Điều hành giá ngay từ đầu năm, tránh lạm phát kỳ vọng
Lượng hàng hóa dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết của người dân. Ảnh: H.Anh |
Sức mua thấp hơn năm ngoái
Bộ Tài chính cho biết, tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 diễn ra vào thời điểm giữa tháng 2 Dương lịch, tuy chịu những tác động nhất định từ tình hình dịch bệnh Covid – 19 tại một số tỉnh nhưng tình hình cung cầu thị trường vẫn tương đối sôi động trên cả nước.
Theo báo cáo tại một số thành phố lớn (TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng...) tại các chợ truyền thống, sức mua tăng từ 5 - 10% so với ngày thường, đặc biệt trong ngày 29 âm lịch, sức mua tăng mạnh từ 20%-40% tại các chợ lẻ do đây là thời điểm bắt đầu nghỉ Tết; đối với hệ thống siêu thị tăng 30%-35% so với ngày thường. Tuy vậy, sức mua nói chung vẫn thấp hơn cùng kỳ do những ảnh hưởng chung của dịch bệnh đến tình hình kinh tế - xã hội làm giảm thu nhập của người dân. Sang những ngày đầu năm mới, nhu cầu mua hàng hóa không cao do ảnh hưởng bởi dịch bệnh tái bùng phát cũng như người dân đã mua sắm đủ trước Tết.
Trao đổi với Tạp chí Hải quan, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết, công tác quản lý, điều hành giá đã được các bộ, ngành, địa phương chú trọng triển khai quyết liệt. Cụ thể là, tăng cường công tác theo dõi diễn biến giá cả thị trường, tổ chức mạng lưới thông tin báo cáo để làm cơ sở cho việc tham mưu, triển khai các biện pháp quản lý, điều hành phù hợp. UBND các tỉnh, thành phố đã chỉ đạo các sở, ban, ngành chủ động trong công tác bình ổn giá cả thị trường, chuẩn bị nguồn hàng hóa dồi dào, giá cả hợp lý đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân. Công tác kiểm tra chấp hành pháp luật về giá và các pháp luật khác cũng đều được chú trọng tăng cường trong dịp Tết để đảm bảo bình ổn thị trường.
“Nhìn chung, giá cả thị trường trước Tết không có biến động lớn và mức độ tăng thấp hơn Tết năm trước một phần do ảnh hưởng của dịch Covid -19 và một phần do nguồn hàng của các đơn vị kinh doanh dồi dào cùng với nhiều chương trình khuyến mại giảm giá của nhiều doanh nghiệp, góp phần ổn định giá cả thị trường trong dịp Tết năm nay. Tình hình giá cả thị trường cơ bản bình ổn nằm trong kiểm soát và diễn biến theo đúng với kịch bản công tác điều hành giá trong dịp trước Tết do Ban Chỉ đạo điều hành giá đã đề ra và các định hướng giải pháp quản lý, điều hành giá đã được triển khai ở các bộ, ngành”, ông Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh.
Bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát
Để tiếp tục bình ổn thị trường tháng sau tết Nguyên đán cũng như trong quý 1/2021, Bộ Tài chính kiến nghị các biện pháp bình ổn thị trường giá cả. Theo đó, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt và có hiệu quả các giải pháp, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá. Trong đó, Bộ Tài chính nhấn mạnh cần tập trung một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý điều hành, bình ổn giá cả thị trường trong dịp sau Tết.
”Triển khai điều hành giá của một số mặt hàng thiết yếu theo nguyên tắc điều hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát; thận trọng trong việc điều hành giá những tháng đầu năm để tránh lạm phát kỳ vọng trong thời điểm dịch bệnh. Trường hợp điều chỉnh các hàng hóa, dịch vụ do nhà nước quản lý, phải có phương án giá cụ thể, tính toán mức độ tác động vào CPI, trên cơ sở đó báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt thận trọng”, ông Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh.
Bộ Tài chính cũng đề nghị các bộ, ngành tiếp tục theo dõi sát diễn biến, chủ động thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu nhằm bình ổn thị trường, giá cả nhất là những hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng sau Tết trong dịp giáp hạt của người dân và các hàng hóa, vật tư y tế phòng, chống dịch. Bên cạnh đó, có phương án vận chuyển, lưu thông hàng hóa từ các vùng có dịch để đảm bảo thông suốt về sản xuất, kinh doanh, đảm bảo đời sống người lao động.
Đồng thời, tăng cường quản lý, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về giá gắn với kiểm tra chấp hành pháp luật về thuế, phí. Việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết các mặt hàng có nhu cầu tăng cao sau Tết cũng sẽ được quản lý chặt. Tiếp tục theo dõi sát diễn biến, chủ động thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu nhằm bình ổn thị trường, giá cả, nhất là những hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng sau Tết, trong dịp giáp hạt của người dân và các hàng hóa, vật tư y tế phòng, chống dịch. Bên cạnh đó, có phương án vận chuyển, lưu thông hàng hóa từ các vùng có dịch để đảm bảo thông suốt về sản xuất, kinh doanh, đảm bảo đời sống người lao động...
Lãnh đạo Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cũng lưu ý, cần tiếp tục chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền về điều hành giá, nhất là các mặt hàng Nhà nước còn định giá, mặt hàng nhạy cảm đến người dân, công khai minh bạch thông tin về giá để kiểm soát lạm phát kỳ vọng, hạn chế những thông tin thất thiệt gây hoang mang cho người tiêu dùng, gây bất ổn thị trường.
Tin liên quan
Bước vào kỳ nghỉ Tết, giá cả mặt hàng thiết yếu cơ bản không có biến động bất thường
12:22 | 26/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vì sao lạm phát ở Việt Nam ở mức thấp trong 10 năm qua?
20:49 | 09/01/2025 Tài chính
Lên các kịch bản điều hành giá phù hợp cho năm 2025
21:32 | 07/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Hành trình kiến tạo chính sách tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế
10:31 | 01/02/2025 Tài chính
Hiện đại hoá nghiệp vụ, Kho bạc Nhà nước tăng hiệu quả thu - chi ngân sách
20:46 | 30/01/2025 Thuế - Kho bạc
Cung cầu thị trường Tết không có diễn biến bất thường về giá
18:38 | 29/01/2025 Tài chính
Những bước đi quan trọng thúc đẩy hiện đại hoá toàn diện ngành Thuế
08:40 | 27/01/2025 Thuế - Kho bạc
Chính thức vận hành sàn giao dịch các-bon tại Việt Nam từ năm 2029
12:06 | 26/01/2025 Tài chính
Sức bật của ngành bảo hiểm trong năm 2024
08:12 | 26/01/2025 Tài chính
Nâng hạng thị trường chứng khoán: Việt Nam đã sẵn sàng cho sân chơi lớn
13:41 | 25/01/2025 Chứng khoán
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
16:55 | 15/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
13:58 | 15/01/2025 Tài chính
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất
07:42 | 15/01/2025 Tài chính
Nhiều bộ, ngành, địa phương có khối lượng đối tượng kiểm kê lớn
20:28 | 14/01/2025 Tài chính
Cải cách hành chính, hiện đại hóa góp phần nâng cao năng lực quản lý của KBNN
09:44 | 14/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Giải ngân gần 700.000 tỷ vốn cho sản xuất
10:38 | 13/01/2025 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hành trình kiến tạo chính sách tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế
Sẵn sàng cho sự bứt phá của cụm cảng Cái Mép - Thị Vải
Chuyển đổi số “lọc” rủi ro buôn lậu qua đường hàng không
FTA - bệ phóng cho xuất khẩu Việt Nam
Việt Nam chính là sự lựa chọn tốt nhất”
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics