Facebook Twitter youtube Tiktok

Xuất khẩu rau quả hụt hơi: Chặng nước rút 4,9 tỷ USD khó về đích

Năm 2025, ngành rau quả Việt Nam đặt ra mục tiêu đầy tham vọng: kim ngạch xuất khẩu đạt 7,6 tỷ USD, tăng 6,8% so với năm 2024. Để chạm tới con số này, 6 tháng cuối năm 2025, ngành rau quả phải thu về thêm 4,55 tỷ USD đến 4,9 tỷ USD. Tuy nhiên, bức tranh nửa đầu năm lại không mấy sáng sủa khi tổng giá trị xuất khẩu chỉ đạt 3,05 tỷ USD, giảm 8,4% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là một "chặng nước rút" đầy áp lực và được giới chuyên gia nhận định là "khó về đích".
OCOP Việt: Hành trình vươn ra thế giới Cà phê Việt: Nửa năm, chinh phục trọn kế hoạch 65 tỷ USD: Mục tiêu lớn trên hành trình bền bỉ của nông nghiệp Việt Nam
Xuất khẩu rau quả hụt hơi: Chặng nước rút 4,9 tỷ USD khó về đích
Ngành rau quả Việt đang tăng tốc mạnh mẽ trong 6 tháng cuối để kỳ vọng đạt mục tiêu xuất khẩu 7,6 tỷ USD.

Kế hoạch xuất khẩu gặp khó

Nguyên nhân chính dẫn đến sự "hụt hơi" này nằm ở thị trường chủ lực – Trung Quốc, nơi chiếm tới 48,2% tổng giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam.

Trong 5 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đã giảm mạnh tới 35,1% so với cùng kỳ. Tác động rõ rệt nhất đến từ mặt hàng chiến lược: sầu riêng.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tính đến hết tháng 5/2025, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam chỉ đạt 387 triệu USD, trong đó riêng thị trường Trung Quốc đạt 278 triệu USD, giảm tới 67%.

Ông Nguyên phân tích thêm, năm 2024 sầu riêng đã mang về 3,2 tỷ USD, và nếu tốc độ kim ngạch sầu riêng giảm khoảng 60% trong năm nay, tương đương 1,8 tỷ USD sụt giảm, thì ảnh hưởng tới tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành là rất rõ ràng.

Bên cạnh sầu riêng, các mặt hàng chủ lực khác như thanh long, chuối, mít cũng chịu ảnh hưởng tương tự từ việc Trung Quốc giảm nhập khẩu.

Mặc dù có những điểm sáng từ các thị trường khác như Hoa Kỳ với mức tăng 65,2% và Hồng Kông (Trung Quốc) với 69,2% trong 5 tháng đầu năm, nhưng quy mô của các thị trường này chưa đủ lớn để bù đắp cho sự sụt giảm từ thị trường Trung Quốc.

Do đó, ông Đặng Phúc Nguyên dự báo kim ngạch xuất khẩu rau quả cả năm 2025 sẽ chỉ đạt khoảng 5,5-6 tỷ USD. Tương tự, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến cũng ước tính con số này chỉ đạt khoảng 6,6 tỷ USD, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm 2024.

Chiến lược cho chặng nước rút cuối năm

Trước tình hình đầy thách thức, để "phá băng" và hoàn thành "chặng nước rút" cuối năm, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã và đang khẩn trương xây dựng kế hoạch và đề ra các nhiệm vụ cụ thể nhằm thúc đẩy xuất khẩu.

Một trong những giải pháp trọng tâm là đa dạng hóa thị trường và tăng cường xúc tiến thương mại.

Theo đó, tại thị trường Hoa Kỳ, nơi người tiêu dùng đang có xu hướng ưu tiên thực phẩm tươi, độc đáo và tốt cho sức khỏe, doanh nghiệp Việt Nam cần tăng tốc đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm trái cây đặc sản là thế mạnh của Việt Nam như dừa tươi, xoài, bưởi, chanh dây. Đồng thời, các sản phẩm chế biến từ dừa và xoài cũng đang có lợi thế tăng trưởng tốt và cần được thúc đẩy.

Không chỉ Hoa Kỳ, ngành rau quả cần duy trì và mở rộng thị phần tại các thị trường lớn đã ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) như Nhật Bản, Hàn Quốc, và EU, nhằm giảm thiểu rủi ro và hướng đến tăng trưởng bền vững. Ngay cả với Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp và Môi trường vẫn nhận định đây là thị trường lớn nhất và Hiệp định ACFTA (ASEAN – Trung Quốc) đã giảm thuế cho hơn 8.000 mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam, trong đó có trái cây tươi, mở ra nhiều cơ hội. Dừa tươi được đánh giá là mặt hàng có triển vọng tăng trưởng tốt tại thị trường này.

Một yếu tố then chốt khác để giữ vững và mở rộng thị trường là nâng cao chất lượng và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm của các nước nhập khẩu.

Điều này đặc biệt quan trọng với các mặt hàng giá trị cao như sầu riêng, vốn đang chịu sự kiểm soát chặt chẽ. Việc nắm bắt thông tin và theo dõi sát sao tình hình thông quan tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc cũng là cần thiết để xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.

Ông Đỗ Hồng Khanh, Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cảnh báo rằng, mức độ phục hồi của xuất khẩu sầu riêng tươi phụ thuộc rất lớn vào việc doanh nghiệp và nông dân có duy trì được điều kiện an toàn thực phẩm như đã cam kết hay không, bởi nếu vi phạm tái diễn, rủi ro vẫn còn rất lớn.

Trong bối cảnh nhiều biến động, chế biến sâu đang nổi lên như một chiến lược dài hạn và mang tính sống còn cho ngành rau quả Việt Nam. Hiện tại, kim ngạch xuất khẩu rau quả chế biến chiếm khoảng một phần ba tổng kim ngạch của toàn ngành. Chế biến sâu giúp giảm áp lực tiêu thụ khi nông sản vào mùa vụ chính, giảm chi phí vận chuyển, và quan trọng nhất là gia tăng giá trị cho nông sản xuất khẩu.

Điển hình là sầu riêng đông lạnh – mặt hàng này đã trở thành một điểm sáng mới đầy tiềm năng. Trong 6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu sầu riêng đông lạnh đã tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước, đạt 14.282 tấn. Sự ổn định và khả năng bảo quản lâu dài là những lợi thế lớn của sầu riêng đông lạnh. Nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư vào dây chuyền chế biến và kho lạnh hiện đại để đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của Trung Quốc cũng như các thị trường tiềm năng khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, EU.

Với việc Trung Quốc đã phê duyệt thêm gần 1.000 mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói, xuất khẩu sầu riêng tươi cũng được dự báo có khả năng phục hồi từ quý III/2025, đặc biệt là trong mùa vụ chính từ tháng 8 đến tháng 10.

Nhìn chung, nếu không quyết liệt đẩy nhanh chế biến sâu, đa dạng hóa thị trường và nâng cao chất lượng xuất khẩu chính ngạch, ngành rau quả khó có thể chinh phục mục tiêu 7,6 tỷ USD năm nay. Đã đến lúc toàn ngành phải tăng tốc và siết lại toàn bộ chuỗi sản xuất – xuất khẩu, nếu không muốn hụt hơi ngay ở chặng nước rút.

HOA BÙI

Tin liên quan

Trung Quốc không còn là “bệ đỡ” xuất khẩu rau quả Việt?

Trung Quốc không còn là “bệ đỡ” xuất khẩu rau quả Việt?

Ngành rau quả Việt Nam đang trải qua những tháng đầy thử thách khi kim ngạch xuất khẩu liên tục sụt giảm. Theo số liệu sơ bộ từ Cục Hải quan, tháng 5/2025, giá trị xuất khẩu rau quả chỉ đạt hơn 496 triệu USD, giảm tới 33,5% so với cùng kỳ năm 2024. Đây đã là tháng thứ 5 liên tiếp xuất khẩu đi xuống, kéo tổng kim ngạch 5 tháng đầu năm chỉ đạt gần 2,2 tỷ USD, giảm 17,8% so với cùng kỳ.
Xuất khẩu rau quả giảm 17%: Rào cản lớn nhất lại đến từ điều nhỏ nhất

Xuất khẩu rau quả giảm 17%: Rào cản lớn nhất lại đến từ điều nhỏ nhất

Xuất khẩu rau quả đang hụt hơi ngay từ đầu năm. Điều đáng lưu ý là các rào cản lớn nhất hiện nay lại đến từ những khâu tưởng nhỏ như kiểm nghiệm chất lượng, mã số vùng trồng, hay tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
Tận dụng lợi thế để tăng xuất khẩu rau quả vào các thị trường gần

Tận dụng lợi thế để tăng xuất khẩu rau quả vào các thị trường gần

(HQ Online) - Với khoảng cách địa lý gần, chi phí và thời gian vận chuyển thấp cùng ưu đãi về thuế quan… là những lợi thế lớn mà ngành rau quả Việt Nam cần tranh thủ tận dụng để tăng cường xuất khẩu vào các thị trường khu vực châu Á như Trung Quốc, ASEAN, Trung Đông…
Hoạt động xuất khẩu qua địa bàn Hà Tĩnh tăng trưởng đáng kể

Hoạt động xuất khẩu qua địa bàn Hà Tĩnh tăng trưởng đáng kể

Đánh giá của tỉnh Hà Tĩnh cho thấy, nhờ có chiến lược đa dạng hóa thị trường của DN, hoạt động XNK đã có bước tăng trưởng đáng kể. Điều này vẫn đưa tỉnh Hà Tĩnh nằm trong nhóm có kim ngạch XK hàng hóa lớn nhất khu vực Bắc Trung Bộ, đứng thứ 3 sau Thanh Hóa và Nghệ An.
Cà phê Việt: Nửa năm, chinh phục trọn kế hoạch

Cà phê Việt: Nửa năm, chinh phục trọn kế hoạch

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2025, ngành cà phê Việt Nam đã đạt giá trị xuất khẩu 5,45 tỷ USD, gần chạm mục tiêu cả năm đề ra. Với mức tăng trưởng 67,5% về kim ngạch so với cùng kỳ, cà phê Việt được dự báo sẽ bứt phá lên mốc 7,5 tỷ USD, khẳng định vị thế trên bản đồ xuất khẩu nông sản toàn cầu.
65 tỷ USD: Mục tiêu lớn trên hành trình bền bỉ của nông nghiệp Việt Nam

65 tỷ USD: Mục tiêu lớn trên hành trình bền bỉ của nông nghiệp Việt Nam

Năm 2025, ngành nông nghiệp Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 65 tỷ USD, coi đây là dấu mốc khẳng định sức bền, sự linh hoạt và khả năng thích ứng trước biến động toàn cầu. Trong nửa đầu năm, kết quả xuất khẩu và thặng dư thương mại đã tạo nền tảng vững chắc, tiếp thêm niềm tin cho kỳ vọng bứt phá mạnh mẽ trong chặng đường còn lại.
Chú trọng nâng cao năng lực chế biến sâu và bảo quản nông sản sau thu hoạch

Chú trọng nâng cao năng lực chế biến sâu và bảo quản nông sản sau thu hoạch

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Thanh Nam, cần nâng cao năng lực chế biến sâu và bảo quản sau thu hoạch, bảo đảm chất lượng nông sản theo yêu cầu thị trường.
Kịch bản nào cho xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm?

Kịch bản nào cho xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm?

Xuất khẩu (XK) thủy sản trong 6 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng hai con số. Tuy nhiên, XK sang thị trường Mỹ đang theo chiều hướng giảm, chuyên gia dự báo nửa cuối năm sẽ khó khăn hơn.
Khởi công 2 công trình thuộc Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh

Khởi công 2 công trình thuộc Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh

UBND tỉnh Lạng Sơn vừa tổ chức khởi công công trình đối với dự án Đầu tư xây dựng nhà làm việc liên ngành cho các lực lượng chức năng tại đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá mốc 1088/2-1089 và dự án Mở rộng đường vận chuyển hàng hoá chuyên dụng khu vực mốc 1119 - 1120 cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (từ 6 làn lên 14 làn).
“Cửa sáng” cho nông sản Việt vào Nhật

“Cửa sáng” cho nông sản Việt vào Nhật

Nhật Bản mở rộng cánh cửa cho nông sản Việt Nam nhưng tiêu chuẩn khắt khe đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi cách tiếp cận. Hợp tác với các kênh bán lẻ quốc tế đang trở thành chiến lược để không chỉ bán hàng mà còn xây dựng thương hiệu bền vững.
Giá mủ lập đỉnh: Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Giá mủ lập đỉnh: Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Trước nguy cơ thiếu hụt nguồn cung cao su toàn cầu kéo dài và giá mủ neo cao, các “ông lớn” ngành cao su Việt Nam không chỉ củng cố vị thế xuất khẩu mà còn tăng tốc chuyển đổi quỹ đất sang phát triển khu công nghiệp, mở ra những cơ hội lợi nhuận mới và bền vững.
Tìm giải pháp logistics tối ưu thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa bền vững

Tìm giải pháp logistics tối ưu thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa bền vững

Để tạo thuận lợi cho hàng hóa XNK, cũng như giảm chi phí logistics trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, các giải pháp tạo thuận lợi cũng như chiến lược thay đổi mô hình giao nhận hàng hóa của doanh nghiệp logistics đã được các doanh nghiệp XNK quan tâm.
Doanh nghiệp chọn “lối thoát” xuất khẩu cá ngừ

Doanh nghiệp chọn “lối thoát” xuất khẩu cá ngừ

Xu hướng đa dạng hóa thị trường đang trở thành “lối thoát” được nhiều doanh nghiệp lựa chọn, không chỉ để phân tán rủi ro mà còn để đón đầu những cơ hội xuất khẩu mới.
Cơ hội bứt phá của cá tra Việt khi Hoa Kỳ áp mức thuế 0%

Cơ hội bứt phá của cá tra Việt khi Hoa Kỳ áp mức thuế 0%

Cá tra Việt Nam vừa ghi dấu mốc mới khi 8 doanh nghiệp chính thức được Hoa Kỳ áp mức thuế 0%, mở ra cơ hội bứt phá tại thị trường khó tính hàng đầu thế giới.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Hải quan khu vực XX hướng dẫn doanh nghiệp quy định về ưu đãi đầu tư

Hải quan khu vực XX hướng dẫn doanh nghiệp quy định về ưu đãi đầu tư

Nhiều nội dung quan trọng về hàng hóa nhập khẩu của đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định pháp luật về đầu tư đã được Chi cục Hải quan khu vực XX hướng dẫn cho doanh nghiệp.

Lý giải nguyên nhân giá vật liệu xây dựng 6 tháng đầu năm tăng kỷ lục

Giá vật liệu xây dựng 6 tháng đầu năm tăng đột biến, tăng tới 10,1 điểm phần trăm so với quý I và là mức tăng cao kỷ lục trong các kỳ điều tra hằng quý gần đây.
10/11 nhóm hàng đẩy CPI tháng 6 lên 0,48%

10/11 nhóm hàng đẩy CPI tháng 6 lên 0,48%

Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,42%, tác động làm tăng CPI chung 0,27 điểm phần trăm, chủ yếu do giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 2,93%.
Hoạt động xuất khẩu qua địa bàn Hà Tĩnh tăng trưởng đáng kể

Hoạt động xuất khẩu qua địa bàn Hà Tĩnh tăng trưởng đáng kể

Hà Tĩnh vẫn nằm trong nhóm có kim ngạch XK hàng hóa lớn nhất khu vực Bắc Trung Bộ, đứng thứ 3 sau Thanh Hóa và Nghệ An.
Lạng Sơn tăng cường kiểm tra chống buôn lậu tại các địa bàn trọng điểm

Lạng Sơn tăng cường kiểm tra chống buôn lậu tại các địa bàn trọng điểm

Theo Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn, có thời điểm, có địa bàn vẫn xảy ra tình trạng một số đối tượng lén lút vận chuyển hàng lậu qua một số địa bàn khu vực biên giới.
(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, cơ cấu tố chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Thuế tỉnh, thành phố; 350 Thuế cơ sở đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín với phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính khi bàn về vấn đề phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý thuế.
(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân

Triển khai thực hiện các Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngành Thuế đã xây dựng kế hoạch hành động để phát triển kinh tế tư nhân
(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức

Cơ quan thuế lưu ý một số nội dung nhằm tránh bị từ chối cấp tài khoản định danh điện tử tổ chức do dữ liệu không khớp với dữ liệu tại cơ quan thuế hoặc dữ liệu tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025

Từ 1/7, hệ thống chính sách thuế của Việt Nam sẽ bước vào một giai đoạn mới với hàng loạt quy định quan trọng có hiệu lực, tác động sâu rộng đến cả doanh nghiệp và người dân.
Phiên bản di động