Facebook Twitter youtube Tiktok

Hoạt động xuất khẩu qua địa bàn Hà Tĩnh tăng trưởng đáng kể

Đánh giá của tỉnh Hà Tĩnh cho thấy, nhờ có chiến lược đa dạng hóa thị trường của DN, hoạt động XNK đã có bước tăng trưởng đáng kể. Điều này vẫn đưa tỉnh Hà Tĩnh nằm trong nhóm có kim ngạch XK hàng hóa lớn nhất khu vực Bắc Trung Bộ, đứng thứ 3 sau Thanh Hóa và Nghệ An.
Hải quan Hà Tĩnh đảm bảo thông quan xuyên tết Ất Tỵ Chính thức vận hành cầu cảng gần 1.000 tỷ đồng tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) Tìm giải pháp phát triển KKT cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh)

Dù sụt giảm sâu…

Theo Sở Công Thương tỉnh Hà Tĩnh, trong 6 tháng đầu năm 2025, hoạt động XK qua địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, đặc biệt ở các mặt hàng chủ lực. Nhờ sự phục hồi kinh tế và chiến lược đa dạng hóa thị trường, nhiều DN trên địa bàn đã đưa hoạt động XK hàng hóa lên bước tăng trưởng đáng kể.

Thống kê cho thấy, kim ngạch XK xơ, sợi dệt các loại đạt khoảng 6,79 triệu USD, tăng 112,85% so với cùng kỳ năm 2024; mặt hàng hàng dệt và may mặc đạt khoảng 27,26 triệu USD, tăng 119,85%; mặt hàng chè cũng đạt 2,73 triệu USD, tăng 10,53%. Đây đều là những ngành có sự chuyển dịch tích cực, tận dụng tốt các cơ hội thị trường và xu thế tiêu dùng mới của quốc tế.

Tuy nhiên, theo Sở Công Thương tỉnh Hà Tĩnh, tổng kim ngạch XK của toàn tỉnh ước đạt 805 triệu USD, giảm khoảng 26,65% so với cùng kỳ năm 2024 và mới chỉ đạt 32,2% kế hoạch cả năm 2025. Nguyên nhân chính là do sản lượng XK thép, mặt hàng XK chủ lực nhiều năm qua, bị sụt giảm mạnh bởi khó khăn trong tìm kiếm thị trường nước ngoài. Dù vậy, đây là kết quả khả quan trong bối cảnh chung còn nhiều khó khăn, thể hiện sự linh hoạt của DN và chính sách điều hành sát thực tế của địa phương.

Thép thành phẩm tại Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa. 	Ảnh: H.Nụ
Thép thành phẩm tại Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa. Ảnh: H.Nụ

Trong đó phải kể đến Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Fomosa Hà Tĩnh (FHS) đang chịu sự tác động của chính sách bảo hộ ngành thép một số nước trên thế giới dẫn đến khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường XK. Mặc dù vậy, để giảm tác động, FHS đã chủ động thích ứng bằng cách phát huy lợi thế cạnh tranh, tìm kiếm mở rộng thị trường XK mới giàu tiềm năng, đồng thời tập trung vào thị trường nội địa khi Chính phủ đang đẩy mạnh đầu tư công, xây dựng cầu đường, bến cảng, sân bay, góp phần thúc đẩy nhu cầu nhôm và thép tăng mạnh.

Theo đó, FHS đã ký kết hợp đồng và XK sang các quốc gia như: Anh, Nga, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia… với sản lượng từ 3.500 - 9.000 tấn thép/chuyến. Ngoài ra, FHS đẩy mạnh tiêu thụ thép ở thị trường nội địa, xuất hàng đi các cảng Hải Phòng, Dung Quất, Phú Mỹ, Sài Gòn… với sản lượng 8.000 - 10.000 tấn/chuyến. Mặt hàng XK chủ yếu của FHS là thép cuộn, thép dây, thép phôi thanh và thép phôi tấm; mặt hàng tiêu thụ nội địa chủ yếu là thép cuộn và thép dây.

Theo đại diện FHS, thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục đầu tư khu công nghiệp chuyên ngành thép, bổ sung cơ cấu sản phẩm thép dây vào dự án; điều chỉnh công năng hoạt động cảng Sơn Dương, triển khai giai đoạn 1-2 nâng công suất nhà máy liên hợp gang thép lên 15 triệu tấn/năm…

Chia sẻ với những khó khăn của FHS, Hà Tĩnh sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ công ty trong quá trình vận hành và mở rộng dự án, tạo điều kiện thuận lợi để công ty hoạt động hiệu quả, ông Nguyễn Đình Bình, Phó Đội trưởng Hải quan cửa khẩu cảng Vũng Áng (Chi cục Hải quan khu vực XI) cho biết, hiện nay có gần 50 DN mở tờ khai hải quan qua địa bàn cảng Vũng Áng, trong đó FHS là DN chủ lực, đóng góp tới hơn 80% kim ngạch và chiếm 80% số thuế XNK của tỉnh.

Số liệu thống kê cho thấy, tính đến 30/6/2025, FHS đã đóng nộp thuế XNK hơn 2.300 tỷ đồng. Thời gian tới, Hải quan cửa khẩu cảng Vũng Áng tiếp tục tăng cường trao đổi, nắm bắt thông tin về các khó khăn, vướng mắc của FHS để có các giải pháp hỗ trợ kịp thời; hướng dẫn DN triển khai thủ tục, chính sách liên quan đến hàng hóa XNK trong lĩnh vực hải quan.

… vẫn tăng trưởng 8,16%

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tỉnh Hà Tĩnh đạt 8,16%, trong đó khu vực công nghiệp – xây dựng tiếp tục giữ vai trò chủ lực với mức tăng 10,39%, đóng góp gần một nửa vào mức tăng trưởng chung của tỉnh... Dư địa tăng trưởng của Hà Tĩnh trong nửa cuối năm còn khá lớn, đặc biệt nhờ sự đóng góp từ các công trình, dự án quy mô lớn dự kiến đi vào vận hành.

Công chức Chi cục Hải quan cảng Vũng Áng kiểm tra, giám sát hàng xuất khẩu tại cảng Sơn Dương. 	Ảnh: H.Nụ
Công chức Hải quan cảng Vũng Áng kiểm tra, giám sát hàng xuất khẩu tại cảng Sơn Dương. Ảnh: H.Nụ

Theo Chi cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh, GRDP 6 tháng đầu năm 2025 của tỉnh tăng 8,16% so với cùng kỳ. Trong các khu vực kinh tế, khu vực công nghiệp – xây dựng đạt mức tăng cao nhất với 10,39%, đóng góp 4,18 điểm phần trăm, giữ vai trò dẫn dắt nền kinh tế địa phương.

Phân tích sâu hơn cho thấy, trong khu vực công nghiệp – xây dựng, ngành công nghiệp tiếp tục giữ vai trò đầu tàu với mức tăng trưởng 8,52%, đóng góp 2,64 điểm phần trăm vào mức tăng chung.

Một số ngành sản xuất mũi nhọn như khai khoáng, sản xuất năng lượng, sản xuất xơ sợi, packpin, cellpin đều ghi nhận mức tăng ấn tượng. Đặc biệt, ngành xây dựng đạt mức tăng trưởng tới 16,62%, đóng góp thêm 1,54 điểm phần trăm.

Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc trên địa bàn tỉnh nhiều công trình và dự án lớn đang được đẩy nhanh tiến độ thi công.

Đáng chú ý là Nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại KKT Vũng Áng và Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng II – hai công trình trọng điểm với kỳ vọng tạo cú hích lớn cho sản xuất công nghiệp và tăng thu ngân sách. Bên cạnh đó, các công trình xây dựng lớn vẫn đang được thi công đồng loạt, giúp lĩnh vực xây dựng duy trì đà tăng trưởng cao.

Ngoài ra, hoạt động thương mại, dịch vụ được kỳ vọng sôi động hơn vào những tháng cuối năm mùa cao điểm tiêu dùng cũng sẽ tiếp tục đóng góp tích cực cho GRDP toàn tỉnh.

