Nhật Bản: Hai thập kỷ suy giảm kinh tế
![]() |
Kinh tế Nhật Bản chưa thoát khỏi vòng xoáy suy giảm kinh tế (ảnh minh họa)
Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ II chấm dứt, Nhật Bản là nước đầu tiên trên thế giới tạo được mức tăng trưởng bền vững liên tục (hơn 10%/năm) từ giữa thập niên 50 cho tới đầu thập niên 70 của thế kỷ trước.
Vào đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh và giá trị các tài sản như địa ốc, chứng khoán tăng vọt. Tuy nhiên, tới cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, giá tất cả tài sản ở Nhật Bản - trong đó có chứng khoán và địa ốc - bắt đầu sụt giảm và kinh tế nước này bắt đầu suy giảm. Giá địa ốc và chứng khoán giảm đã kéo theo cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Tới năm 1995, các ngân hàng nhỏ đã phải đóng cửa và tới cuối thập niên 90, Nhật Bản chìm trong tình trạng suy giảm nghiêm trọng. Tháng 11-1997, cuộc khủng hoảng đã lên tới mức đỉnh điểm và chính phủ Nhật Bản phải ra tay hành động để cứu nguy.
Một trong những biện pháp chính phủ thực hiện là ban hành một cơ chế cho phép chính phủ tạm thời quốc hữu hóa các ngân hàng bị thua lỗ. Sau đó, chính phủ chấn chỉnh và vực dậy những ngân hàng này rồi bán lại cho tư nhân. Tuy nhiên, trong giai đoạn kinh tế Nhật Bản khủng hoảng, nước này lại có nhiều thủ tướng thay phiên nắm quyền lãnh đạo, do vậy các chính sách không được thực hiện một cách nhất quán và cương quyết.
Chính phủ Nhật Bản vừa công bố gói kích cầu trị giá 18.000 tỷ yên (khoảng hơn 250 tỷ đôla Australia). Đây là gói kích cầu lớn nhất trong số 9 gói Nhật Bản công bố trong thập niên qua. Nhật Bản đang là quốc gia có mức nợ công lớn nhất so với các nước công nghiệp phát triển.
Hiện nay, biện pháp duy nhất để mà Nhật Bản đang áp dụng để không bị vỡ nợ là áp dụng chính sách lãi suất trong nước rất thấp. Nếu lãi suất tăng, Nhật sẽ gặp vấn đề nghiêm trọng trong việc duy trì khoản nợ khổng lồ này. Tình trạng thất nghiệp tại Nhật Bản đã lên tới mức kỷ lục (3,5 triệu người). Đây là mức cao nhất kể từ khi Nhật thực hiện các cuộc thống kê về thất nghiệp kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II.
Đánh giá thực trạng Nhật Bản, các nhà kinh tế đã rút ra một số bài học. Theo họ, bài học đầu tiên là chính sách tài chính. Đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, các biện pháp kích cầu tài chính đã giúp kinh tế Nhật Bản hồi phục. Tuy nhiên, khi kinh tế bắt đầu phát triển, chính phủ đã phạm một sai lầm vào năm 1996 là tăng thuế và cắt giảm chi tiêu quá nhanh.
Việc thực hiện các biện pháp củng cố tài chính quá nhanh có thể đẩy kinh tế rơi trở lại vào tình trạng suy thoái. Đây là điều mà nhiều nước châu Âu đang phải đối mặt hiện nay. Bài học thứ hai là chính sách tiền tệ, vốn từ trước tới nay vẫn chưa được Chính phủ Nhật Bản thúc đẩy ở mức thích hợp. Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, Nhật Bản đã cắt dần mức lãi suất và cuối cùng mức lãi suất được đẩy xuống con số 0.
Chính phủ Nhật không đủ mạnh dạn để thử nghiệm những chính sách tiền tệ mới như mua vào các tài sản. Tuy vậy, sau nhiều lần lưỡng lự, cuối cùng Ngân hàng Nhật Bản đã thực hiện chính sách mua tài sản này. Trong khi đó tại Mỹ, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ đã thực hiện rất tích cực việc mua vào các tài sản.
Bài học thứ ba là chính sách ngân hàng. Nhật Bản rất chậm chạp trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng ngân hàng. Vào giữa thập niên 90 của thế kỷ trước, các khoản nợ khó đòi đã bắt đầu phát sinh nhiều. Tuy nhiên, phải mất tới 7-8 năm chính phủ mới buộc các ngân hàng ra tay hành động nhằm xóa các khoản nợ này.
Các nhà kinh tế từng gọi Nhật Bản là “phép màu Đông Á”, đồng thời xem Nhật Bản là một trong những nước thành công nhất trong lịch sử kinh tế thế giới. Tuy nhiên, giờ đây phép màu đã hết hiệu nghiệm. Người dân và Chính phủ Nhật Bản thực sự đang rất khó khăn trong việc tìm giải pháp để thoát khỏi vòng xoáy suy giảm kinh tế.
Cẩm Tuyến
Tin liên quan

Ukraine không chấp nhận đứng ngoài đàm phán song phương Nga-Mỹ
10:40 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Ông Trump đề nghị áp dụng thuế quan "có đi có lại" với các đối tác thương mại
10:39 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Thị trường xe điện, xe hybrid tại Việt Nam dự kiến tăng 25-30%
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Các cường quốc châu Âu khẳng định phải tham gia đàm phán về Ukraine
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Canada tìm cách thương lượng với Mỹ về thuế quan
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

61 quốc gia thông qua tuyên bố chung về nhu cầu trí tuệ nhân tạo
11:51 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Liên minh châu Âu ra mắt sáng kiến InvesAI với nguồn vốn hơn 206 tỷ USD
11:48 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Trung Quốc và Anh hướng tới khôi phục đối thoại chiến lược
14:27 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu
10:13 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chuẩn bị công bố mức thuế 25% với thép và nhôm
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Điện Kremlin và Nhà Trắng chưa xác nhận cuộc điện đàm giữa lãnh đạo Nga-Mỹ
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Nga, Mỹ gấp rút chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Putin-Trump
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới

IMF đánh giá thận trọng về các biện pháp thuế quan của Mỹ
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Khẩn trương ban hành kết luận thanh tra các tổ chức kinh doanh vàng

Thủ tướng: Phải ngăn chặn, đẩy lùi và chấm dứt tình trạng buôn lậu, hàng giả

Đặc sản Ninh Thuận lên sàn thương mại điện tử

Sẵn sàng triển khai truyền nhận thông tin tạm hoãn xuất cảnh theo phương thức điện tử

Hải quan Thái Bình tổ chức Đại hội Đảng nhiệm kỳ 2025 – 2027

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

Sẵn sàng triển khai truyền nhận thông tin tạm hoãn xuất cảnh theo phương thức điện tử

Hải quan Thái Bình tổ chức Đại hội Đảng nhiệm kỳ 2025 – 2027

4 tháng thu vào ngân sách hơn 30 nghìn tỷ đồng nợ thuế

Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp thêm 5 năm: thiết thực hỗ trợ nông dân

Khôi phục mở thông tàu khách liên vận quốc tế qua cửa khẩu Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng

Gần 24.400 lượt xe chở hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Chi Ma

Rộng cửa xuất khẩu cá tra sang Brazil

Mỹ không áp thuế chống bán phá giá đối với ống thép Hòa Phát

Hải Phòng: Khánh thành 2 bến cảng hiện đại phục vụ xuất nhập khẩu

Xuất khẩu đạt 140 tỷ USD, tăng hơn 16 tỷ USD

Sửa Thông tư quy định về nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà

Lưu ý khi xuất khẩu cám gạo và cám gạo chiết ly sang thị thường Trung Quốc

Khẩn trương ban hành kết luận thanh tra các tổ chức kinh doanh vàng

Thủ tướng: Phải ngăn chặn, đẩy lùi và chấm dứt tình trạng buôn lậu, hàng giả

Tạm giữ 60 tấn đường nghi vi phạm nguồn gốc và nhãn mác

Phát hiện gần 500kg chân gà, đuôi lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ

Khởi tố nguyên Cục trưởng An toàn thực phẩm liên quan vụ sản xuất, buôn bán hàng giả tại Công ty MediPhar

Phát hiện hơn 67 tấn phân bón giả mạo nhãn hiệu

Lưu ý về ghi xuất xứ và ghi nhãn đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp thêm 5 năm: thiết thực hỗ trợ nông dân

Chấm dứt lồng ghép chính sách ưu đãi thuế trong các luật chuyên ngành

Lưu ý về thủ tục hải quan đối với loại hình gia công chế xuất

Tăng thuế thuốc lá giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng

Hà Nội: Giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết các thủ tục hành chính

Khẩn trương ban hành kết luận thanh tra các tổ chức kinh doanh vàng

Giá thuê căn hộ dịch vụ hạng B có xu hướng tăng

Cần mạnh dạn giao doanh nghiệp nội triển khai các dự án trọng điểm

SelectUSA 2025 - Cơ hội vàng cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, mở rộng đầu tư tại Mỹ

Tân Cảng Cát Lái tiếp nhận 4 hệ thống giàn cẩu RTG Hybrid
