Thành công “kép" trong điều hành giá năm 2020
Điều hành giá, kiểm soát lạm phát năm 2021 một cách thận trọng, linh hoạt | |
Một năm khó khăn trong quản lý, điều hành giá | |
Thách thức mới trong điều hành tỷ giá |
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2020 tăng 3,23% so với năm 2019. Ảnh: ST |
Kiểm soát lạm phát thành công
Năm 2020 có nhiều khó khăn, thách thức lớn bất ngờ xuất hiện với những điều chưa từng có tiền lệ - đại dịch Covid-19. Đại dịch đã tác động xấu, nhiều mặt và ảnh hưởng rất nặng nề không chỉ đối với nước ta mà còn đối với toàn thế giới. Thêm vào đó, Dịch tả lợn châu Phi, thiên tai, hạn hán, bão lũ, sạt lở đất... liên tiếp xảy ra, nhất là bão lũ, sạt lở đất xảy ra ở miền Trung vào những tháng cuối năm làm cho khó khăn chồng chất khó khăn. Đây là năm có sự tăng trưởng kinh tế thấp nhất so với kế hoạch đã định và là mức tăng thấp nhất trong nhiều thập kỷ qua của Việt Nam.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong:
Có thể khẳng định qua thực tiễn điều hành giá năm 2020 rằng công tác dự báo đã được thực hiện tốt, như dự báo giá thịt lợn, các xu hướng giá vật tư, gạo, cũng như một số hàng hóa thiết yếu. Không chỉ dự báo giá các mặt hàng quan trọng, thiết yếu, công tác dự báo thời gian qua đã được thực hiện tốt thông qua việc dự báo lạm phát. Việc lên phương án các kịch bản lạm phát, từ đó có những chỉ đạo điều hành phù hợp đã góp phần giữ lạm phát theo đúng mục tiêu đề ra. Bộ Tài chính với tư cách là cơ quan tham mưu quan trọng của Chính phủ về điều hành giá đã thể hiện năng lực, trách nhiệm và đặc biệt là kinh nghiệm phản ứng thị trường rất tốt thông qua các biện pháp điều chỉnh thuế linh hoạt, xử lý các tình huống tăng - giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp cũng như kiểm soát chặt chẽ các mặt hàng thiết yếu để giữ được mặt bằng chung. Đây là một trong những thành công trong điều hành của Bộ Tài chính, đã góp phần thành công trong kiểm soát lạm phát của Việt Nam trong thời gian qua. |
Tuy nhiên, xét trong bối cảnh chung và so sánh với các nền kinh tế khác thì Việt Nam đã đạt được kết quả cực kì ấn tượng. Đó là thành công "kép", vừa tăng trưởng kinh tế dương vừa kiểm soát được lạm phát - điều mà không nhiều nền kinh tế làm được trong năm 2020. Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2020 tăng 3,23% so với năm 2019, thấp hơn nhiều so với mục tiêu Quốc hội đề ra là dưới 4%. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2020 tăng 2,31% so với bình quân năm 2019.
“Việt Nam kiên cường trong một thế giới suy sụp” là điều mà Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới đã từng nhận định.
Theo Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, nhìn từ kinh tế - xã hội có thể thấy công tác quản lý, điều hành giá đặt trong tổng thể nhiệm vụ về điều hành kinh tế vĩ mô năm 2020 đã trải qua một năm khó khăn với nhiều biến động mạnh và cả những tác động đa chiều. Những tác động khách quan đã đặt nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát của Chính phủ và các bộ, ngành trong những thách thức rất lớn và đã có nhiều thời điểm chúng ta phải xem xét tới các kịch bản xấu cho cả tăng trưởng lẫn lạm phát.
Trong bối cảnh nhiều thách thức, công tác quản lý, điều hành giá đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai thận trọng, phối hợp chặt chẽ để đảm bảo hài hòa các mục tiêu chung, vừa đảm bảo mặt bằng giá cả thị trường, kiểm soát lạm phát vừa tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Nhờ đó, CPI bình quân năm 2020 đã đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.
Với vai trò là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo điều hành giá của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã chủ trì, phối hợp các bộ, ngành tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ những chủ trương, định hướng lớn về quản lý điều hành giá trong từng thời kì, dự báo và xây dựng kịch bản điều hành giá trong ngắn, trung và dài hạn; thực hiện đồng bộ các chính sách về giá, các biện pháp bình ổn giá và chỉ đạo các bộ, cơ quan, UBND tỉnh, thành phố thực hiện quản lý nhà nước về giá phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô trong từng thời kì.
Kịch bản lạm phát cao nhất vẫn tích cực
Bức tranh kinh tế năm 2021 đã được phác thảo thông qua các chỉ tiêu được Quốc hội thông qua. Theo đó, nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục tập trung thực hiện "mục tiêu kép", vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa tận dụng tốt các cơ hội, nỗ lực phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới. Trong thời gian tới, triển vọng của Việt Nam được cho là tích cực khi nền kinh tế được dự báo tăng trưởng khoảng 6,7% trong năm 2021 và sẽ ổn định quanh mức 6-7% các năm tiếp theo. Cùng với đó, chỉ tiêu tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%.
Nhiều chuyên gia dự báo rằng, việc thực hiện những chỉ tiêu này sẽ không dễ dàng bởi những yếu tố bất định đang bủa vây nền kinh tế. Nhiều kịch bản về lạm phát đã được đề ra nhưng đều nhận định lạm phát năm 2021 sẽ được kiểm soát theo đúng mục tiêu đề ra.
Theo Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính Nguyễn Đức Độ, năm 2021, khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn nhờ có vaccine, đồng thời kinh tế trong nước và thế giới phục hồi, lạm phát so với cùng kỳ năm trước sẽ có xu hướng tăng trở lại. Tuy nhiên, với việc lạm phát so với cùng kỳ năm trước đang ở mức rất thấp là 0,19%, lạm phát trung bình trong năm 2021 sẽ không thể cao, nhất là khi kinh tế trong năm 2021 sẽ chưa thể phục hồi hoàn toàn.
Ông Nguyễn Đức Độ nhận định, năm 2021, trường hợp có biến động mạnh về giá xăng dầu hay giá thực phẩm như năm 2019, lạm phát trung bình trong năm nay nhiều khả năng sẽ vẫn ở mức dưới 3%. Ở kịch bản thấp hơn, ông Nguyễn Đức Độ dự báo lạm phát trung bình có thể ở mức khoảng 2%.
Cùng với đó, TS. Nguyễn Ngọc Tuyến, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế tài chính dự báo nhiều mặt hàng thiết yếu sẽ có nhiều biến động trong năm 2021, do đó CPI sẽ tăng cao hơn năm 2020, song bình quân cả năm cũng chỉ ở mức dưới 4% như mục tiêu Quốc hội đề ra.
Ông Lê Quốc Phương, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công thương) cũng đưa ra 2 kịch bản dự báo cho chỉ số CPI. Ở kịch bản thứ nhất, khi đại dịch Covid-19 được kiếm soát, kinh tế thế giới phục hồi, giá cả thế giới tăng mạnh do tác động kép của việc phục hồi kinh tế và tác động của các gói kích cầu khổng lồ các nước tung ra, mặt bằng giá Việt Nam theo đó sẽ chịu sức ép tăng. Nếu không có biện pháp phù hợp, quyết liệt, CPI bình quân 2021 có thể từ 4-4,5%.
Ở kịch bản thứ hai, khi đại dịch Covid-19 chưa thể kiểm soát, kinh tế thế giới chưa phục hồi, mặt bằng giá cả Việt Nam theo đó khó tăng cao thì dự báo CPI bình quân năm 2021 sẽ đạt 3,8-4%.
Có thể nói, nhiều dự báo đã được các chuyên gia đưa ra nhưng tựu trung lại đó vẫn là những kịch bản khả quan nhờ sự tin tưởng vào công tác điều hành của Chính phủ nói chung và Bộ Tài chính nói riêng.
Tin liên quan
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
16:55 | 15/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
13:58 | 15/01/2025 Tài chính
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất
07:42 | 15/01/2025 Tài chính
Nhiều bộ, ngành, địa phương có khối lượng đối tượng kiểm kê lớn
20:28 | 14/01/2025 Tài chính
Cải cách hành chính, hiện đại hóa góp phần nâng cao năng lực quản lý của KBNN
09:44 | 14/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Giải ngân gần 700.000 tỷ vốn cho sản xuất
10:38 | 13/01/2025 Tài chính
Vì sao lạm phát ở Việt Nam ở mức thấp trong 10 năm qua?
20:49 | 09/01/2025 Tài chính
Ngành Tài chính thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025
19:16 | 08/01/2025 Tài chính
Bộ trưởng Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số
19:15 | 08/01/2025 Tài chính
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp
21:32 | 07/01/2025 Thuế - Kho bạc
Báo chí: Nguồn thông tin quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chính sách tài chính
21:31 | 07/01/2025 Tài chính
10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2024
20:42 | 03/01/2025 Thuế - Kho bạc
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
16:44 | 02/01/2025 Chứng khoán
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Năm 2025, kỳ vọng kiều hối về TPHCM sẽ đạt trên 10 tỷ USD
U&I Logistics: Thúc đẩy bền vững, kiên định trên hành trình ESG
Hải quan đảm bảo an ninh, an toàn trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ
ABBANK phát động gây quỹ 100.000 cây xanh cho người dân tỉnh Yên Bái
Giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày 23/1/2025
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics