Hậu kiểm thực phẩm online: Sẽ so ảnh mạng, đối chiếu hàng thật
![]() |
Bộ Y tế đề xuất liên thông dữ liệu hậu kiểm với Cổng dịch vụ công quốc gia, đảm bảo sự minh bạch và thống nhất từ trung ương đến địa phương. |
Sẽ đối chiếu hình ảnh trên sàn với sản phẩm thật
Thị trường thực phẩm chức năng, thực phẩm sức khỏe trên nền tảng TMĐT đang phát triển nhanh chóng. Theo khảo sát của Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương), năm 2024, có tới 65% người tiêu dùng Việt Nam mua thực phẩm chức năng qua các nền tảng online, tăng gần gấp đôi so với năm 2020.
Tuy nhiên, cùng với sự bùng nổ này, các hành vi gian lận thương mại, quảng cáo sai công dụng, đăng hình ảnh không đúng thực tế cũng gia tăng. Nhiều sản phẩm chỉ bán online, không rõ nguồn gốc nhưng lại ghi công dụng "hỗ trợ điều trị" hoặc "giảm béo cấp tốc", khiến người tiêu dùng dễ nhầm tưởng đây là thuốc hoặc sản phẩm được cấp phép điều trị.
Theo khảo sát của Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương), năm 2024, có tới 65% người tiêu dùng Việt Nam mua thực phẩm chức năng qua các nền tảng online, tăng gần gấp đôi so với năm 2020. |
Nhằm siết chặt khâu kiểm soát, Bộ Y tế đã đề xuất sửa đổi quy định hậu kiểm trong dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 15/2018/NĐ-CP về an toàn thực phẩm.
Theo đó, ngoài các nội dung hậu kiểm truyền thống như kiểm tra hồ sơ công bố, truy xuất nguồn gốc, lấy mẫu kiểm nghiệm, cơ quan chức năng sẽ so sánh nội dung quảng cáo, nhãn mác, hình ảnh đăng trên sàn TMĐT với sản phẩm thật ngoài thị trường. Đây là điểm mới so với quy định hiện hành.
Luật sư Bùi Văn Đức (Đoàn Luật sư TPHCM) cho biết: Quy định hiện hành chưa đề cập đến việc kiểm tra chéo nội dung quảng cáo và hình ảnh sản phẩm trên môi trường số. Do vậy, tăng cường hậu kiểm là bước đi cần thiết để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và minh bạch thông tin.
“Tăng cường hậu kiểm không chỉ dừng lại ở khâu giấy tờ mà phải mở rộng sang môi trường kinh doanh online, nơi các hành vi gian dối đang diễn ra tinh vi và khó kiểm soát hơn”, Luật sư Đức nhấn mạnh.
Đề xuất liên thông dữ liệu hậu kiểm
Thực tế hiện nay đã có nhiều vụ việc sản phẩm thực phẩm chức năng bày bán trên sàn với mô tả “giảm mỡ bụng cấp tốc, thanh lọc gan thận, tăng sức đề kháng” nhưng khi cơ quan chức năng kiểm tra lại không cung cấp được bằng chứng khoa học chứng minh công dụng như quảng cáo.
Theo TS Võ Thy Trang (Khoa Kinh tế, Học viện Tài chính), thực phẩm bán online rất khó kiểm soát. Một sản phẩm có thể quảng cáo khắp các nền tảng, từ website tới mạng xã hội. Nếu không có cơ chế kiểm tra đối chiếu chéo giữa quảng cáo và thực tế, rất dễ bỏ lọt sai phạm.
Còn theo TS Khúc Đại Long (Khoa Marketing, Trường Đại học Thương Mại), để quy định hậu kiểm đi vào thực tiễn hiệu quả, cần có sự vào cuộc đồng bộ của cả ngành Công Thương, Y tế và Thông tin tuyên truyền.
“Chỉ Bộ Y tế siết là chưa đủ. Cần sự liên kết chia sẻ dữ liệu với Bộ Công Thương để có công cụ kiểm tra chủ động và nhanh chóng”, TS Long đặt vấn đề.
Tại dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, Bộ Y tế đề xuất, các trường hợp nghi ngờ về chất lượng hoặc an toàn thực phẩm sẽ bị lấy mẫu kiểm nghiệm như hiện hành. Tương ứng, các hình thức xử phạt cũng được Bộ Y tế đề xuất tăng nặng hơn để đủ sức răn đe.
Cụ thể, dự thảo quy định thêm quyền của cơ quan hậu kiểm gồm: thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; thu hồi giấy xác nhận nội dung quảng cáo; thu hồi giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.
Ngoài ra, thông tin quảng cáo sai sự thật sẽ bị gỡ bỏ khỏi các nền tảng điện tử của cơ quan quản lý, đồng thời, doanh nghiệp vi phạm sẽ bị tạm dừng tiếp nhận hồ sơ cho đến khi khắc phục xong vi phạm.
Tại dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, Bộ Y tế đề xuất, các trường hợp nghi ngờ về chất lượng hoặc an toàn thực phẩm sẽ bị lấy mẫu kiểm nghiệm như hiện hành. Tương ứng, các hình thức xử phạt cũng được Bộ Y tế đề xuất tăng nặng hơn để đủ sức răn đe. |
Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 15/2018/NĐ-CP cũng đặt ra yêu cầu cao hơn với các nhóm thực phẩm đặc biệt như: thực phẩm bổ sung; thực phẩm dinh dưỡng y học; thực phẩm cho chế độ ăn đặc biệt; thực phẩm cho trẻ dưới 36 tháng tuổi.
Theo đó, các cơ sở sản xuất những nhóm thực phẩm trên bắt buộc phải đạt các tiêu chuẩn quốc tế như GMP (thực hành sản xuất tốt), HACCP (phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn), ISO 22000, IFS, BRC hoặc FSSC 22000.
Việc áp dụng chuẩn quốc tế cũng sẽ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng truy xuất và kiểm soát nguy cơ gây hại với nhóm thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dân, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Một điểm đáng chú ý trong dự thảo là việc Bộ Y tế đề xuất liên thông dữ liệu hậu kiểm với Cổng dịch vụ công quốc gia, đảm bảo sự minh bạch và thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Hệ thống dữ liệu này sẽ giúp các cơ quan chức năng chia sẻ thông tin nhanh chóng, xử lý các trường hợp vi phạm trên toàn quốc, thay vì xử lý đơn lẻ như hiện nay. Việc số hóa mẫu biểu, quy trình cũng được Bộ Y tế điều chỉnh cụ thể trong dự thảo mới.
Tin liên quan

Luật mới sẽ buộc sàn và người bán chia sẻ trách nhiệm
09:00 | 04/07/2025 Thương mại điện tử

Siết chặt kinh doanh dược phẩm trên nền tảng thương mại điện tử
10:07 | 03/07/2025 Thương mại điện tử

Bài 6: Kiểm soát giao dịch bằng công nghệ để phát hiện hàng giả trên sàn thương mại điện tử
08:27 | 03/07/2025 Thương mại điện tử

Sơn La tăng tốc, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử
20:00 | 02/07/2025 Thương mại điện tử

Hàng loạt thủ tục thương mại điện tử được giao về địa phương giải quyết
15:30 | 02/07/2025 Thương mại điện tử

Thanh Hóa kiểm soát chuỗi giá trị, mở rộng thị trường số
08:55 | 02/07/2025 Thương mại điện tử

Khuyến nghị tích hợp truy xuất nguồn gốc trực tuyến trên nền tảng thương mại điện tử
08:00 | 02/07/2025 Thương mại điện tử

Quảng Ngãi: 300/350 sản phẩm OCOP có mặt trên sàn thương mại điện tử
20:00 | 01/07/2025 Thương mại điện tử

Cơ hội tiếp cận hệ sinh thái thương mại điện tử toàn cầu cho SME Việt Nam
09:49 | 01/07/2025 Thương mại điện tử

Nâng chất sản phẩm, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP qua thương mại điện tử
17:07 | 30/06/2025 Thương mại điện tử

Mỗi ngày người Việt chi hơn 1.000 tỷ đồng mua sắm online
16:39 | 30/06/2025 Thương mại điện tử

Doanh nghiệp góp ý xây dựng Luật Thương mại điện tử
10:41 | 30/06/2025 Thương mại điện tử
Tin mới

Hải quan khu vực XIV: Đảm bảo duy trì hoạt động thông suốt

Chống hàng giả hàng nhái: Phương thức thủ đoạn của các đối tượng ngày càng tinh vi

Viettel "bắt tay" OPPO: Thúc đẩy phổ cập 5G và trải nghiệm AI tại Việt Nam

Hơn 95% hàng hóa Việt Nam hiện diện trong hệ thống phân phối hiện đại

Truyền thông và thương hiệu: Nền móng niềm tin, đòn bẩy giúp doanh nghiệp tăng trưởng

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics