Nhiều bộ, ngành, địa phương có khối lượng đối tượng kiểm kê lớn
Sẵn sàng tổng kiểm kê tài sản công trên cả nước Thời hạn thực hiện kiểm kê tài sản công đến hết ngày 31/3/2025 Tổng kiểm kê tài sản công giúp quản lý, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của đất nước |
Ông Nguyễn Tân Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính phát biểu khai mạc hội nghị. |
Đó là những thông tin đáng chú ý được đưa ra tại Hội nghị triển khai Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sửa đổi, bổ sung) và các văn bản pháp luật liên quan được Bộ Tài chính tổ chức ngày 14/1/2024.
Cơ hội và thách thức lớn trong quản lý tài sản công
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Tân Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính nhấn mạnh, tài sản công và công tác quản lý tài sản công trong thời gian gần đây được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và dư luận xã hội rất quan tâm.
Bộ Chính trị đã có Nghị quyết 39/NQ-TW ngày 15/1/2019 về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế, khẳng định tài sản công là nguồn tài lực được huy động, quản lý, sử dụng và khai thác hợp lý, hiệu quả để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Theo ông Nguyễn Tân Thịnh, thời gian vừa qua, Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ có rất nhiều chỉ đạo liên quan đến lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công.
Trong bài viết của Tổng Bí thư về phòng, chống lãng phí, rất nhiều nội dung yêu cầu nhận diện các lãng phí trong quản lý, sử dụng tài sản công, các định hướng và giải pháp cho công việc phòng, chống lãng phí.
Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã liên tục có các công điện về việc quản lý, sử dụng đối với tài sản nhà, đất dôi dư không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích hoặc sử dụng không hiệu quả.
Ông Thịnh cũng cho biết, trong Hội nghị toàn quốc để triển khai Quyết định số 57 của Bộ Chính trị về khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong giai đoạn mới vừa được tổ chức, vấn đề tài sản khoa học công nghệ cũng đã được nhắc đến rất nhiều và sắp tới sẽ có những thay đổi rất lớn trong quản lý, sử dụng đối với tài sản hình thành để triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ.
Quang cảnh Hội nghị. |
Theo ông Nguyễn Tân Thịnh, trước đây, việc quản lý tài sản công đã được quan tâm nhưng chưa đúng tầm, và đề án tổng kiểm kê lần này là cơ hội để thay đổi. Tuy nhiên ông Thịnh cũng nhấn mạnh, đây cũng là một thách thức rất lớn trong công tác quản lý tài sản công.
Dẫn chứng cho điều này, ông Nguyễn Tân Thịnh cho biết, vừa rồi Thủ tướng Chính phủ đã phê bình một số bộ, ngành, địa phương không báo cáo kịp thời theo yêu cầu của Công điện số 125/CĐ-TTg về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Công điện này yêu cầu các đơn vị báo cáo kết quả rà soát tài sản công, trụ sở làm việc không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích… để cơ quan quản lý xử lý theo quy định.
Liên quan tới việc ban hành các văn bản mới về quản lý tài sản công, thông tin tới hội nghị, ông Nguyễn Tân Thịnh cho biết, trong năm 2024 riêng Bộ Tài chính đã thực hiện việc hoàn thiện và xây dựng mới 26 đề án, trong đó có 1 luật, 16 nghị định, 2 quyết định Thủ tướng và 7 thông tư của Bộ Tài chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng công nghệ vụ công. Đây là một khối lượng rất lớn. Đến thời điểm hiện nay đã ký ban hành được 18 văn bản, trong đó có 1 Luật, 9 Nghị định, 2 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 6 Thông tư của Bộ Tài chính. Hiện còn 8 văn bản đang trong quá trình hoàn tất thủ tục cuối cùng để ký ban hành. |
Ông Thịnh nhấn mạnh khối lượng công việc của các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện tổng kiểm kê là rất lớn và đề nghị các đơn vị cần khẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.
Nhiều địa phương có lượng đối tượng kiểm kê lớn
Tại hội nghị, thông tin về kết quả thực hiện tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý, đại điện Cục Quản lý công sản cho biết, đến ngày 14/1/2025, có 24 bộ, cơ quan trung ương và 58 địa phương đã thực hiện chế độ báo cáo trên phần mềm tổng kiểm kê tài sản công.
Đối với tài sản công là tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, có 19 bộ, cơ quan trung ương (bao gồm các Hội) đã đăng ký đối tượng kiểm kê.
Trong đó, các bộ, cơ quan trung ương có số lượng đơn vị đăng ký nhiều gồm: Bộ Tài chính (150 đơn vị), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (133 đơn vị), Bộ GD-ĐT (129 đơn vị), Bộ Y tế (122 đơn vị)…
Đồng thời, có 5 bộ, cơ quan trung ương (gồm các Hội) chưa đăng ký đối tượng kiểm kê.
Đối với 58 địa phương đã thực hiện chế độ báo cáo, có 57 địa phương đã đăng ký đối tượng kiểm kê và 1 địa phương chưa đăng ký đối tượng kiểm kê.
Đáng chú ý, có các địa phương có số lượng đơn vị đăng ký đối tượng kiểm kê nhiều gồm: Nghệ An (748 đơn vị), Long An (734 đơn vị), thành phố Hà Nội (713 đơn vị), Hà Giang (566 đơn vị), Quảng Ninh (550 đơn vị), Hậu Giang (490 đơn vị), Bình Phước (436 đơn vị), Phú Thọ (436 đơn vị), Tiền Giang (412 đơn vị)…
Đối với nhóm tài sản kết cấu hạ tầng, báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, Bộ NN&PTNT chưa thực hiện chế độ báo cáo, chưa đăng ký đối tượng kiểm kê với nhóm tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi. Bộ GTVT đã thực hiện chế độ báo cáo, đăng ký đối tượng kiểm kê đối với tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải, chưa đăng ký đối tượng kiểm kê đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông khác. Trong khi đó, Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam chưa thực hiện chế độ báo cáo, chưa đăng ký đối tượng kiểm kê với nhóm tài sản kết cấu hạ tầng văn hóa thể thao. |
Đối với nhóm tài sản kết cấu hạ tầng, có 34 địa phương đã đăng ký đối tượng kiểm kê đối với 4-5 nhóm tài sản kết cấu hạ tầng như đường bộ, đường thủy nội địa, hạ tầng cấp nước sạch, chợ, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế, đê điều…
Trong đó, TP Hà Nội đã đăng ký đối tượng kiểm kê với nhóm tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị, nhưng TPHCM chưa thực hiện đăng ký.
Ngoài ra, theo đại diện Cục Quản lý công sản, có 31 địa phương đăng ký đối tượng kiểm kê với nhóm tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị, 35 địa phương đăng ký đối tượng kiểm kê với nhóm tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
Tuy nhiên, theo đại diện Cục Quản lý công sản, việc quản lý nhóm tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị không thuộc thẩm quyền của các địa phương này.
Bên cạnh đó, có 11 địa phương chưa đăng ký đối tượng kiểm kê đối với cả 18 loại tài sản kết cấu hạ tầng.
Không làm thất thoát tài sản của Nhà nước khi sáp nhập
Theo Bộ Tài chính, trong thời gian tới, các cơ quan, tổ chức, đơn vị rà soát, tăng cường công tác hạch toán, quản lý, sử dụng tài sản công, bảo đảm kiểm kê đầy đủ tài sản hiện có, thông tin về tài sản được kiểm kê đầy đủ, chính xác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Gắn công tác kiểm kê tài sản công với việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Ngay trong quá trình kiểm kê, nếu phát hiện tài sản không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, sử dụng không hiệu quả thì phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý, không chờ đến khi kết thúc tổng kiểm kê, bảo đảm tài sản công được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả.
Đối với các bộ, cơ quan trung ương, cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia tách, kết thúc hoạt động, chuyển chức năng, nhiệm vụ cho cơ quan, tổ chức, đơn vị khác do sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính vẫn phải thực hiện nhiệm vụ tổng kiểm kê đến khi chính thức sáp nhập, hợp nhất, chia tách, kết thúc hoạt động.
Đồng thời có trách nhiệm bàn giao các công việc đã và đang triển khai cho bộ, cơ quan trung ương, cơ quan, tổ chức, đơn vị mới.
Bộ, cơ quan trung ương, cơ quan, tổ chức, đơn vị sau sáp nhập, hợp nhất, chia tách, tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm triển khai tiếp các công việc còn lại, bảo đảm việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính không làm ảnh hưởng tới việc thực hiện Đề án 213, không làm thất thoát tài sản của Nhà nước.
Tin liên quan
Phải tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng, còn tồn đến hết ngày 31/12/2025
09:34 | 05/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý đối với 770 cơ sở nhà, đất
14:23 | 31/12/2024 Tài chính
Tránh thất thoát, lãng phí trong sử dụng, xử lý nhà đất tại các doanh nghiệp nhà nước
09:49 | 29/12/2024 Tài chính
Cải cách hành chính, hiện đại hóa góp phần nâng cao năng lực quản lý của KBNN
09:44 | 14/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Giải ngân gần 700.000 tỷ vốn cho sản xuất
10:38 | 13/01/2025 Tài chính
Vì sao lạm phát ở Việt Nam ở mức thấp trong 10 năm qua?
20:49 | 09/01/2025 Tài chính
Ngành Tài chính thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025
19:16 | 08/01/2025 Tài chính
Bộ trưởng Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số
19:15 | 08/01/2025 Tài chính
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp
21:32 | 07/01/2025 Thuế - Kho bạc
Báo chí: Nguồn thông tin quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chính sách tài chính
21:31 | 07/01/2025 Tài chính
10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2024
20:42 | 03/01/2025 Thuế - Kho bạc
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
16:44 | 02/01/2025 Chứng khoán
Phấn đấu hoàn thành toàn diện nhiệm vụ công tác thuế năm 2025
09:15 | 02/01/2025 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán tân dược giả quy mô cực lớn
Nhiều bộ, ngành, địa phương có khối lượng đối tượng kiểm kê lớn
Mặt hàng gel bôi trơn được xác định dùng trong thú y có mức thuế GTGT 5%
SHB cấp tín dụng đến 85% giá trị xe cho doanh nghiệp mua ô tô từ Kim Long Motor
Cục Hải quan Long An hoạt động tại trụ sở mới
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics