Nông sản Việt ưu tiên khai thác thị trường có FTA
![]() |
Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. |
XK nông, lâm, thủy sản Việt Nam đã có những bước khởi đầu tương đối thuận lợi đầu năm nay. Ông đánh giá như thế nào về triển vọng XK toàn ngành trong cả năm 2021?
Trên cơ sở những thành tích ấn tượng của năm 2020, những ngày đầu năm 2021, ngành nông nghiệp tiếp tục chứng kiến những lô hàng gạo, tôm được XK với giá cao. Trong đó, lô hàng gạo của Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An XK sang Singapore có giá tới 705 USD/tấn.
Từ tín hiệu khả quan này, tôi hy vọng trong năm 2021, nhóm sản phẩm lương thực, thực phẩm sẽ tiếp tục phát huy đà tăng trưởng. Hiện, nhu cầu NK gạo của các thị trường vẫn cao. Đáng chú ý, một số nước vừa ký kết FTA với Việt Nam cũng cam kết mở cửa cho mặt hàng gạo. Với nhiều mặt hàng nông sản XK chủ lực khác như cà phê, hồ tiêu, năm 2021 cơ hội cũng rất sáng nhờ những DN vừa là nhà sản xuất uy tín với các sản phẩm chế biến sâu, vừa là nhà thương mại, ví dụ như Tập đoàn Phúc Sinh.
Với gỗ và sản phẩm từ gỗ, dự đoán XK vẫn tăng trưởng do nhu cầu của thị trường cao. Đối với mặt hàng thủy sản, tuy năm 2020 tốc độ tăng trưởng không được như kỳ vọng nhưng hy vọng năm 2021, XK thủy sản vẫn cán mốc 9 tỷ USD. Chúng ra đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm, đẩy mạnh chế biến, ví dụ sản phẩm cá tra đã có thêm nhiều mặt hàng có giá trị gia tăng lớn.
Nhìn chung, tận dụng tốt cơ hội, đa dạng hóa thị trường, phát huy chuyển đổi số, thương mại số, chắc chắn XK nông sản sẽ tiếp tục gặt hái nhiều kết quả khả quan trong năm 2021.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: Triển khai hiệu quả hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại
Bộ Công Thương sẽ đa dạng hóa hình thức xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường XK nông sản. Tới đây, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp xúc tiến thương mại thích hợp, thúc đẩy XK các sản phẩm nông sản, tận dụng lợi thế khai thác hiệu quả các thị trường XK . Bộ Công Thương phối hợp với Bộ NN&PTNT cùng các đơn vị liên quan triển khai đa dạng hóa các hình thức xúc tiến thương mại tiếp cận mở rộng thị trường XK, ưu tiên triển khai các đề án cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, các hoạt động xúc tiến XK đối với các thị trường trọng điểm. Mặt khác, Bộ cũng tăng cường tuyên truyền phổ biến thông tin về cơ hội xúc tiến XK vào các thị trường châu Á-Thái Bình Dương, EU, ASEAN, Australia, New Zealand… các mặt hàng nông, lâm, thủy sản nhằm khai thác và tận dụng hiệu quả lợi ích mang lại từ các FTA. Ngoài ra, Bộ Công Thương sẽ hợp tác chặt chẽ với bộ, ngành và địa phương triển khai có hiệu quả hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông nghiệp, giúp người nông dân đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa với sản lượng lớn và giá trị gia tăng cao hơn tại thị trường trong nước cũng như XK. Đáng chú ý, Bộ sẽ tiến hành gia tăng số lượng, quy mô và kinh phí hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các chương trình trung và dài hạn hướng vào một mặt hàng, một thị trường cho tới khi đạt kết quả cụ thể; chủ động lựa chọn nhóm hàng, mặt hàng nông sản có thế mạnh, tiềm năng XK, dành ưu tiên tập trung nguồn lực đẩy mạnh xúc tiến thương mại theo chuỗi... Uyển Như (ghi) |
Bên cạnh cơ hội, các yếu tố thuận lợi, ông có thể chia sẻ rõ hơn về những thách thức mà XK nông, lâm, thủy sản Việt phải đối mặt?
Việt Nam đã và đang hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới với tâm thế chủ động, trong đó nông nghiệp là ngành hội nhập nhanh. Việc tham gia các FTA, đa dạng hóa "sân chơi" chính là động lực cho sản xuất trong nước. Đương nhiên trong hội nhập, bao giờ cơ hội cũng đi kèm với thách thức. Năm 2021 trong lộ trình thực hiện các FTA, các rào cản thuế tuy được gỡ bỏ nhưng sẽ có những hàng rào kỹ thuật mới được dựng lên. Nông dân, DN cần phải làm quen để chuẩn hóa sản phẩm.
Ngành nông nghiệp đã và đang thực hiện tái cơ cấu, tập trung đẩy mạnh xây dựng các chuỗi giá trị với tâm thế không được chủ quan bởi biến thể của chủng virus Covid - 19. Đây sẽ là nhân tố tác động mạnh mẽ vào phát triển kinh tế, đặc biệt là chuỗi cung ứng. Bản thân các quốc gia cũng sẽ có sự thay đổi trong hành vi, tăng cường đầu tư cho sản xuất lương thực, thực phẩm nếu dư địa vẫn còn để giảm phụ thuộc NK, đảm bảo an ninh lương thực.
Bên cạnh đó, nông sản Việt tiếp tục phải cạnh tranh với những quốc gia XK nông sản có tiềm năng như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc… Ngoài ra cũng phải nói thêm rằng, những chính sách thương mại của các nước lớn như Mỹ chắc chắn sẽ có điều chỉnh, cần chủ động nắm rõ để thích ứng; cùng với đó, thiên tai, biến đổi khí hậu là những tác nhân có thể tác động lớn đến sản xuất kinh doanh...
Để đạt được mục tiêu XK nông, lâm, thủy sản 44 tỷ USD như kỳ vọng của Thủ tướng Chính phủ, theo ông, đâu là các giải pháp cần được ưu tiên triển khai thời gian tới?
Tôi cho rằng cần xác định thực hiện các mục tiêu sản xuất kinh doanh với tâm thế chủ động. Cụ thể, ngay từ quý 1/2021 không để chuỗi cung ứng bị đứt gãy do tác động của dịch Covid-19, vượt qua những khó khăn trong logistics, tình trạng container rỗng.
Đồng thời, theo tôi phải làm tốt công tác thông tin cảnh báo của các nước cho các hiệp hội ngành hàng, DN để có thể chủ động thích ứng; đa đạng hóa các hình thức phát triển thị trường, triển khai ứng dụng kinh tế số trong nông nghiệp, tháo gỡ những rào cản, những yêu cầu kỹ thuật bằng hình thức trực tuyến.
Năm 2021, đối với sản phẩm trồng trọt, Bộ NN&PTNT sẽ tập trung đàm phán để các loại trái cây: sầu riêng, bưởi, chanh leo, khoai lang được XK chính ngạch sang Trung Quốc; sản phẩm chăn nuôi tiếp tục mở rộng danh sách các nhà máy chế biến sữa được XK sang Trung Quốc, hoàn thiện những công đoạn cuối cùng để XK chính ngạch tổ yến sang Trung Quốc.
Đáng chú ý ở góc độ thị trường, ngoài thị trường truyền thống, cần khai thác nhóm thị trường trong các FTA đã ký kết vì dung lượng thị trường lớn, đa dạng. Đặc biệt, năm nay, Bộ NN&PTNT có chủ trương "tấn công" vào thị trường Halal (cộng đồng những người theo đạo Hồi trên thế giới), với khoảng 2,2 tỷ người, tập trung vào các sản phẩm thế mạnh như trà, cà phê, hồ tiêu, thủy sản, gạo,…
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan

6 nguyên nhân khiến giá nhà bị đẩy lên cao
08:41 | 11/05/2025 Nhịp sống thị trường

TS. Phan Hữu Thắng: Ứng phó thuế đối ứng từ Mỹ cần chính sách thương mại linh hoạt, chủ động
12:32 | 10/05/2025 Nhịp sống thị trường

Xuất khẩu sầu riêng nguy cơ tụt dốc
09:04 | 11/05/2025 Xu hướng

Lưu ý khi xuất khẩu cám gạo và cám gạo chiết ly sang thị thường Trung Quốc
16:26 | 12/05/2025 Cần biết

Chủ động phương án tiêu thụ và xuất khẩu vải thiều
16:20 | 12/05/2025 Xu hướng

Cơ hội nào trước chính sách thuế quan của Mỹ
10:13 | 12/05/2025 Xu hướng

Hà Tĩnh cần hơn 14.000 tỷ đồng phát triển cảng biển
09:36 | 12/05/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Tìm cách “mở khóa” thị trường Hoa Kỳ trước thuế đối ứng
13:38 | 09/05/2025 Xu hướng

Lạng Sơn: Áp dụng phí hạ tầng cửa khẩu theo quy định mới từ ngày 8/5
10:38 | 09/05/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản bứt tốc, mở rộng thị trường
21:20 | 08/05/2025 Xu hướng

Nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ tăng gần 28%
10:43 | 08/05/2025 Xu hướng

Hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi do nhu cầu toàn cầu tăng cao
20:37 | 07/05/2025 Xu hướng

Tuân thủ CBAM: Con đường hướng tới xuất khẩu xanh
20:31 | 07/05/2025 Cần biết

4 tháng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng hơn 37 tỷ USD
13:49 | 07/05/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

TP.HCM: Thu từ xuất nhập khẩu ước đạt 41.215 tỷ đồng
09:40 | 07/05/2025 Xu hướng

Xuất khẩu thủy sản đảo chiều: Trung Quốc vượt Mỹ, chiếm vị trí số 1
07:34 | 07/05/2025 Xu hướng
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Lưu ý khi xuất khẩu cám gạo và cám gạo chiết ly sang thị thường Trung Quốc

Hải quan Vạn Gia tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác hải quan

Đề xuất bãi bỏ các trường thông tin không cần thiết trên Nền tảng Cửa khẩu số

Chủ động phương án tiêu thụ và xuất khẩu vải thiều

Hoàn tự động 870 tỷ đồng tiền thuế thu nhập cá nhân

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

Hải quan Vạn Gia tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác hải quan

Đề xuất bãi bỏ các trường thông tin không cần thiết trên Nền tảng Cửa khẩu số

Hoàn tự động 870 tỷ đồng tiền thuế thu nhập cá nhân

Toyota và Honda đóng góp số thu ngân sách lớn cho Vĩnh Phúc

Chi cục Hải quan khu vực XVII: Đồng hành, tiếp sức doanh nghiệp bứt phá

Kết quả giải ngân chi thường xuyên 4 tháng đầu năm của ngành Thuế

Sau cưỡng chế, doanh nghiệp thuộc Tân Hoàng Minh nộp hơn 31 tỷ đồng thuế

Lạng Sơn quyết ngăn chặn mối nguy từ hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ

Tiêu huỷ gần 5 tấn da trâu, da bò không rõ nguồn gốc xuất xứ

Triệt phá cơ sở mỹ phẩm giả đã bán hơn 100 nghìn đơn hàng trên Shopee, Tiktok

Lạng Sơn phát hiện, thu giữ số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Công khai 848 trường hợp nợ thuế trên 1.285 tỷ đồng

Lưu ý về thủ tục hải quan đối với loại hình gia công chế xuất

Tăng thuế thuốc lá giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng

Hà Nội: Giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết các thủ tục hành chính

Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu

Áp thuế với đồ uống có đường là giải pháp “cùng thắng”

Miễn tiền thuê đất phụ thuộc vào từng loại giấy phép đầu tư

Toyota và Honda đóng góp số thu ngân sách lớn cho Vĩnh Phúc

4 công trình khoa học nhận Giải thưởng Bảo Sơn 2024

6 nguyên nhân khiến giá nhà bị đẩy lên cao

Vinachem lên sàn, xanh hóa, phá vỡ lối mòn cũ

VIMC: Từ nguy cơ phá sản đến doanh nghiệp có vốn hóa trên 100.000 tỷ đồng
