Một năm khó khăn trong quản lý, điều hành giá
Thách thức mới trong điều hành tỷ giá | |
Xử lý nợ xấu vẫn khó khăn | |
Nhiều khó khăn trong dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam |
Toàn cảnh Hội thảo của Học viện Tài chính sáng 5/1. Ảnh Thuỳ Linh. |
CPI bình quân năm 2020 tăng 3,23%
Theo ông Nguyễn Trọng Cơ, Giám đốc Học viện Tài chính, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2020 diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
"Trong bối cảnh đó, nhờ những giải pháp kịp thời của Chính phủ, các bộ, ngành đã kịp thời đề ra những giải pháp, góp phần tích cực trong ổn định kinh tế đất nước. Theo đó, GDP năm 2020 ước tính tăng 2,91% so với cùng kỳ năm 2019. Đây tuy là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020 nhưng là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới", ông Nguyễn Trọng Cơ nói.
Thông tin cụ thể hơn về diễn biến của giá cả ở Việt Nam năm 2020, PGS.TS Nguyễn Bá Minh, Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2020 tăng 3,23% so với bình quân năm 2019, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra là dưới 4%. Trong đó, CPI tháng 12/2020 chỉ tăng 0,19% so với tháng 12/2019 - mức thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020.
PGS.TS Nguyễn Bá Minh phân tích, CPI bình quân năm 2020 tăng do một số nguyên nhân chủ yếu như: giá cả mặt hàng lương thực, thực phẩm, giá thuốc và thiết bị y tế, học phí tăng đã tác động tới chỉ số CPI. Trong khi đó, nguyên nhân góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI năm 2020 là do: giá các mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu giảm; nhu cầu đi lại, du lịch của người dân giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm giá của nhóm du lịch trọn gói và giá cước vận tải giảm; Chính phủ triển khai các gói hỗ trợ người dân và người sản xuất kinh doanh gặp khó khăn do dịch Covid-19 như gói hỗ trợ về giá điện; các cấp ngành triển khai các biện pháp đảm bảo cân đối cung cầu, ổn định thị trường.
Theo Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, từ tình hình kinh tế-xã hội có thể thấy công tác quản lý, điều hành giá đã trải qua một năm rất khó khăn với nhiều biến động mạnh, có tác động đa chiều, phức tạp từ cả tình hình dịch bệnh Covid-19; biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ để lại những hậu quả rất nặng nề cho nhiều địa phương cũng như các biến động địa chính trị thế giới tác động lớn tới một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam. Những tác động cả khách quan lẫn chủ quan đã đặt nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát của Chính phủ và các bộ, ngành trong những thách thức rất lớn và đã có nhiều thời điểm chúng ta phải xem xét tới các kịch bản xấu cho cả tăng trưởng lẫn lạm phát.
Trong bối cảnh đó, công tác quản lý, điều hành giá đã được Chính phủ Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai trên quan điểm thận trọng, phối hợp chặt chẽ để đảm bảo hài hòa các mục tiêu chung: vừa đảm bảo ổn định mặt bằng giá cả thị trường, kiểm soát lạm phát, ổn định tâm lý người dân, vừa là đòn bẩy cho việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hồi phục kinh tế, hỗ trợ tăng trưởng.
"Với vai trò cơ quan thường trực Ban chỉ đạo điều hành giá của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã chủ trì, phối hợp các bộ ngành tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ những chủ trương, định hướng lớn về quản lý điều hành giá trong từng thời kỳ, dự báo và xây dựng kịch bản điều hành giá trong ngắn, trung và dài hạn; thực hiện đồng bộ các chính sách về giá, các biện pháp bình ổn giá và chỉ đạo các bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thực hiện quản lý nhà nước về giá phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ", đại diện Cục Quản lý giá nhận định.
Tiếp tục thận trọng trong công tác điều hành giá
Tại Hội thảo, nhiều chuyên gia nhận định rằng, theo dự báo của các tổ chức quốc tế, thị trường hàng hoá có xu hướng tăng giá vào năm 2021 dựa trên triển vọng đồng USD sẽ tiếp tục suy yếu, lạm phát sẽ quay lại khi mà các biện pháp kích thích kinh tế và tài khoá được kỳ vọng sẽ mạnh hơn.
Bên cạnh đó, các mặt hàng tăng giá tập trung vào các sản phẩm nông nghiệp và các kim loại cơ bản do nguồn cung thắt chặt trong bối cảnh thời tiết bất lợi...Những vấn đề này sẽ tác động đến tình hình trong nước và nhất là công tác quản lý giá.
Trong bối cảnh đó, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XIV đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, trong đó đề ra chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng chỉ số CPI bình quân khoảng 4%.
Theo ông Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, trong năm 2021, khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn nhờ có vắc-xin đồng thời kinh tế thế giới và trong nước phục hồi, lạm phát so với cùng kỳ năm trước sẽ có xu hướng tăng trở lại. Tuy nhiên, với việc lạm phát so với cùng kỳ năm trước đang ở mức rất thấp là 0,19%, lạm phát trung bình trong năm 2021 sẽ không thể cao, nhất là khi kinh tế trong năm 2021 sẽ chưa thể phục hồi hoàn toàn.
"Với giả định lạm phát cơ bản tăng trung bình 0,23%/tháng, tương đương với mức tăng của năm 2019 (là năm trước khi xảy ra bệnh dịch), đồng thời giá xăng dầu thế giới và trong nước tăng nhẹ, CPI so với cùng kỳ năm trước của tháng 12/2021 sẽ tăng khoảng hơn 3%, còn lạm phát trung bình sẽ ở mức khoảng hơn 2%. Trong trường hợp có biển động mạnh về giá xăng dầu hay giá thực phẩm như năm 2019, lạm phát trung bình trong năm 2021 nhiều khả năng sẽ vẫn ở mức dưới 3%", ông Nguyễn Đức Độ nhận định.
Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, để thực hiện kiểm soát lạm phát theo chỉ tiêu Quốc hội giao, công tác quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát năm 2021 cần tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động.
Cụ thể, Bộ Tài chính cần theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu, nhất là đối với một số mặt hàng thiết yếu có nhu cầu tiêu dùng cao vào dịp cuối năm và các hàng hóa nhu yếu phẩm phục vụ sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh; chủ động chuẩn bị các nguồn hàng dự trữ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thường tăng cao vào dịp cuối năm (tết Dương lịch, mùa cưới hỏi, tết Nguyên đán) để hạn chế tăng giá.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng cần tiếp tục điều hành chính sách tài khóa chủ động, phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, đồng thời góp phần hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Đáng chú ý, cơ quan chức năng cần chủ động công tác dự báo, tính toán, xây dựng kịch bản điều hành giá các mặt hàng thiết yếu theo lộ trình thị trường nhằm đảm bảo kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Tiếp tục thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ công theo lộ trình thị trường và các mặt hàng do Nhà nước quản lý theo nguyên tắc thị trường trên cơ sở đánh giá, tính toán kỹ tác động để tránh gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả.
Tin liên quan
Mỹ: Lạm phát cao, Fed có thể hãm phanh lộ trình hạ lãi suất
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Vì sao lạm phát ở Việt Nam ở mức thấp trong 10 năm qua?
20:49 | 09/01/2025 Tài chính
Lên các kịch bản điều hành giá phù hợp cho năm 2025
21:32 | 07/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
16:55 | 15/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
13:58 | 15/01/2025 Tài chính
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất
07:42 | 15/01/2025 Tài chính
Nhiều bộ, ngành, địa phương có khối lượng đối tượng kiểm kê lớn
20:28 | 14/01/2025 Tài chính
Cải cách hành chính, hiện đại hóa góp phần nâng cao năng lực quản lý của KBNN
09:44 | 14/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Giải ngân gần 700.000 tỷ vốn cho sản xuất
10:38 | 13/01/2025 Tài chính
Ngành Tài chính thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025
19:16 | 08/01/2025 Tài chính
Bộ trưởng Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số
19:15 | 08/01/2025 Tài chính
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp
21:32 | 07/01/2025 Thuế - Kho bạc
Báo chí: Nguồn thông tin quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chính sách tài chính
21:31 | 07/01/2025 Tài chính
10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2024
20:42 | 03/01/2025 Thuế - Kho bạc
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
16:44 | 02/01/2025 Chứng khoán
Phấn đấu hoàn thành toàn diện nhiệm vụ công tác thuế năm 2025
09:15 | 02/01/2025 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Năm 2025, kỳ vọng kiều hối về TPHCM sẽ đạt trên 10 tỷ USD
U&I Logistics: Thúc đẩy bền vững, kiên định trên hành trình ESG
Hải quan đảm bảo an ninh, an toàn trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ
ABBANK phát động gây quỹ 100.000 cây xanh cho người dân tỉnh Yên Bái
Giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày 23/1/2025
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics