Có căn cứ rõ ràng để áp thuế đối với nước giải khát có đường
Áp thuế là công cụ hiệu quả nhất để giảm tiêu thụ đồ uống có đường Áp thuế với đồ uống có đường là giải pháp “cùng thắng” Nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt |
![]() |
Tiêu thụ đồ uống có đường làm tăng nguy cơ của nhiều loại bệnh không lây nhiễm. Ảnh: TL. |
Nguy cơ của nhiều loại bệnh
Tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng, gây ra những lo ngại lớn về sức khỏe cộng đồng. Thống kê của Euromonitor cho thấy, từ năm 2009 đến 2023, lượng tiêu thụ đồ uống có đường đã tăng gấp 4 lần, với tổng lượng tiêu thụ tăng từ 3,44 tỷ lít (năm 2013) lên 6,67 tỷ lít (năm 2023), gần gấp đôi trong vòng một thập kỷ. Tính theo bình quân đầu người, mức tiêu thụ đã tăng 350%, từ 18,5 lít/người/năm lên 66,5 lít/người/năm, tương đương khoảng 1,3 lít/người/tuần.
Trong năm 2023, trung bình mỗi người Việt Nam tiêu thụ khoảng 66.5 lít đồ uống có đường, tương ứng với 18g đường mỗi ngày từ các loại đồ uống này (giả định mỗi lít đồ uống có đường chứa 100g đường).
Lượng đường này chiếm tới 36% mức khuyến nghị tối đa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dành cho người trưởng thành. Điều này cho thấy nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe do tiêu thụ đường vượt mức.
Theo dự báo của Euromonitor, nếu không có biện pháp kiểm soát hiệu quả, thì giai đoạn 2023-2028, tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trung bình 6,4%/năm, tương đương mức tăng tổng cộng 36,6% trong 5 năm tới, làm gia tăng nguy cơ các bệnh không lây nhiễm như thừa cân, béo phì và đái tháo đường.
Nghiên cứu toàn cảnh về thừa cân béo phì và yếu tố nguy cơ của thừa cân béo phì ở Việt Nam cho thấy, tiêu thụ nước ngọt là yếu tố nguy cơ của thừa cân béo phì và cần phải được can thiệp để giảm sử dụng.
Tiêu thụ đồ uống có đường làm tăng 18% nguy cơ mắc béo phì, tăng 12% nguy cơ tăng huyết áp, tăng 29% nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2, và tăng 29% nguy cơ mắc hội chứng rối loạn chuyển hóa
WHO đã đưa ra kết luận, tiêu thụ thường xuyên đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2, bệnh tim mạch, sâu răng, loãng xương và gây thừa cân và béo phì, đồng thời tiềm ẩn nhiều khả năng dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm khác trong đó có ung thư.
Biện pháp làm thay đổi cả nhận thức và hành động
Nhiều ý kiến cho rằng, việc triển khai các biện pháp kiểm soát tiêu thụ đồ uống có đường là cấp thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là trẻ em và thanh thiếu niên. Một trong những giải pháp hiệu quả được đề xuất là áp dụng thuế TTĐB, nhằm kìm hãm xu hướng tiêu thụ quá mức và giảm thiểu lượng đường hấp thụ trong dân số.
PGS, TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng nhấn mạnh, Việt Nam không phải chờ 10-20 năm nữa chứng minh xem trẻ em có mắc đái tháo đường, tim mạch không từ việc tiêu thụ đồ uống có đường. Chúng ta hãy học ngay lập tức thế giới và lắng nghe khuyến cáo của WHO, không nên chần chừ việc đề xuất chính sách hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường.
Chỉ ra những hệ lụy sức khỏe mà giới trẻ sẽ gặp phải nếu không có biện pháp ngăn chặn tình trạng thừa cân, béo phì do tiêu thụ đồ uống có đường từ sớm, PGS, TS Trương Thị Tuyết Mai cũng cho rằng, thế giới đã có những bài báo nghiên cứu trên 10 năm để đưa ra được những con số khuyến cáo cụ thể và nhìn thấy rõ hệ lụy về mặt sức khỏe với con người khi trưởng thành.
Trước đó, tại phiên thảo luận Quốc hội liên quan đến nội dung bổ sung nước giải khát có đường theo Tiêu chuẩn Việt Nam với hàm lượng đường trên 5g/100ml vào diện chịu thuế TTĐB, nhiều ý kiến của Đại biểu Quốc hội cũng đồng tình cần phải áp thuế TTĐB đối với măt hàng này.
Theo Đại biểu Quốc hội Lê Hoàng Anh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai, áp thuế với nước giải khát có đường không chỉ là chính sách thuế mà là lựa chọn chiến lược của một quốc gia có trách nhiệm. Thái Lan áp thuế từ năm 2017, ngay sau áp thuế tiêu dùng giảm ngay và được kiềm chế, Philippines, Malaysia thu hàng tỷ USD từ thuế này nhưng quan trọng hơn họ đã giảm tỷ lệ bệnh tật.
Đại biểu cũng cho rằng, đằng sau mỗi sản phẩm hấp dẫn vị giác còn là hệ lụy hậu quả về sức khỏe và những câu chuyện đau lòng về môi trường và con người. Chính sách thuế này không nhắm vào việc cấm đoán mà tạo động lực cho lựa chọn đúng.
Thuế suất TTĐB đối với nước giải khát có đường đề xuất sẽ giảm bệnh, giảm gánh nặng y tế, tái phân phối trách nhiệm tài chính, giảm chi cho chữa bệnh không lây nhiễm của người dân, tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn 2030-2035 như kết luận của Tổng Bí thư theo Thông báo số 176 của Văn phòng Trung ương Đảng.
Tại phiên họp thứ 46 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra ngày 4/6, Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn đã giải trình, làm rõ thêm vấn đề liên quan đến dự thảo Luật Thuế TTĐB sửa đổi, trong đó có nước giải khát có đường.
Theo Thứ trưởng, hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ đã áp thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường. Biện pháp này đã mang lại hiệu quả làm thay đổi cả về nhận thức và hành động từ phía người tiêu dùng cũng như nhà sản xuất về giảm lượng đường trong nước giải khát và giảm lượng tiêu thụ nước giải khát có đường.
Nhìn chung các nước đều đánh mức thuế suất từ 20 - 40% đối với sản phẩm này. Ở nước ta, trong dự thảo Luật đề xuất áp mức thuế 8-10%, thấp hơn so với khuyến cáo của Bộ Y tế và các tổ chức quốc tế; đồng thời sẽ có lộ trình thực hiện, từ 2027 sẽ áp mức thuế 8% và sau này tăng dần lên 10%.
Thứ trưởng cho rằng, bước đầu đưa nước giải khát có đường vào diện chịu thuế để tăng nhận thức, dần dần sẽ giảm dần mức sử dụng.
Tin liên quan

Chính thức áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
11:01 | 14/06/2025 Thuế

Tăng thuế thuốc lá là chính sách vì sức khoẻ và nền kinh tế
16:16 | 03/06/2025 Chính sách thuế, hải quan

Hoa Kỳ dự kiến áp thuế 8,35% đối với vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
08:43 | 31/05/2025 Xu hướng

Đề xuất quyền được ưu tiên thực hiện thủ tục hành chính đối với người nộp thuế tuân thủ tốt
12:58 | 18/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng hóa chất cơ bản, sản phẩm hóa chất
08:40 | 18/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Gỡ điểm nghẽn pháp lý, hiện thực hóa mục tiêu phát triển khoa học, công nghệ cao
08:39 | 18/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Hướng dẫn thực hiện mức thuế suất theo Nghị định 199/2025/NĐ-CP
07:54 | 18/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Doanh nghiệp, phương tiện vận tải hàng của Trung Quốc được hoạt động vào sâu lãnh thổ Việt Nam
07:43 | 18/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Tháo gỡ vướng mắc về đăng ký thuế và quyết toán thuế TNDN cho Quỹ Đầu tư phát triển
19:22 | 17/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Phân loại mặt hàng kính nổi không màu
14:40 | 17/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Hàng nhập được giải phóng theo quy định có được lưu thông ra thị trường?
09:52 | 17/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Chính sách thuế đối với cơ sở giáo dục công lập
14:08 | 16/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Chính sách thuế, hải quan thiết kế riêng hướng đến doanh nghiệp công nghệ cao
19:00 | 15/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu là nông sản
10:56 | 15/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Hải quan
16:17 | 14/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Chính sách miễn, giảm thuế cho hãng vận tải nước ngoài theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
15:22 | 14/07/2025 Chính sách thuế, hải quan
Tin mới

Thuế Hải Phòng thu ngân sách đạt 78% dự toán

Kiểm soát dòng tiền thương mại điện tử: Bài toán khó cần lời giải mạnh tay

Phấn đấu đưa thị trường carbon vận hành thử nghiệm vào cuối 2025

Đảng bộ Hải quan khu vực XI tập trung cải cách, ứng dụng công nghệ

Đảng ủy UBND TP Hà Nội tiếp nhận Đảng bộ Chi cục Hải quan khu vực I

(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế
16:19 | 16/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Ông Nguyễn Văn Hoàn làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VI
07:00 | 18/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan
16:09 | 14/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025
13:30 | 14/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng
09:00 | 12/07/2025 Infographics