Ngân hàng Phát triển Việt Nam xếp loại C khi tỷ lệ nợ xấu vượt quá 110% kế hoạch được giao
Nợ xấu không đáng ngại cho tăng trưởng của các ngân hàng | |
Ngân hàng mong muốn Nghị quyết về xử lý nợ xấu được luật hóa | |
Tỷ lệ dự phòng cao, ngân hàng bớt nỗi lo nợ xấu |
Có 5 tieu chí trong phương thức đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Ảnh: Internet |
Quy định về vốn huy động và vốn tự có của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Thông tư 128/TT-BTC nêu rõ, Ngân hàng Phát triển Việt Nam huy động các nguồn vốn theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP, đảm bảo các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Ngân hàng theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Trường hợp Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh để huy động vốn phải đảm bảo tuân thủ hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quyết định, lãi suất phát hành thực hiện theo khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định;
Trường hợp Ngân hàng Phát triển Việt Nam huy động vốn dưới hình thức tiền vay của tổ chức tín dụng trong nước và tiền gửi, vay của tổ chức khác trong nước thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật, lãi suất huy động không được vượt quá mức lãi suất huy động tiền gửi của tổ chức cao nhất cùng kỳ hạn hoặc kỳ hạn tương đương (trong trường hợp không cùng kỳ hạn), cùng thời điểm được công bố trên trang thông tin điện tử chính thức hoặc văn bản thông báo lãi suất của bốn ngân hàng gồm: Agribank, BIDV, Vietcombank và Vietinbank.
Thông tư 128 cũng quy định về nguyên tắc quản lý vốn và tài sản của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Theo đó, Ngân hàng Phát triển Việt Nam có trách nhiệm theo dõi toàn bộ vốn và tài sản hiện có, thực hiện hạch toán, phản ánh đầy đủ, chính xác, trung thực, kịp thời tình hình sử dụng, biến động của vốn và tài sản trong quá trình hoạt động theo đúng chế độ kế toán, thống kê hiện hành; quy định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân đối với các trường hợp làm hư hỏng, mất mát tài sản; tuân thủ quy định về bảo đảm an toàn vốn hoạt động, quản lý tài sản tại Nghị định số 46/2021/NĐ-CP.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam được sử dụng vốn để thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP. Riêng đối với hoạt động mua, bán, chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá, Ngân hàng Phát triển Việt Nam chỉ được thực hiện với các loại giấy tờ có giá bao gồm: trái phiếu Chính phủ; trái phiếu Chính phủ bảo lãnh; trái phiếu chính quyền địa phương; tín phiếu Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Về nguyên tắc và trình tự trích lập dự phòng rủi ro, Thông tư 128 quy định, đối với dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, nợ vay bắt buộc bảo lãnh, hằng năm Ngân hàng Phát triển Việt Nam trích lập bằng 0,75% tổng dư nợ của các hoạt động này, kể cả trong trường hợp chênh lệch thu chi của Ngân hàng Phát triển Việt Nam là âm.
Đối với dự phòng rủi ro tín dụng của các khoản vay khác, Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện trích lập theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP.
Trường hợp chênh lệch thu chi trong năm tài chính của Ngân hàng Phát triển Việt Nam sau khi trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định tại điểm a, điểm b là dương, căn cứ vào nhu cầu sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý nợ xấu trong năm kế tiếp, Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định mức trích lập bổ sung dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, nợ vay bắt buộc bảo lãnh.
Sau khi đã trích lập đủ dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu và nợ vay bắt buộc bảo lãnh theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP và không còn lỗ lũy kế thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam trích lập dự phòng khác theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP.
Về phương thức đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Thông tư 128 quy định 5 tiêu chí đánh giá.
Đối với tiêu chí tín dụng đầu tư của Nhà nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam xếp loại A khi thực hiện được tối thiểu 90% kế hoạch tín dụng đầu tư của Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ giao và kế hoạch thu nợ gốc, lãi do Bộ Tài chính giao hằng năm; xếp loại B khi thực hiện được từ 80% đến dưới 90% và xếp loại C khi thực hiện được dưới 80% kế hoạch.
Đối với tiêu chí về tỷ lệ nợ xấu, Ngân hàng Phát triển Việt Nam xếp loại A khi tỷ lệ nợ xấu bằng hoặc thấp hơn kế hoạch được giao; xếp loại B khi tỷ lệ nợ xấu cao hơn nhưng tối đa bằng 110% kế hoạch được giao; xếp loại C khi tỷ lệ nợ xấu vượt quá 110% kế hoạch được giao.
Tin liên quan
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase hỗ trợ kế hoạch tăng trưởng
15:52 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
13:48 | 22/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
08:00 | 19/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gỡ vướng liên quan đến thủ tục và chính sách thuế cho doanh nghiệp
08:29 | 17/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất 2 ngưỡng nợ thuế áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh
19:39 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Quảng Ngãi: Khó quản lý thuế đối với mặt hàng dăm gỗ xuất khẩu
13:30 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực thi các FTA: Những vấn đề đặt ra trong quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
13:20 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng thương mại điện tử xuyên biên giới
15:12 | 12/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gỡ vướng mọi lúc, mọi nơi cho doanh nghiệp
17:37 | 09/12/2024 Hải quan
Chủ động lắng nghe tiếng nói từ cộng đồng doanh nghiệp
17:36 | 09/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền chính sách thuế bất động sản vào thời điểm thích hợp
17:21 | 09/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chống thất thu ngân sách khi bỏ quy định miễn thuế hàng giá trị nhỏ
10:02 | 06/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sẽ bãi bỏ miễn thuế GTGT đối với hàng giá trị nhỏ NK qua đường chuyển phát nhanh
09:59 | 06/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Những điểm mới về mua sắm, khai thác, cho thuê tài sản công
09:00 | 04/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics