“Chông gai” nào đợi chờ xuất khẩu cuối năm?
![]() |
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản là ngành hàng điển hình khó đạt mục tiêu trong năm nay. Ảnh: N.Thanh |
![]() | Nhiều quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được sửa đổi, bổ sung |
![]() | Xuất khẩu cá tra kỳ vọng tăng trưởng những tháng cuối năm |
![]() | Xuất khẩu tôm nửa cuối năm sẽ có bứt phá |
Không ít ngành hàng XK đạt giá trị hàng chục tỷ USD của Việt Nam khó về đích. Dù vậy, cả năm 2019, dự báo Việt Nam vẫn sẽ xuất siêu với tốc độ tăng trưởng XK đạt 7,9%.
Nhiều ngành hàng tỷ USD khó về đích
Về tình hình tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là hoạt động XNK những tháng cuối năm, Bộ Công Thương nhận định: Trong bối cảnh kinh tế quốc tế diễn biến phức tạp, kinh tế Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. XK nông, thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc tăng trưởng chậm lại do các quy định về truy xuất nguồn gốc, giám sát chất lượng hàng hóa, trong khi nhu cầu NK của Trung Quốc đang giảm sút. Ngoài ra còn là nguy cơ áp thuế và rào cản kỹ thuật khi xuất siêu vào Mỹ tăng cao...
Theo Bộ Công Thương, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ tác động đến việc chuyển hướng XNK hàng hóa như nguy cơ lẩn tránh xuất xứ hàng hóa của một số nước vào Việt Nam; thay đổi chuỗi cung ứng; thay đổi dòng vốn đầu tư. Cuộc cách mạng khoa học 4.0 buộc các nước đang theo đuổi chiến lược phát triển kinh tế dựa vào XK và nguồn vốn đầu tư nước ngoài như nước ta phải có những điều chỉnh trong chính sách phát triển kinh tế...
Những khó khăn tổng thể mà Bộ Công Thương nêu trên là điều dễ nhận ra. Tuy nhiên, nhìn nhận ở góc độ từng ngành hàng cụ thể như dệt may mới càng thấy rõ khó khăn đã tác động trực tiếp tới kim ngạch XK hàng hóa như thế nào. Theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), tình hình chính trị, kinh tế thế giới bất ổn, đặc biệt tình hình cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chưa có hồi kết đã, đang và sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng xấu tới DN dệt may Việt Nam, trong đó có Vinatex và các đơn vị thành viên. Tính đến tháng 9, hầu hết các đơn vị chưa đủ đơn hàng cho đến cuối năm. "Đáng chú ý, hầu hết khách hàng khá thờ ơ trong việc đặt hàng dài hạn do nghe ngóng tình hình thế giới, đặc biệt ép giá thấp hơn so với năm 2018, dẫn đến lợi nhuận DN sụt giảm. Đơn hàng từ Trung Quốc có xu hướng chuyển sang các quốc gia hiện có ưu đãi về thuế suất như Bangladesh, Campuchia", Vinatex nêu rõ.
Cả năm nay, Vinatex dự báo XK dệt may sẽ đạt khoảng 39,6 tỷ USD, tăng 9,8% so với năm 2018. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc XK dệt may cả năm không đạt được mục tiêu như đã đề ra là 40 tỷ USD.
Tương tự dệt may, năm nay, nhóm ngành hàng "đình đám" không kém là nông, lâm, thủy sản dự báo cũng khó cán đích. 9 tháng đầu năm, giá hầu hết các mặt hàng nông sản giảm từ 10-15%; tổng kim ngạch XK đạt 30,02 tỷ USD, chỉ tăng 2,7% so với với cùng kỳ năm 2018. Trên cơ sở những kết quả đó, mục tiêu tổng giá trị XK cả năm 2019 đạt 43 tỷ USD đặt ra từ đầu năm đến giờ khá mong manh.
Tại buổi họp báo quý III mới đây của Bộ NN&PTNT, trước câu hỏi của báo giới năm nay XK nông, lâm, thủy sản có đạt mục tiêu 43 tỷ USD, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến chỉ nói "nước đôi" rằng toàn ngành Nông nghiệp sẽ nỗ lực, phấn đấu để đạt các mục tiêu.
Xuất siêu năm thứ 4 liên tiếp
Dù khó khăn, song theo Bộ Công Thương, trong những tháng cuối năm, XK hàng hóa của Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng với động lực chính là các nhóm ngành truyền thống như dệt may, giày dép và đồ gỗ...
Xung quanh câu chuyện XK hàng hóa cả năm nay, Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế-xã hội năm 2019 và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV nêu rõ: Năm 2019, trong bối cảnh thương mại toàn cầu suy giảm, XK vẫn tăng khoảng 7,9%. XK của khu vực kinh tế trong nước tăng mạnh và Việt Nam tiếp tục xuất siêu năm thứ 4 liên tiếp.
Đánh giá thêm về câu chuyện này, chuyên gia kinh tế Phạm Tất Thắng phân tích: Nhờ vào lợi thế các mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam đều là các mặt hàng thiết yếu phục vụ tiêu dùng nên dù có bị ảnh hưởng ít nhiều bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung thì năm nay Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục xuất siêu. "Tuy nhiên, xuất siêu của Việt Nam khó bền vững. Việt Nam đang là thị trường thu hút đầu tư nên việc NK máy móc, thiết bị đang còn lớn. Vấn đề là làm sao để tránh được bẫy đầu tư khi các nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ cũ hoặc lợi dụng xuất xứ hàng hóa Việt Nam...", chuyên gia Phạm Tất Thắng nói.
Thời gian tới, Bộ Công Thương xác định sẽ tập trung tận dụng cơ hội cho XK hàng hóa của Việt Nam, kiểm soát NK vào Việt Nam và xử lý các vấn đề về lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ hàng hóa trong hoạt động XNK với thị trường Mỹ, Trung Quốc và cả các quốc gia khác. Bên cạnh đó, Bộ này cũng tập trung xử lý các vấn đề liên quan tới chuẩn bị năng lực thúc đẩy sản xuất và XK để thúc đẩy tăng trưởng trong các lĩnh vực. Cụ thể như, xây dựng phương án tổ chức sản xuất, hỗ trợ DN trong nước nâng cao năng lực sản xuất, đón đầu và tham gia chuỗi cung ứng của các DN nước ngoài đang dịch chuyển khỏi Trung Quốc, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam XK để tận dụng cơ hội của cuộc chiến thương mại. Tính toán kỹ lưỡng trong các giải pháp thúc đẩy đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất, XK, tránh việc phát triển "quá đà", dễ rơi vào tình trạng bị động, dư thừa sản lượng khi Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận XK trở lại cũng là nội dung cơ bản được Bộ Công Thương nhấn mạnh.
Tính chung 9 tháng đầu năm, kim ngạch XK ước đạt 194,3 tỷ USD, tăng 8,2%, bằng 73,9% kế hoạch năm. Mặc dù đây là mức tăng thấp hơn so với cùng kỳ của năm 2017 - 2018 (tăng tương ứng 20,6% và 15,8%) nhưng cho thấy nỗ lực rất lớn và là xu hướng tích cực trong bối cảnh thương mại toàn cầu diễn biễn phức tạp. Trong đó, có 31/45 mặt hàng có sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2018. Có 28 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, chiếm 90,96% tổng kim ngạch XK. Đáng chú ý, tốc độ tăng kim ngạch XK của khu vực kinh tế trong nước đạt 16,4%, cao hơn nhiều tốc độ tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 5%, qua đó tỷ trọng của khu vực kinh tế trong nước tiếp tục xu hướng tăng lên, chiếm 30,7% tổng kim ngạch XK (cùng kỳ năm trước là 28,5%). |
Tin liên quan

Hoạt động xuất khẩu qua địa bàn Hà Tĩnh tăng trưởng đáng kể
14:15 | 05/07/2025 Xu hướng

65 tỷ USD: Mục tiêu lớn trên hành trình bền bỉ của nông nghiệp Việt Nam
08:34 | 04/07/2025 Xu hướng

Xuất khẩu tại Nghệ An tăng trưởng tích cực nửa đầu năm
16:29 | 02/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

3 kịch bản tác động của thuế đối ứng của Mỹ đối với xuất khẩu Việt Nam
17:30 | 05/07/2025 Xu hướng

Xuất khẩu rau quả hụt hơi: Chặng nước rút 4,9 tỷ USD khó về đích
11:05 | 05/07/2025 Xu hướng

Cà phê Việt: Nửa năm, chinh phục trọn kế hoạch
10:21 | 04/07/2025 Xu hướng

Chú trọng nâng cao năng lực chế biến sâu và bảo quản nông sản sau thu hoạch
21:00 | 02/07/2025 Xu hướng

Khởi công 2 công trình thuộc Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh
14:33 | 01/07/2025 Xu hướng

“Cửa sáng” cho nông sản Việt vào Nhật
13:49 | 30/06/2025 Xu hướng

Thông tư 40 mở đường tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu
13:40 | 30/06/2025 Cần biết

Giá mủ lập đỉnh: Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt
12:30 | 28/06/2025 Xu hướng

Tìm giải pháp logistics tối ưu thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa bền vững
10:22 | 28/06/2025 Xu hướng

Doanh nghiệp xuất khẩu vay vốn tăng hơn 50%
15:49 | 27/06/2025 Cần biết

Doanh nghiệp chọn “lối thoát” xuất khẩu cá ngừ
11:02 | 27/06/2025 Xu hướng

Nam Á – thị trường xuất khẩu giàu tiềm năng cho doanh nghiệp Việt
20:52 | 26/06/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Chưa hết nửa năm, nhập khẩu gần 100.000 ô tô
14:47 | 26/06/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Giá Đô la Mỹ trong nước tiếp tục biến động ngược chiều với giá thế giới

Công nghiệp, dịch vụ và tiêu dùng nội địa dẫn dắt tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2025

Cảnh sát biển quyết liệt phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển

3 kịch bản tác động của thuế đối ứng của Mỹ đối với xuất khẩu Việt Nam

Giá vàng trong nước tháng 6/2025 hạ nhiệt, giảm 1,27% so với tháng 5/2025

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics

Hải quan khu vực XX hướng dẫn doanh nghiệp quy định về ưu đãi đầu tư

Nửa đầu năm, quy mô kim ngạch qua Hải quan khu vực V xấp xỉ 100 tỷ đô

Giải quyết thủ tục hành chính thuế kịp thời đáp ứng yêu cầu chính quyền 2 cấp

Hải quan khu vực XIV: Đảm bảo duy trì hoạt động thông suốt

Công bố lãnh đạo chủ chốt của Thuế tỉnh Phú Thọ

6 tháng đầu năm, Thái Nguyên thu ngân sách đạt 11.062 tỷ đồng

Những doanh nghiệp liên tục góp mặt trong VIX50 suốt 5 năm

Truyền thông và thương hiệu: Nền móng niềm tin, đòn bẩy giúp doanh nghiệp tăng trưởng

Cỗ máy gia tốc từ Nghị quyết 57-NQ/TW: Một bài học sống động

Hải Phòng sau sáp nhập: Cơ hội mới cho thị trường bất động sản bứt tốc

Cơ hội để ngành điện tử Việt Nam tái cấu trúc

Doveco: Tiên phong sản xuất xanh, khai mở tầm nhìn bền vững cho nông sản Việt

Đề xuất hoàn thiện cơ sở pháp lý về thời hạn xử lý nghĩa vụ tài chính đất đai

Hàng hóa phục vụ phát triển khoa học, công nghệ được miễn thuế nhập khẩu

Quy định mới về kiểm tra, xác định trị giá hải quan

Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa từ kho ngoại quan của doanh nghiệp chế xuất

Giảm 50% mức thu của 46 loại phí, lệ phí

Thủ tục hải quan khi thay đổi địa chỉ theo đơn vị hành chính mới

Sàn TMĐT nộp thuế thay, người bán vẫn phải cập nhật thông tin

Hơn 95% hàng hóa Việt Nam hiện diện trong hệ thống phân phối hiện đại

Hậu kiểm thực phẩm online: Sẽ so ảnh mạng, đối chiếu hàng thật

Luật mới sẽ buộc sàn và người bán chia sẻ trách nhiệm

Xăng RON95-III tiếp tục giảm 1.210 đồng/lít, giá tối đa 19.906 đồng/lít

Yêu cầu ngừng kinh doanh, sử dụng 7 sản phẩm dưỡng da của Công ty Toàn Cầu Đông Nam
Lý giải nguyên nhân giá vật liệu xây dựng 6 tháng đầu năm tăng kỷ lục

10/11 nhóm hàng đẩy CPI tháng 6 lên 0,48%

Bất động sản phía Nam đang “hút” dòng tiền đầu tư từ miền Bắc

OCOP Việt: Hành trình vươn ra thế giới

Thị trường bất động sản kỳ vọng sự "bùng nổ"
