Kiểm soát lạm phát ngay từ đầu năm
Theo dõi sát diễn biến cung cầu, sử dụng đòn bẩy tiền tệ và tài khóa linh hoạt để kiểm soát lạm phát ngay từ đầu năm 2021. Ảnh: H.Anh |
Theo dõi sát diễn biến cung cầu
Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 đã đề ra chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng chỉ số CPI bình quân khoảng 4%. Nhiều ý kiến cho rằng, với bối cảnh hiện tại thì khả năng kiểm soát lạm phát dưới 4% như mục tiêu Quốc hội đặt ra là hoàn toàn có khả năng. Mặc dù vậy, vẫn không nên chủ quan với việc kiểm soát giá cả hàng hóa cũng như việc điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa. Đặc biệt, tháng 1 và tháng 2 là tháng Tết nên nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm phục vụ sinh hoạt ngày Tết của người dân tăng cao, theo đó, giá cả hàng hóa có thể sẽ có những biến động tăng nếu không được đảm bảo cung ứng đầy đủ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến CPI.
Ngày 27/1, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có ý kiến về công tác điều hành giá năm 2021. Theo đó yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan có liên quan tiếp tục thực hiện công tác quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát năm 2021 một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động, tập trung vào việc hỗ trợ thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ vừa kiểm soát dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế. Thủ tướng yêu cầu cần điều hành chính sách tài khóa chủ động, phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, đồng thời góp phần hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân. Đồng thời, tiếp tục kiểm soát lạm phát cơ bản trong năm 2021 dưới 2,5% để tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát chung. |
Để góp phần kiểm soát lạm phát từ tháng 1, tại Chỉ thị 06/CT-BTC, Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu Cục Quản lý giá chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính có liên quan tổ chức nắm bắt thông tin, theo dõi sát diễn biến cung cầu, thị trường, giá cả; nhất là đối với một số mặt hàng thiết yếu. Đồng thời, có giải pháp bình ổn thị trường phù hợp trong thời điểm nhu cầu tiêu dùng tăng cao dịp tết; tham mưu kịp thời cho Bộ Tài chính các biện pháp quản lý, điều hành giá phù hợp nhằm ổn định mặt bằng giá cả thị trường và kiểm soát lạm phát. Tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý giá.
Bộ Công Thương cũng ban hành Chỉ thị về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2020 và dịp tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, đồng thời làm tiền đề để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô năm 2021 của Chính phủ. Bộ Công Thương đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị thuộc bộ, các tập đoàn, tổng công ty, công ty, các hiệp hội ngành hàng sớm có kế hoạch sản xuất, kinh doanh, các phương án xử lý biến động bất thường của thị trường. Các đơn vị sản xuất như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Cổ phần Bia Rượu - Nước giải khát Hà Nội, Tổng công ty cổ phần Bia-Rượu - Nước giải khát Sài Gòn, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, cùng với đó là các đơn vị có hoạt động kinh doanh thương mại như Tổng công ty Thương mại Sài Gòn, Tổng công ty Thương mại Hà Nội, Liên hiệp hợp tác xã thương mại TPHCM... đều được yêu cầu phải sản xuất, dự trữ đáp ứng đủ nhu cầu hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, đặc biệt là trong dịp tết Nguyên đán 2021.
Kiểm soát tốt ngay từ đầu năm
Theo nhận định của chuyên gia Vũ Vinh Phú, trong quý 1/2021, giá cả sẽ tương đối ổn định. Ngoại trừ giá thịt lợn là vẫn đang neo ở mức cao, còn lại về cơ bản hàng hóa được đảm bảo cung ứng đủ cho người dân mua sắm nên không lo hiện tượng tăng giá.
“Năm 2021 lạm phát sẽ dao động trong khoảng dưới 4% với điều kiện các cân đối vĩ mô ổn định, chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa được sử dụng, điều hành hợp lí, linh hoạt. Cùng với đó, phải đảm bảo đủ các mặt hàng chiến lược như xăng dầu, điện, nước sạch, than... và tổ chức lưu thông hàng hóa tốt, chủ động dự trữ hàng hóa thiết yếu trong khoảng thời gian dài để đảm bảo đủ hàng hóa trước những biến động...”, chuyên gia này nhận định. Đơn cử, Việt Nam đã sản xuất được 70% nhu cầu xăng dầu trong nước, do đó cần có kế hoạch dự trữ tốt mặt hàng này, hạn chế dần việc nhập khẩu. Tuy nhiên, chuyên gia Vũ Vinh Phú cho rằng, dù có nhiều yếu tố thuận lợi, việc kiểm soát lạm phát phải được thực hiện tốt ngay từ đầu năm, không được chủ quan bởi những biến động về kinh tế, giá cả trong năm 2021 là có thể xảy ra.
Liên quan tới chính sách tiền tệ, ngày 27/1, trình bày tham luận tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, trong 8 nhóm giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2021 cũng như giai đoạn 2021-2025, giải pháp đầu tiên được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đề cập tới là tiếp tục kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô; cải thiện chất lượng đầu vào cho hoạch định chính sách (nâng cao chất lượng thống kê, phân tích, dự báo), chủ động, thận trọng và linh hoạt điều hành các giải pháp và công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác, nhất là chính sách tài khoá để ứng phó linh hoạt, tăng sức chống chịu của nền kinh tế trước những biến động của kinh tế, tiền tệ thế giới.
Tin liên quan
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Nâng vị thế nếu Việt Nam không muốn trở thành "xưởng lắp ráp" mới
09:20 | 19/11/2024 Kinh tế
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Triệt để cắt giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển
20:39 | 15/11/2024 Tài chính
TP Hồ Chí Minh triển khai các giải pháp thu thuế thương mại điện tử
20:21 | 15/11/2024 Tài chính
Cách nào ngăn đà bán ròng của khối ngoại?
10:45 | 15/11/2024 Tài chính
Thông qua dự toán ngân sách năm 2025: Chưa tăng lương khu vực công
23:15 | 13/11/2024 Tài chính
Bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ phải đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế
15:44 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
15:19 | 13/11/2024 Tài chính
Nhiều thách thức trong cơ cấu lại tài chính công
08:00 | 13/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
Hải quan Quảng Bình: Tăng thu ngân sách nhờ thu hút doanh nghiệp
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
Chuyến “xuất ngoại” không hẹn ngày về
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics