Hải quan Argentina áp dụng các biện pháp chống gian lận hoá đơn xuất khẩu
Hoạt động nghiệp vụ của Hải quan Argentina. |
Sau khi có hơn 20 nhà xuất khẩu thịt bị nghi ngờ có hành vi gian lận hóa đơn trong vài tháng qua để trốn thuế xuất khẩu, DGA đã quyết định mở rộng phạm vi kiểm soát đối với tất cả các lô hàng xuất khẩu và áp dụng trị giá tham chiếu cho các sản phẩm đó.
Cục trưởng Cục Thuế Hải quan (AFIP) của DGA, ông Mercedes Marcó del Pont, cũng đã ký một văn bản được công bố công khai trên Công báo Chính phủ nhằm làm rõ rằng thủ tục giám sát mới sẽ được thực hiện chặt chẽ để kiểm tra giá bán được khai báo và các nhà xuất khẩu có thể bị triệu tập để giải trình về bất kỳ sự khác biệt hay nghi vấn nào phát sinh nhưng việc kiểm tra này chỉ được thực hiện sau khi tàu đã rời cảng xuất.
Theo quy định mới, Hải quan Argentina áp dụng trở lại tiêu chí xác minh giá và thiết lập lại các tiêu chí tham chiếu phục vụ chống gian lận trị giá đối với các hàng hóa xuất khẩu nhằm xử lý các hành vi vi phạm gian lận trị giá hải quan.
Kể từ nay, công chức Hải quan sẽ có 120 ngày để kiểm tra những bất thường trong khai báo xuất khẩu và có thể yêu cầu nhà xuất khẩu cung cấp các tài liệu liên quan đến chứng minh như: bảng giá, tài liệu quảng cáo, danh mục hàng hoá (trong trường hợp cần thiết theo bản chất của hàng hóa được xuất khẩu), chứng từ hải quan nhập khẩu hàng hóa vào nước đến (trừ khi không thể có được nó với bản cam kết của nhà xuất khẩu), các chứng từ ngân hàng, báo cáo phân tích chi phí (gồm chi phí: sản xuất, mua lại, các khoản phí xuất khẩu), hợp đồng, đơn đặt hàng, hóa đơn xuất khẩu, chứng từ tín dụng/ ghi nợ, thông tin về giá quốc tế của hàng hóa xuất khẩu và/ hoặc bất kỳ yếu tố nào khác mà cơ quan Hải quan cho là phù hợp.
Trước quy định mới, theo Nhật báo Ámbito của Buenos Aires, các nhà xuất khẩu đã bày tỏ quan điểm rằng việc lập hồ sơ kỹ lưỡng như vậy sẽ làm tăng thêm chi phí. Ông Miguel Ponce, chuyên gia tư vấn và là người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Ngoại thương của Thế kỷ XXI, cho biết thêm: “quy định mới này buộc các doanh nghiệp phải sử dụng những người chuyên trách để làm các công việc đó”.
Tháng 11/2017, chính quyền của Tổng thống tiền nhiệm Mauricio Macri đã bãi bỏ một nghị quyết tương tự được ban hành từ năm 2009 quy định việc sử dụng “giá trị tiêu chí” để xác định liệu có hoá đơn xuất khẩu có mức trị giá dưới mức giá bán hàng ở nước ngoài hay không vì yêu cầu này đã trở nên lỗi thời. Theo đó, thuế xuất khẩu trước đây đã được dỡ bỏ đối với hầu hết các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp để giảm biên độ của các hoạt động bất hợp pháp. Tuy nhiên, chính quyền vẫn duy trì các quy định nhằm kiểm soát giá bán đã kê khai nghĩa là nếu DGA phát hiện nghi ngờ đối với một giao dịch nào đó thì giao dịch đó sẽ được chuyển sang luồng đỏ với thủ tục kiểm tra chặt chẽ.
Tổng cục trưởng Hải quan Argentina, bà Silvia Traverso cho biết: “cho đến nay, trị giá tham chiếu đã được thiết lập cho nhóm hàng hoá xuất khẩu gồm lê, táo, tỏi, thịt lợn, cà chua, quả việt quất, sữa bột, hành tây, khoai tây, nho khô, cá vược và thịt bò…”. Bà Silvia Traverso cũng cho rằng ngành công nghiệp chế biến thịt nói chung và đặc biệt là các nhà xuất khẩu thịt nói riêng đang được hưởng lợi nhiều từ việc tăng giá mặt hàng này trên thị trường quốc tế. Việc DGA áp dụng các khoản tiền phạt cho những vi phạm gần đây đối với các công ty trong ngành công nghiệp chế biến thịt không phải là hành động duy nhất mà là một phần của một loạt các biện pháp mà DGA đã và đang thực hiện để xử lý những kẽ hở được tạo ra do việc thu hồi công cụ kiểm tra trong năm ngoái- các công cụ quản lý mà chính phủ trước đó đã dỡ bỏ hoặc không áp dụng đầy đủ.
Tin liên quan
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
08:59 | 05/11/2024 An ninh XNK
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Philippines lập bản đồ rủi ro tham nhũng nhằm tăng cường liêm chính và thúc đẩy thương mại
15:25 | 23/10/2024 Hải quan thế giới
Hơn 500 kg ma túy đá giấu trong dầm thép nhập khẩu
08:27 | 18/10/2024 Hải quan thế giới
Tổng thư ký WCO tham dự các hội nghị quốc tế về logistics và an ninh thương mại
09:23 | 15/10/2024 Hải quan thế giới
Hoa kỳ và El Salvador tăng cường hợp tác Hải quan
16:20 | 14/10/2024 Hải quan thế giới
Công nghệ đột phá thúc đẩy chuyển đổi ngành Hải quan: Bài học từ Hội thảo WCO tại Jakarta
16:00 | 09/10/2024 Hải quan thế giới
Hải quan phá vụ buôn lậu 240 kg cocaine
09:55 | 08/10/2024 Hải quan thế giới
WCO và ESA hợp tác ứng phó khủng hoảng và an ninh thông qua công nghệ không gian
15:50 | 04/10/2024 Hải quan thế giới
Phá vụ buôn lậu bạch kim trị giá gần 32 tỷ đồng
08:23 | 30/09/2024 Hải quan thế giới
Hải quan Hoa Kỳ siết kiểm soát thông tin mô tả hàng hóa
13:41 | 26/09/2024 Hải quan thế giới
Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ
16:16 | 24/09/2024 Hải quan thế giới
Tin mới
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK