Tỷ lệ dự phòng cao, ngân hàng bớt nỗi lo nợ xấu
Năm 2021, VAMC mua được gần 21.000 tỷ đồng nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt | |
Hướng dòng tiền vào lĩnh vực ưu tiên, ngăn chặn nợ xấu tăng thêm | |
Nợ xấu ngân hàng dự báo tiếp tục tăng |
Tỷ lệ nợ xấu năm 2021 của 27 ngân hàng được khảo sát. Biểu đồ: H.Dịu |
Mạnh tay trích lập dự phòng rủi ro
Theo báo cáo tài chính năm 2021 của 28 ngân hàng đang niêm yết trên thị trường chứng khoán, VPBank hiện là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất, với 4,47% tổng dư nợ, tăng mạnh so với mức 3,41% hồi cuối năm 2020. Tiếp đến là VietBank với mức tăng gần gấp đôi năm trước, lên tỷ lệ 3,65%. Sau đó nữa là NCB với 3%, VIB với 2,32%, SHB với 2,22%... Các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất là MBBank với 0,64%, Vietcombank và Nam Á Bank với 0,63%.
Trong số các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu giảm, Kiên Long Bank là ví dụ tiêu biểu nhất khi giảm mạnh từ mức hơn 5,42%, xuống chỉ còn 1,89% tổng dư nợ.
Tuy nhiên, dù có ngân hàng tăng mạnh tỷ lệ nợ xấu nhưng các ngân hàng đều đã đẩy mạnh trích lập dự phòng rủi ro. Chẳng hạn, tỷ lệ nợ xấu tính tới cuối năm 2021 của MSB ở mức 1,15% tổng dư nợ. Đại diện MSB cho biết, Ngân hàng đã tiến hành cơ cấu nợ cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 theo Thông tư 01 và Thông tư 14 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và đã trích lập dự phòng đầy đủ, lên tới 1.567 tỷ đồng, tăng 46% so với năm 2020.
Tương tự, trong năm 2021, ACB dành ra hơn 3.336 tỷ đồng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, gấp 3,5 lần năm trước, nhưng vẫn báo lãi trước và sau thuế tăng 25%, đạt hơn 11.998 tỷ đồng và gần 9.603 tỷ đồng. LienVietPostBank cũng đã dành hơn 1.322 tỷ đồng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong năm 2021, cao gấp 1,9 lần cùng kỳ năm 2020.
Trong khi đó, tổng nợ xấu TPBank (TPB) tính đến ngày 31/12/2021 giảm 19% so với đầu năm, chỉ còn gần 1,157 tỷ đồng, chủ yếu nhờ giảm nợ nhóm 3 và nhóm 5. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay giảm về dưới 1%. Nhưng trong năm 2021, TPBank vẫn dành ra 2.908 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 63% so với năm 2020. Tính chung cả năm 2021, ABBank dành ra gần 687 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 34% so với năm trước đó.
Trong khối ngân hàng có vốn nhà nước, BIDV đã kiểm soát và xử lý nợ xấu khá tốt khi nhiều năm qua, BIDV luôn trích lập dự phòng rủi ro tăng cao hơn lợi nhuận. Theo ông Phan Đức Tú, Chủ tịch HĐQT BIDV, tính đến cuối năm 2021, nợ xấu của ngân hàng này đã giảm mạnh còn 0,81%. Đặc biệt, tỷ lệ bao phủ nợ xấu (dư quỹ dự phòng rủi ro tín dụng/dư nợ xấu) đạt 235%, mức cao nhất trong những năm gần đây và cao hơn nhiều so với mục tiêu đề ra.
Vietcombank cũng tương tự. Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Tổng giám đốc phụ trách Ban Điều hành Vietcombank cho hay, tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên tới 424%. Đặc biệt, toàn bộ dư nợ cơ cấu theo Thông tư 03, 14 của NHNN đã được trích lập đủ 100%, sớm trước 2 năm so với thời hạn quy định.
VietinBank cũng nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu năm 2021 lên 171%, thay vì mức 132% hồi cuối năm 2020. Đại diện VietinBank cho hay, năm 2021, VietinBank kiểm soát nợ xấu ở mức rất thấp. Trên cơ sở đánh giá hết sức thận trọng để đưa ra kịch bản an toàn cho năm 2022, VietinBank đã tăng mạnh tỷ lệ bao phủ nợ xấu.
Nợ xấu có thể giảm trong năm 2022
Theo lãnh đạo nhiều ngân hàng, so với với năm 2020, ngành ngân hàng đã có nhiều kinh nghiệm xử lý nợ xấu, kiểm soát chất lượng tín dụng hơn trong năm 2021. Điều này sẽ càng được kiểm soát tốt hơn trong năm 2022, nhất là khi kinh tế đã được mở cửa và dần phục hồi.
Theo khảo sát mới đây của NHNN, đa số tổ chức tín dụng được khảo sát đều nhận định nợ xấu toàn hệ thống sẽ giảm nhẹ trở lại trong quý 1/2022. Theo các chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán SSI, năm 2022, rủi ro cho nợ xấu ngân hàng là Thông tư 14 về cơ cấu nợ không được gia hạn. Song ngay cả khi trường hợp này xảy ra, tình hình cũng không đến mức báo động, vì nền kinh tế đang dần phục hồi, khả năng trả nợ của doanh nghiệp cũng được hồi phục. Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng đã trích lập dự phòng 100% cho nợ cơ cấu. Rủi ro tín dụng chỉ có thể xảy ra với các ngân hàng yếu kém và các ngân hàng có bộ đệm dự phòng mỏng.
Hồi cuối năm 2021, theo tiết lộ từ đại diện NHNN, tỷ lệ nợ xấu nội bảng năm 2021 là 1,9%, cao hơn so với mức 1,69% tính đến cuối năm 2020. Tuy nhiên, nếu tính cả các khoản nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) nhưng chưa xử lý và nợ xấu tiềm ẩn thì tỷ lệ này lên tới 3,79%. Ngoài ra, thời gian qua, các ngân hàng cũng đã thực hiện tái cơ cấu nhiều khoản nợ cho các khách hàng bị ảnh hưởng dịch, nên cộng thêm các khoản nợ được cơ cấu lại theo các Thông 01, Thông tư 03, Thông tư 14, tỷ lệ nợ xấu có thể ở mức 8,2%.
Do đó, mặc dù có nhiều tín hiệu lạc quan về tình hình nợ xấu và chất lượng tài sản các ngân hàng trong năm 2022, nhất là với tỷ trọng về dự phòng rủi ro tín dụng, nhưng tất cả vẫn cần sự cẩn trọng nhất định. Trong buổi làm việc với NHNN đầu xuân Nhâm Dần, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu ngành ngân hàng cần triển khai quyết liệt, hiệu quả việc cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu… Đây cũng là công việc trọng tâm được NHNN lưu ý trong nhiều năm qua.
Tin liên quan
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Hải quan Đà Nẵng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
20:40 | 20/12/2024 Hải quan
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
14:18 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
13:40 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
11:24 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
10:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
08:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinh danh các sản phẩm, công trình hiệu quả năng lượng năm 2024
21:40 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam trao 400 suất học bổng giá trị hơn 3.3 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên
21:39 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8
10:12 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nestlé Việt Nam tiếp tục nhận Giải Vàng chất lượng quốc gia
17:16 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase hỗ trợ kế hoạch tăng trưởng
15:52 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics