EU vẫn còn đau đầu thời hậu Brexit
Khi EU bước vào những tháng then chốt trong năm 2020, có ít nhất hai cuộc thảo luận quan trọng ở trong và ngoài khối về việc tương lai của EU sẽ như thế nào. Cuộc thảo luận thứ nhất liên quan đến việc tái cân bằng nội bộ và cải cách của liên minh. Brussels sẽ bắt đầu “hội nghị” kéo dài 2 năm để thảo luận về tương lai của châu Âu. Khoảnh khắc then chốt trong tiến trình này sẽ diễn ra ở Dubrovnik (Croatia), nước hiện nắm giữ chức chủ tịch luân phiên của khối, vào ngày 9/5 tới - ngày châu Âu. Các lĩnh vực cần tập trung tại “hội nghị” mới này bao gồm việc làm thế nào để hiện thực hóa tốt nhất những tham vọng chính sách hàng đầu của EU như sự bình đẳng, biến đổi số và tăng cường các nền tảng dân chủ của EU.
Ngoài việc thảo luận về những vấn đề lớn này còn có cải cách thủ tục quan trọng. Với việc một trong những nước thành viên lớn rút khỏi Liên minh, tiến trình thay đổi là hết sức cần thiết, trong đó có việc tái cơ cấu ngân sách của EU. Trung tâm quyền lực của Liên minh có thể thay đổi một cách đáng kể, với những kết quả chưa rõ ràng đối với đường hướng chính sách. Đã có một số người bày tỏ lo ngại sau cuộc trưng cầu dân ý năm 2016 rằng các nước thành viên lớn hơn có thể đạt được một thỏa thuận với Anh, báo hiệu sự thay đổi tiềm tàng khỏi các thể chế siêu quốc gia của EU tiến tới một Liên minh được điều hành bởi các thể chế liên chính phủ. Mặc dù những lo ngại đó đã không trở thành sự thật, nhưng một loạt chính sách của EU có thể sẽ thay đổi đáng kể trong những năm tới, làm thay đổi nền kinh tế chính trị của liên minh này. Ngoài những vấn đề nội bộ quan trọng còn có cuộc tranh luận then chốt về chính sách đối ngoại, về vai trò của câu lạc bộ có trụ sở ở Brussels này trong một châu Âu phức tạp, đa cực hơn và thế giới.
Brexit đã tạo ra một cường quốc mới không thuộc EU ở Tây Âu và sự phát triển này đã làm thay đổi mối quan hệ của EU với các nước châu Âu khác không thuộc EU, như Na Uy, Thụy Sĩ, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ, Lichtenstein và các nước không thuộc EU ở Balkans. Mỗi nước đã phát triển quan hệ với EU, mà rõ ràng nhất là trong trường hợp Na Uy và Thụy Sĩ, ở mức độ ít hơn là Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine, với mục đích cuối cùng là có được tư cách thành viên EU hay ít nhất có quan hệ chặt chẽ hơn với EU. Các nhà hoạch định chính sách ở các nước này đã sử dụng cuộc bỏ phiếu Brexit như một cơ hội để đưa ra vấn đề về tương lai các mối quan hệ của họ với EU. Đã có sự thảo luận có giới hạn về việc liệu Brexit có thể mở ra cơ hội cho một cuộc cải cách triệt để cơ cấu thể chế của châu Âu hay không, với đề xuất kêu gọi thiết lập “quan hệ đối tác lục địa” mới. Tuy nhiên, những kế hoạch tham vọng này đã phai nhạt, một phần do sự phức tạp của các cuộc đàm phán về Điều khoản 50. Tuy nhiên, các kế hoạch này cũng cho thấy những cơ hội cho sự thay đổi trong tương lai.
Sự cải cách như vậy có thể là cần thiết, không những chỉ để đối phó với những thay đổi mà sự ra đi của nước Anh mang lại cho hoạt động địa chính trị của châu Âu, mà còn để đối phó với những xu hướng toàn cầu rộng rãi hơn, Brexit chỉ là một trong những xu hướng đó. Châu Âu cũng cảm nhận được sự thúc ép của các cường quốc khác nhau trên thế giới, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc, và khu vực này cũng đang phải vật lộn với những sự gián đoạn về địa chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Sự đa cực mới này đã đem lại sự không chắc chắn lớn hơn cho châu Âu, và với Brexit làm cho nước Anh trở thành một cực khác, lĩnh vực địa chính trị trở nên phức tạp hơn nhiều.
Tin liên quan
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đối tác EU không còn "nhân nhượng", Việt Nam phải thích ứng từ chính sách ESG
17:56 | 31/10/2024 Kinh tế
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bầu cử Mỹ, xung đột Trung Đông đẩy giá vàng lên đỉnh mới
09:49 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nhật Bản gặp khó trong việc phổ cập số hóa cho người cao tuổi
15:00 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nga hoan nghênh thỏa thuận rút quân giữa Ấn Độ và Trung Quốc
08:25 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bài toán kinh tế của tân Tổng thống Indonesia
07:50 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
07:55 | 28/10/2024 Nhìn ra thế giới
IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
09:09 | 27/10/2024 Nhìn ra thế giới
Tăng nhiệt cuộc đua Tổng thống Mỹ
07:00 | 27/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK