Thương mại điện tử Việt Nam đối mặt “cuộc đua tiêu chuẩn toàn cầu”
![]() |
TMĐT đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu |
“Mở cửa số” cho thương mại xuyên biên giới
Ngày 7/5/2025, EU và Singapore ký Hiệp định Thương mại Kỹ thuật số Liên minh châu Âu (EU) - Singapore (EUSDTA). Đây là hiệp định thương mại số độc lập đầu tiên của EU và cũng là bước tiến chiến lược của hai bên nhằm thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu cho thương mại điện tử (TMĐT), dữ liệu và bảo vệ người tiêu dùng số.
EUSDTA không chỉ là hiệp định song phương, mà còn là mô hình tham chiếu cho các thỏa thuận thương mại số tương lai.
Một số điểm nhấn quan trọng của EUSDTA: Tự do luân chuyển dữ liệu xuyên biên giới, không ép doanh nghiệp phải lưu trữ dữ liệu tại địa phương. Chấp nhận hợp pháp hóa hóa đơn, hợp đồng điện tử, không cần giấy tờ. Miễn thuế hải quan cho giao dịch kỹ thuật số. Cam kết bảo vệ dữ liệu cá nhân theo các chuẩn quốc tế. Không yêu cầu doanh nghiệp chuyển giao mã nguồn, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tăng cường bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường số, chống gian lận, gây nhầm lẫn. |
Bộ Công Thương thống kê, kim ngạch TMĐT xuyên biên giới của Việt Nam năm 2024 đạt hơn 6 tỷ USD, chiếm khoảng 10% tổng doanh số TMĐT. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng này đang chững lại do các rào cản kỹ thuật, quy định kiểm soát dữ liệu và thuế.
Việt Nam đã ký 17 FTA, nhiều hiệp định thế hệ mới như CPTPP, EVFTA có chương riêng về TMĐT, nhưng Việt Nam vẫn thiếu một khung pháp lý riêng biệt và tương thích với các tiêu chuẩn số toàn cầu.
Theo TS Võ Thy Trang (Khoa Kinh tế, Học Viện Tài chính), hiện nay Việt Nam vẫn chưa có hiệp định thương mại số độc lập nào tương tự.
Với EUSDTA, doanh nghiệp Singapore sẽ có lợi thế lớn khi tiếp cận thị trường EU với thủ tục đơn giản, dữ liệu lưu chuyển tự do và giao dịch số được công nhận hợp pháp.
"Nếu không nhanh chóng chuẩn hóa luật chơi, doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị lép vế ngay cả ở thị trường khu vực. Doanh nghiệp Việt Nam có nguy cơ bị loại khỏi chuỗi cung ứng số toàn cầu nếu không đáp ứng được các chuẩn mực mới về dữ liệu và bảo vệ người tiêu dùng", TS Võ Thy Trang nhấn mạnh.
Việt Nam cần làm gì để bắt nhịp?
Theo TS Võ Thy Trang, từ EUSDTA, có thể rút ra những vấn đề Việt Nam cần quan tâm, chú trọng trong thời gian tới, đơn cử: Việt Nam cần đàm phán các hiệp định thương mại số độc lập với các đối tác lớn như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU.
Tiếp đó, cần chuẩn hóa pháp lý và kỹ thuật để đảm bảo TMĐT Việt Nam có thể luân chuyển dữ liệu xuyên biên giới một cách tin cậy.
![]() |
Nội dung cốt lõi của GDPR (quy định bảo vệ dữ liệu chung). Nguồn: gdpr.eu |
Ngoài ra, cần tạo hành lang minh bạch cho giao dịch số và bảo vệ người tiêu dùng, giúp doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện tham gia sân chơi toàn cầu.
Luật Giao dịch điện tử sửa đổi (2023) đã bước đầu công nhận giá trị pháp lý của chứng từ số, nhưng vẫn còn thiếu các hướng dẫn chi tiết về hóa đơn điện tử xuyên biên giới, lưu trữ dữ liệu và quyền người tiêu dùng.
“Việt Nam cần có khung pháp lý rõ ràng, minh bạch, dễ đối chiếu với tiêu chuẩn EU, nhất là trong bảo vệ dữ liệu cá nhân, minh bạch hóa giao dịch số, và bảo vệ người tiêu dùng xuyên biên giới”, TS Võ Thy Trang nhận định.
Chung quan điểm, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, trong bối cảnh ASEAN thúc đẩy liên kết kinh tế số, Việt Nam hoàn toàn có thể chủ động đề xuất một Hiệp định thương mại số ASEAN, với vai trò dẫn dắt nếu tận dụng được vị thế đang nổi trong khu vực, đặc biệt là sau khi dẫn dắt thành công các sáng kiến về chuyển đổi số trong ASEAN 2020.
Bên cạnh đó, Việt Nam cần nhanh chóng chuẩn hóa hệ thống bảo vệ dữ liệu cá nhân, giao dịch điện tử và an toàn mạng theo hướng minh bạch, có thể đối chiếu được với tiêu chuẩn EU. Điều này đặt ra yêu cầu sửa đổi Luật Giao dịch điện tử và Luật An ninh mạng. Đồng thời, ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành chi tiết cho lĩnh vực TMĐT.
Nghị định số 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân là bước đi quan trọng nhưng vẫn còn khoảng cách so với chuẩn GDPR (quy định bảo vệ dữ liệu chung) của EU. Do vậy, Việt Nam cần sớm xây dựng hệ thống đánh giá mức độ tuân thủ và có thỏa thuận song phương về luân chuyển dữ liệu với các đối tác như EU, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Xây dựng hệ thống đánh giá mức độ tuân thủ và các thỏa thuận song phương về chuyển giao dữ liệu cũng là bước tiếp theo bắt buộc nếu Việt Nam muốn hội nhập hiệu quả.
Tin liên quan

Thanh Hóa đào tạo kỹ năng thương mại điện tử, bứt tốc cùng AI và thuế số
11:22 | 18/07/2025 Thương mại điện tử

OCOP Hà Tĩnh lên sàn thúc đẩy kinh tế địa phương
18:00 | 18/07/2025 Thương mại điện tử

Thương mại điện tử - trụ cột của kinh tế số Việt Nam
16:27 | 17/07/2025 Thương mại điện tử

TikiNow bị phạt vì cạnh tranh không lành mạnh trên nền tảng số
19:00 | 17/07/2025 Thương mại điện tử

Tây Ninh siết chặt hoạt động của “chợ online”
15:31 | 17/07/2025 Thương mại điện tử

Hưng Yên truy quét hàng giả trên không gian số
09:00 | 17/07/2025 Thương mại điện tử

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử
18:00 | 16/07/2025 Thương mại điện tử

Đẩy mạnh quản lý thuế thương mại điện tử và kinh doanh trên nền tảng số
14:18 | 16/07/2025 Thương mại điện tử

Kết nối liên vùng: Hướng đi chiến lược cho thương mại điện tử
13:57 | 16/07/2025 Thương mại điện tử

Thương mại điện tử mở rộng thị trường tiêu thụ cho đặc sản Thái Nguyên
14:48 | 15/07/2025 Thương mại điện tử

Bán hàng online vẫn phải tự xuất hóa đơn đúng thời điểm và đúng giá trị giao dịch
15:15 | 14/07/2025 Thương mại điện tử

Truy quét hàng giả trên sàn thương mại điện tử: Luật hóa và áp dụng công nghệ
09:51 | 14/07/2025 Thương mại điện tử

Dự thảo Luật Thương mại điện tử: Kỳ vọng lập lại trật tự kinh doanh trên nền tảng số
09:13 | 14/07/2025 Thương mại điện tử

Hơn 752.000 cá nhân, hộ kinh doanh thương mại điện tử nộp thuế 1,5 nghìn tỷ đồng
08:00 | 14/07/2025 Thương mại điện tử

Người tiêu dùng cá nhân loay hoay khi giao dịch qua sàn xuyên biên giới
16:36 | 13/07/2025 Thương mại điện tử

Tăng cơ hội hợp tác thương mại điện tử xuyên biên giới
16:19 | 11/07/2025 Thương mại điện tử
Tin mới

Hải quan khu vực XX: Chuyển Công an điều tra nhiều doanh nghiệp có dấu hiệu gian lận thuế

OCOP Hà Tĩnh lên sàn thúc đẩy kinh tế địa phương

Cửa khẩu Hoành Mô áp dụng tờ khai xuất nhập cảnh từ 17/7/2025

Giấu 2kg bạc để vận chuyển trái phép qua biên giới

Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ thông báo tìm chủ sở hữu hàng tồn đọng (tháng 7/2025)

(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế
16:19 | 16/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Ông Nguyễn Văn Hoàn làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VI
07:00 | 18/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan
16:09 | 14/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025
13:30 | 14/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng
09:00 | 12/07/2025 Infographics