Trong bối cảnh nhiều khó khăn vẫn hiện hữu, việc duy trì mức tăng trưởng trên 8% là một tín hiệu đáng mừng. Kết quả này cho thấy nền kinh tế Hà Tĩnh đang có sự phục hồi thực chất, được thúc đẩy bởi sự dịch chuyển hợp lý trong cơ cấu ngành và nỗ lực vượt khó của cộng đồng DN cùng chính quyền các cấp.

Tỉnh Hà Tĩnh đặt mục tiêu kim ngạch XK năm 2025 đạt 2,5 tỷ USD. Để hiện thực hóa mục tiêu này, trong thời gian tới, Sở Công Thương tỉnh Hà Tĩnh sẽ tham mưu UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành chính sách phát triển logistics và XK giai đoạn 2026 - 2030; đồng thời phối hợp đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án chế biến, XK, đảm bảo đúng tiến độ đưa vào hoạt động.

Theo ông Võ Tá Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Hà Tĩnh, đơn vị đang tiếp tục tổ chức đoàn khảo sát, làm việc về một số nội dung liên quan đến sản xuất, XK và dịch vụ logistics để xây dựng báo cáo đánh giá thực hiện chính sách phát triển XK và dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025. Từ đó, phục vụ xây dựng chính sách phát triển thương mại và logistics trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2026 - 2030.

FHS tiếp tục triển khai đồng bộ, linh hoạt các giải pháp, chú trọng tiết giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Ngoài thị trường XK, FHS tiếp tục xây dựng chiến lược, gia tăng thị phần tiêu thụ nội địa lên 60% trong giai đoạn 2025 - 2026 (hiện nay thị trường nội địa khoảng 40%). Mục tiêu FHS hướng tới là duy trì ổn định chuỗi sản xuất - kinh doanh, đảm bảo việc làm thường xuyên cho hơn 5.700 cán bộ, nhân viên của công ty.
Nụ Bùi

Tin liên quan

Doanh nghiệp Việt trên hành trình xây dựng thương hiệu toàn cầu

Doanh nghiệp Việt trên hành trình xây dựng thương hiệu toàn cầu

Từng được ví như “công xưởng của thế giới”, ngành sản xuất Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội chuyển đổi từ vai trò gia công đơn thuần sang sở hữu thương hiệu toàn cầu.
Xuất khẩu cá ngừ trước nhiều thách thức

Xuất khẩu cá ngừ trước nhiều thách thức

Dự báo xuất khẩu (XK) cá ngừ của Việt Nam trong nửa cuối năm sẽ gặp rất nhiều khó khăn và khó có thể cán đích như năm 2024.
Chính sách “cởi trói” cho hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ

Chính sách “cởi trói” cho hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ

Những quy định mới liên quan đến hàng hóa XNK tại chỗ nêu tại Luật số 90/2025/QH15 được thông qua là những chính sách đột phá, tháo gỡ kịp thời điểm nghẽn về pháp luật, tạo thuận lợi cho DN hoạt động.
Giải pháp logistics hiệu quả, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu

Giải pháp logistics hiệu quả, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu

Tại Diễn đàn Logistics 2025 do Vụ Phát triển Thị trường Nước ngoài – Bộ Công Thương chủ trì diễn ra vào chiều ngày 25/7/2025, các chuyên gia chia sẻ những giải pháp logistics cho chuỗi cung ứng bền vững, ổn định.
63% cao su Việt đến từ hộ nhỏ: Bài toán hóc búa trước quy định chống mất rừng của EU

63% cao su Việt đến từ hộ nhỏ: Bài toán hóc búa trước quy định chống mất rừng của EU

Quy định chống mất rừng (EUDR) của EU sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2026, đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt về truy xuất nguồn gốc cao su nhập khẩu. Với 63% nguyên liệu đến từ hộ tiểu điền, ngành cao su Việt Nam đối mặt bài toán lớn về minh bạch chuỗi cung ứng – yếu tố quyết định khả năng duy trì thị phần tại thị trường châu Âu.
Việt Nam sẽ giữ vững tăng trưởng 6,3%

Việt Nam sẽ giữ vững tăng trưởng 6,3%

ADB điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng khu vực do xuất khẩu yếu và bất ổn thương mại, nhưng vẫn giữ nguyên kỳ vọng với Việt Nam ở mức 6,3% nhờ xuất khẩu và dòng vốn FDI tăng.
Phân bón Việt đạt chuẩn cao nhất tại Úc

Phân bón Việt đạt chuẩn cao nhất tại Úc

Phân bón Cà Mau vừa trở thành doanh nghiệp Việt đầu tiên đạt chuẩn Level One – cấp độ cao nhất trong hệ thống kiểm soát nhập khẩu phân bón của Úc. Thành tựu này giúp urê Việt Nam vươn ra thị trường khó tính với lợi thế miễn kiểm tra, rút ngắn thông quan và giảm chi phí logistics.
Xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng, tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế

Xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng, tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế

Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 219,83 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tín hiệu cho thấy xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng và động lực tăng trưởng của nền kinh tế trong năm 2025.
Cảnh báo đỏ cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt trên thị trường Hoa Kỳ

Cảnh báo đỏ cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt trên thị trường Hoa Kỳ

Thị trường Hoa Kỳ tiếp tục siết chặt hàng hóa nhập khẩu khi Bộ Thương mại nước này vừa khởi động loạt rà soát thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Đây không còn là thủ tục thông thường, mà là cảnh báo đỏ buộc doanh nghiệp phải chủ động ứng phó nếu không muốn đánh mất thị phần.
Doanh nghiệp có tâm lý dè dặt khi xuất khẩu sang Mỹ

Doanh nghiệp có tâm lý dè dặt khi xuất khẩu sang Mỹ

Việc Mỹ tạm hoãn áp thuế đến 1/8 giúp một số doanh nghiệp tranh thủ xuất thêm hàng trong nửa đầu tháng 7, nhưng tâm lý dè dặt vẫn bao trùm thị trường.
Gạo Việt Nam nâng tầm giá trị từ "ngọc thô" đến "ngọc quý"

Gạo Việt Nam nâng tầm giá trị từ "ngọc thô" đến "ngọc quý"

Việt Nam, một trong những cường quốc xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, đang đối mặt với một nghịch lý đáng lo ngại trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động: chúng ta bán được nhiều gạo hơn nhưng lại thu về ít tiền hơn. Đây là một thực trạng đáng báo động, cho thấy những thách thức sâu sắc trong việc nâng tầm giá trị hạt gạo Việt trên trường quốc tế.
Xuất khẩu cá tra vượt 1 tỷ USD

Xuất khẩu cá tra vượt 1 tỷ USD

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025 ghi nhận kết quả tích cực, dù môi trường thương mại quốc tế vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Giá điều xuất khẩu bật tăng gần 24%

Giá điều xuất khẩu bật tăng gần 24%

Giá xuất khẩu hạt điều Việt Nam nửa đầu năm 2025 tăng vọt lên 6.805,4 USD/tấn, cao hơn 23,8% so với cùng kỳ, giúp kim ngạch đạt 2,36 tỷ USD dù sản lượng giảm nhẹ. Diễn biến này cho thấy ngành điều đang chuyển hướng rõ nét sang chiến lược gia tăng giá trị.
Tây Ban Nha, Algeria trở thành điểm sáng mới của cà phê Việt

Tây Ban Nha, Algeria trở thành điểm sáng mới của cà phê Việt

Xuất khẩu cà phê Việt Nam đạt 5,4 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2025, tăng tới 66% về giá trị so với cùng kỳ. Bên cạnh các thị trường truyền thống, hiện nay Tây Ban Nha và Algeria nổi lên là hai điểm sáng tăng trưởng mới, phản ánh hiệu quả của chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xuất khẩu da giày tăng trưởng hai chữ số

Xuất khẩu da giày tăng trưởng hai chữ số

Nửa đầu năm 2025, xuất khẩu da giày Việt Nam đạt trên 14 tỷ USD, tăng hai chữ số so với cùng kỳ. Giày dép chiếm khoảng 12 tỷ USD, tăng 10,1%; nhóm túi xách, vali, ô dù tăng 11,6%. Kết quả này củng cố vị thế của Việt Nam trong top 3 sản xuất và top 2 xuất khẩu da giày toàn cầu.
Xuất khẩu cà phê qua sàn thương mại điện tử: Hướng đi mới cho nông sản Việt

Xuất khẩu cà phê qua sàn thương mại điện tử: Hướng đi mới cho nông sản Việt

Lần đầu tiên, cà phê Buôn Ma Thuột được xuất khẩu sang Trung Quốc thông qua sàn thương mại điện tử, đánh dấu bước ngoặt mới trong hành trình đưa nông sản Việt vươn ra thị trường quốc tế.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Bài 5: Thu thuế tài sản số - Bước đi cần thiết để quản lý minh bạch và chống thất thu ngân sách

Bài 5: Thu thuế tài sản số - Bước đi cần thiết để quản lý minh bạch và chống thất thu ngân sách

Dự thảo Luật Thuế TNCN (thay thế) đang đề xuất áp thuế 0,1% trên giá chuyển nhượng từng lần giao dịch đối đối với giao dịch tài sản số...
Phối hợp cơ quan Công an để phát hiện tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán

Phối hợp cơ quan Công an để phát hiện tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán

Từ năm 2020 đến nay, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã tổ chức 75 đoàn kiểm tra giao dịch có dấu hiệu bất thường trên thị trường chứng khoán.
Hải quan Nậm Cắn tham gia giúp đỡ người dân khắc phục hậu quả sau lũ

Hải quan Nậm Cắn tham gia giúp đỡ người dân khắc phục hậu quả sau lũ

Công chức Hải quan cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn đã phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng chức tích cực giúp dân dọn dẹp, khắc phục hậu quả.
Thị trường bất động sản: ghi nhận nhiều tín hiệu phục hồi

Thị trường bất động sản: ghi nhận nhiều tín hiệu phục hồi

Thị trường bất động sản trên cả nước đang ghi nhận những tín hiệu phục hồi tích cực.
Đảm bảo thủ tục hành chính thuế được giải quyết “đúng người, đúng việc, đúng thời hạn”

Đảm bảo thủ tục hành chính thuế được giải quyết “đúng người, đúng việc, đúng thời hạn”

Đó là yêu cầu của Cục trưởng Mai Xuân Thành tại cuộc họp trực tuyến với 34 Thuế tỉnh Thành phố và 350 Thuế cơ sở.
(INFOGRAPHICS): Cơ cấu tổ chức Thuế tỉnh Điện Biên

(INFOGRAPHICS): Cơ cấu tổ chức Thuế tỉnh Điện Biên

Tạp chí Kinh tế - Tài chính giới thiệu đến bạn đọc thông tin cơ bản về nhân sự lãnh đạo, cơ cấu tổ chức Thuế tỉnh Điện Biên.
(INFOGRAPHICS): Cơ cấu tổ chức Thuế tỉnh Phú Thọ

(INFOGRAPHICS): Cơ cấu tổ chức Thuế tỉnh Phú Thọ

Tạp chí Kinh tế - Tài chính giới thiệu đến bạn đọc thông tin cơ bản về nhân sự lãnh đạo, cơ cấu tổ chức của Thuế tỉnh Phú Thọ.
(INFORGRAPHICS): Ông Nông Phi Quảng làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VII

(INFORGRAPHICS): Ông Nông Phi Quảng làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VII

Các thông tin liên quan của Chi cục Hải quan khu vực VII.
(INFOGRAPHICS): Ông Bùi Khánh Toàn làm Trưởng Thuế thành phố Đà Nẵng

(INFOGRAPHICS): Ông Bùi Khánh Toàn làm Trưởng Thuế thành phố Đà Nẵng

Từ ngày 1/7/2025, ngành Thuế đã ổn định về tổ chức bộ máy, nhân sự của Thuế tỉnh, thành phố để hoạt động thông suốt theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Tạp chí Kinh tế - Tài chính giới thiệu đến bạn đọc thông tin cơ bản về nhân sự lãnh đạo, cơ cấu
(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế

(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế

Từ 1/3, Tổng cục Thuế đã được tổ chức lại thành Cục Thuế hiện nay, trong đó khối cơ quan Cục Thuế đã giảm từ 17 đầu mối xuống còn 12 đầu mối
Phiên bản di động