Hành trình kiến tạo chính sách tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế
Ngành Tài chính tập trung tháo gỡ những vướng mắc, điểm nghẽn trong thể chế, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Ảnh: ST |
Tháo gỡ "điểm nghẽn của điểm nghẽn"
Để góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài chính, giúp cho công tác quản lý tài chính - NSNN ngày càng minh bạch, chặt chẽ và hiệu quả, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế là nhiệm vụ được Bộ Tài chính luôn coi trọng, thực hiện chủ động, đáp ứng yêu cầu về tiến độ, đảm bảo chất lượng, thể chế hóa các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và hội nhập quốc tế.
Căn cứ nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 01/NQ-CP và Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2024 của Chính phủ, Bộ Tài chính đã cơ bản hoàn thành, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các đề án, nhiệm vụ được giao. Trong năm 2024, công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế chính sách pháp luật tài chính đạt được nhiều kết quả tích cực. Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đã bám sát yêu cầu của thực tiễn, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho DN và người dân, kiểm soát áp lực tăng giá cả, lạm phát, góp phần hỗ trợ tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội, ứng phó linh hoạt với các thách thức do thiên tai và những tác động không thuận của kinh tế thế giới.
Đặc biệt, năm 2024 ghi nhận công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế tài chính của ngành Tài chính chịu áp lực lớn với một loạt dự án luật quan trọng được trình Quốc hội thông qua, lấy ý kiến Quốc hội hoặc lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân. Trong đó, thành tựu lớn phải kể đến việc Bộ Tài chính trình Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội thông qua hai dự án luật quan trọng là Luật thuế GTGT (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 luật thuộc lĩnh vực tài chính.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, việc xây dựng và hoàn thiện thể chế là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng. Thứ trưởng nhấn mạnh, quyết sách của Trung ương cũng như Bộ Chính trị về việc xử lý các vướng mắc, “điểm nghẽn” trong hệ thống pháp luật về tài chính là chủ trương rất trúng, rất đúng và rất kịp thời. Và việc tháo gỡ những vướng mắc, “điểm nghẽn” trong thể chế tức là chúng ta giải quyết được “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Với những nội dung báo cáo được Quốc hội phê duyệt tại kỳ họp vừa qua, Thứ trưởng khẳng định sẽ giải phóng được rất nhiều nguồn lực, tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để đóng góp vào sự phát triển của kinh tế - xã hội trong thời gian tới, nhất là tại thời điểm chỉ còn hơn 1 năm cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII của Đảng.
Động lực từ thể chế
Năm 2024, một dấu ấn quan trọng trong hoàn thiện thể chế tài chính là việc Chính phủ ban hành Nghị định 138/2024/ND-CP tháo gỡ những nút thắt, điểm nghẽn cho rất nhiều bộ, ngành, địa phương trong sử dụng nguồn chi thường xuyên cho các nhiệm vụ có tính chất đầu tư.
Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An (Đoàn Đồng Nai) đánh giá, Bộ Tài chính đã rất quyết tâm, quyết liệt để tháo gỡ điểm nghẽn trong thực tiễn. Điều đó cho thấy Bộ Tài chính đã rất trách nhiệm trong công tác hoàn thiện thể chế.
Cùng với đó, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 68/TT-BTC để tháo gỡ những điểm nghẽn trong tiến trình nâng hạn thị trường chứng khoán. Trong năm 2024, Bộ Tài chính cũng đã và đang hoàn thiện các dự án Luật quan trọng gồm Luật Thuế TTĐB (sửa đổi); Luật Thuế TNDN (sửa đổi) và đang xây dựng đề án Luật Thuế TNCN (thay thế) và các nghị định, thông tư thuộc lĩnh vực tài chính.
Đáng chú ý, trước bối cảnh nền kinh tế hết sức khó khăn, Bộ Tài chính đã kịp thời đề xuất, ban hành loạt chính sách tài chính hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho DN và người dân, cải cách thủ tục hành chính, tiết giảm chi phí, kích thích mở rộng sản xuất, tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, được cộng đồng DN và dư luận đánh giá cao. Cụ thể như: chính sách giảm 2% thuế GTGT; giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước; giảm thuế BVMT cho xăng, dầu, mỡ nhờn; gia hạn nộp thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế TNDN... Đây là những quyết sách dài hơi, là động lực, là bệ đỡ quan trọng giúp DN có thêm vốn để đầu tư phát triển, góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, quay trở lại đóng góp vào ngân sách. Nhờ đó, thu ngân sách năm 2024 đã vượt dự toán.
Theo Bà Lê Thị Thuỳ Vân, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách tài chính, trong thời gian tới, một trong những thách thức đặt ra đối với Việt Nam là huy động được nguồn lực tài chính bền vững để hỗ trợ sự phát triển nhanh chóng, bao trùm, trong đó nguồn thu NSNN vẫn giữ vai trò quan trọng. Để đảm bảo tính bền vững nguồn thu ngân sách trong giai đoạn tới, cần triển khai thực hiện tốt các luật mới được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 và có hiệu lực từ năm 2025, bao gồm Luật Thuế GTGT và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 luật thuộc lĩnh vực tài chính để giải quyết các vướng mắc có tính cấp bách, góp phần tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện các luật thuế phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế-xã hội và Chiến lược tài chính đến năm 2030, đảm bảo tính minh mạch, công bằng, hướng đến mở rộng cơ sở thu theo xu hướng chung của các nước trên thế giới nhằm tăng cường nguồn thu; rà soát chính sách ưu đãi thuế, tập trung ưu đãi thuế vào một số ngành trọng điểm nhằm thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới. Đồng thời, tiếp tục rà soát các văn bản pháp luật, tháo gỡ các nút thắt nhằm khơi thông các điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công.
Tin liên quan
Không thể "tịnh tiến từ từ" khi nền kinh tế bước vào kỷ nguyên vươn mình
15:56 | 27/12/2024 Kinh tế
Việt Nam nên "mạnh tay” hơn trong cải cách cơ cấu kinh tế
19:47 | 17/10/2024 Kinh tế
Cải cách Thuế - Hải quan: Nỗ lực kiến tạo vì sự phát triển của doanh nghiệp
10:53 | 17/10/2024 Tài chính
Hiện đại hoá nghiệp vụ, Kho bạc Nhà nước tăng hiệu quả thu - chi ngân sách
20:46 | 30/01/2025 Thuế - Kho bạc
Cung cầu thị trường Tết không có diễn biến bất thường về giá
18:38 | 29/01/2025 Tài chính
Những bước đi quan trọng thúc đẩy hiện đại hoá toàn diện ngành Thuế
08:40 | 27/01/2025 Thuế - Kho bạc
Bước vào kỳ nghỉ Tết, giá cả mặt hàng thiết yếu cơ bản không có biến động bất thường
12:22 | 26/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chính thức vận hành sàn giao dịch các-bon tại Việt Nam từ năm 2029
12:06 | 26/01/2025 Tài chính
Sức bật của ngành bảo hiểm trong năm 2024
08:12 | 26/01/2025 Tài chính
Nâng hạng thị trường chứng khoán: Việt Nam đã sẵn sàng cho sân chơi lớn
13:41 | 25/01/2025 Chứng khoán
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
16:55 | 15/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
13:58 | 15/01/2025 Tài chính
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất
07:42 | 15/01/2025 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hành trình kiến tạo chính sách tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế
Sẵn sàng cho sự bứt phá của cụm cảng Cái Mép - Thị Vải
Chuyển đổi số “lọc” rủi ro buôn lậu qua đường hàng không
FTA - bệ phóng cho xuất khẩu Việt Nam
Việt Nam chính là sự lựa chọn tốt nhất”
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics