc 20.000 đồng, giá dầu tăng
15:19 | 24/07/2025 Nhịp sống thị trường

Bài 3: Nhà ở xã hội - kỳ vọng là "át chủ bài" giải bài toán giảm giá nhà
15:16 | 24/07/2025 Nhịp sống thị trường

Sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng vượt bậc
14:23 | 24/07/2025 Nhịp sống thị trường

Bộ Y tế cảnh báo về thuốc giả Theophylline
09:21 | 24/07/2025 Nhịp sống thị trường

Tăng cường sản phẩm, hàng hoá mới trên thị trường chứng khoán
09:16 | 24/07/2025 Nhịp sống thị trường

Khởi công Dự án Khu nhà thương mại liền kề HDB - Palmy Biztown tại Hà Nội
15:09 | 23/07/2025 Nhịp sống thị trường

“Sóng” sáp nhập gây “sốt nóng” cục bộ trên thị trường bất động sản
14:05 | 23/07/2025 Nhịp sống thị trường
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

CEO IPPG Lê Hồng Thủy Tiên ký kết hợp tác chiến lược với UN Women

TikTok Shop bứt phá thị phần, Shopee và Lazada vào thế phòng thủ

Phó Thủ tướng yêu cầu chuẩn hóa thủ tục xuất khẩu trước 31/7

Vinamilk "viết tiếp câu chuyện hòa bình" bằng tranh và hành động

Đơn giản hóa thủ tục hải quan thúc đẩy quá trình chuyển đổi số

(INFOGRAPHICS): Cơ cấu tổ chức Thuế tỉnh Điện Biên
09:09 | 25/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Cơ cấu tổ chức Thuế tỉnh Phú Thọ
15:00 | 22/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Ông Nông Phi Quảng làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VII
09:17 | 22/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Ông Bùi Khánh Toàn làm Trưởng Thuế thành phố Đà Nẵng
10:43 | 21/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế
16:19 | 16/07/2025 Infographics

Thuế Hải Phòng tổ chức nhiều hoạt động tri ân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ

Hải quan tổ chức hội thảo về xuất xứ hàng hoá

Hải quan cửa khẩu quốc tế Xa Mát: Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Hải quan Móng Cái gặp mặt thăm hỏi công chức là thương binh, con liệt sĩ dịp 27/7

Bài 5: Thu thuế tài sản số - Bước đi cần thiết để quản lý minh bạch và chống thất thu ngân sách

Hải quan Nậm Cắn tham gia giúp đỡ người dân khắc phục hậu quả sau lũ

CEO IPPG Lê Hồng Thủy Tiên ký kết hợp tác chiến lược với UN Women

Vinamilk "viết tiếp câu chuyện hòa bình" bằng tranh và hành động

Viettel Telecom: Khát vọng dẫn đầu trong hành trình trở thành công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam

Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội: Đào tạo gắn kết doanh nghiệp, đảm bảo việc làm cho sinh viên

Trang trại Vinamilk Green Farm dưới lăng kính phát triển bền vững có gì đặc biệt?

MB tích hợp tính năng xuất hoá đơn điện tử ngay trên loa thanh toán MB

Đơn giản hóa thủ tục hải quan thúc đẩy quá trình chuyển đổi số

Bài 5: Thu thuế tài sản số - Bước đi cần thiết để quản lý minh bạch và chống thất thu ngân sách

Hướng dẫn miễn, giảm tiền thuê đất khi chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất

Chính sách “cởi trói” cho hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ

Hải quan công khai đường dây nóng tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh của cá nhân, tổ chức

Bài 4: PGS.TS Lê Xuân Trường: Cải cách thuế thu nhập cá nhân để công bằng hơn, hiện đại hơn

Phó Thủ tướng yêu cầu chuẩn hóa thủ tục xuất khẩu trước 31/7

Hạt tiêu Việt tăng giá ngược chiều thế giới

Giải pháp logistics hiệu quả, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu

Doanh nghiệp Việt trên hành trình xây dựng thương hiệu toàn cầu

63% cao su Việt đến từ hộ nhỏ: Bài toán hóc búa trước quy định chống mất rừng của EU

Xuất khẩu cá ngừ trước nhiều thách thức

TikTok Shop bứt phá thị phần, Shopee và Lazada vào thế phòng thủ

Doanh nghiệp Việt bứt phá với Amazon và thương mại điện tử

Lâm Đồng hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, lên sàn số

Các ông lớn thí điểm kinh doanh xăng sinh học E10 từ ngày 1/8

Giá xăng rời xa mốc 20.000 đồng, giá dầu tăng
