Triển khai Khung SAFE tại Việt Nam: Bài học từ thực tiễn
Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 1: Đánh giá qua lăng kính chuẩn mực quốc tế Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 2: Giải pháp và kiến nghị |
Kết quả thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam
Hải quan Việt Nam đăng ký thực hiện Khung SAFE từ năm 2005, thí điểm chương trình AEO từ năm 2011 và chính thức triển khai năm 2013. Khung SAFE đã được nội luật hóa vào các quy định của văn bản quy phạm pháp luật hải quan nhưng theo lộ trình triển khai Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030.
Hải quan Việt Nam đã đẩy mạnh việc triển khai các nội dung thuộc 29 Tiêu chuẩn trong Khung SAFE, cụ thể: có 2/29 Tiêu chuẩn đáp ứng đầy đủ nội dung, 24/29 Tiêu chuẩn đáp ứng một phần, 3/29 Tiêu chuẩn chưa đáp ứng theo khuyến nghị của Khung SAFE. Xét theo 5 nhóm nội dung cốt lõi thì việc triển khai Khung SAFE tại Việt Nam cụ thể như sau:
Nhóm 1: Hài hòa hóa yêu cầu cung cấp thông tin điện tử trước đối với hàng XK, NK, quá cảnh
* Về yêu cầu gửi Thông tin trước:
(i) Trong môi trường thông quan hiện đại, vai trò thông tin trước có ý nghĩa hết sức quan trọng, quyết định hiệu quả quản lý. Theo khuyến nghị của Khung SAFE, cơ quan Hải quan nước nhập khẩu yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin điện tử trước gửi từ khi hàng đóng trong container hoặc trước khi hàng được xếp lên tàu (tại nước xuất khẩu).
Trên cơ sở thông tin được cung cấp, cơ quan Hải quan nước nhập khẩu đánh giá rủi ro đối với lô hàng, đánh giá tuân thủ doanh nghiệp. Nếu có nghi vấn, cơ quan Hải quan nước nhập khẩu sẽ trao đổi thông tin, gửi đề nghị về việc kiểm tra, xác minh thông tin điện tử trước (do doanh nghiệp cung cấp) tới cơ quan Hải quan nước xuất khẩu thông qua chỉ tiêu thông tin điện tử tích hợp giữa 2 nước (đặc biệt dùng chung mã tham chiếu hàng hóa duy nhất UCR – Unique Consignment Reference và mã định danh thương nhân TIN - trader identification number trên hệ thống tích hợp).
Nếu có nguy cơ rủi ro cao (vũ khí, thuốc nổ, ma tuý, rác thải… ảnh hưởng đến an ninh, an toàn chuỗi cung ứng), cơ quan Hải quan nước xuất khẩu gửi kết quả kiểm tra, xác minh đến cơ quan Hải quan nước nhập khẩu và dừng xuất khẩu lô hàng.
Đối với hàng hóa đã xuất khẩu, trên cơ sở công nhận kết quả kiểm tra đánh giá, xác minh của cơ quan Hải quan nước xuất khẩu, cơ quan Hải quan nước nhập khẩu sẽ đưa ra quyết định kiểm tra thực tế hay máy soi chiếu, thiết bị công nghệ để kiểm tra không xâm nhập trước khi hàng hóa đến cảng nước nhập khẩu nhằm tạo thuận lợi thương mại, thông quan hàng hóa nhanh chóng, không bị gián đoạn việc vận chuyển hàng hóa trong chuỗi cung ứng.
Xuất nhập khẩu hàng hóa tại cảng Chu Lai. Ảnh: Hà Phương |
Tại Việt Nam, thông tin điện tử trước khi hàng đến (thông tin Manifest, tờ khai hải quan) được gửi cho cơ quan Hải quan để đánh giá rủi ro, đánh giá tuân thủ, phân luồng tờ khai hải quan tuy nhiên chỉ triển khai trong nước, chưa trao đổi thông tin điện tử trước với các nước xuất khẩu, chưa có cơ chế tiếp nhận thông tin và đánh giá rủi ro từ các đối tác có Thoả thuận công nhận lẫn nhau về AEOs, chưa hài hòa hóa chỉ tiêu thông tin điện tử trước với các nước khác và thời gian gửi thông tin trước chưa đáp ứng như khuyến nghị của Khung SAFE nêu trên.
Ngoài ra, theo khuyến nghị của SAFE, để đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng toàn cầu, các nước thành viên nên triển khai quản lý chuỗi cung ứng tích hợp và chuỗi cung ứng ưu tiên. Để triển khai được nội dung này thì Hải quan Việt Nam cần đẩy mạnh việc ký kết và triển khai AEO MRAs.
Nhóm 2: Áp dụng phương pháp quản lý rủi ro
Theo khuyến nghị của SAFE, trên cơ sở thông tin điện tử trước và thông tin tình báo, cơ quan Hải quan nên áp dụng phương pháp quản lý rủi ro (QLRR), thiết lập hệ thống QLRR tự động và tích hợp với hệ thống xử lý tờ khai hải quan để phân tích, đánh giá, lựa chọn, lập hồ sơ và xác định trọng điểm đối với lô hàng có nguy cơ rủi ro cao vận chuyển trong chuỗi cung ứng nhằm kiểm soát Hải quan hiệu quả, hạn chế can thiệp của cơ quan Hải quan đối với lô hàng, tăng cường an ninh và tạo thuận lợi thương mại.
Tại Việt Nam, QLRR được triển khai trong lĩnh vực hải quan từ năm 2006 và thực hiện trong toàn ngành từ năm 2009. Bộ máy chuyên trách QLRR đã được thiết lập theo 03 cấp: Tổng cục, Cục và Chi cục. Cho đến nay, hệ thống, các biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ QLRR đã từng bước được xây dựng, áp dụng trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan và trong các khâu trước, trong, sau thông quan.
Tuy nhiên, việc QLRR chỉ triển khai trong lĩnh vực hải quan, chưa có hệ thống xử lý thủ tục và kiểm tra chung và bộ dữ liệu chung giữa cơ quan Hải quan và các Bộ ngành để đánh giá rủi ro và xác định trọng điểm theo khuyến nghị của SAFE nhằm rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa của doanh nghiệp (bao gồm cả AEO).
Nhóm 3: Kiểm tra không xâm nhập hàng hóa XK có độ rủi ro cao theo đề nghị hợp lý của nước NK
Theo khuyến nghị của SAFE, cơ quan Hải quan cần trang bị và sử dụng các thiết bị kiểm tra bằng hình thức soi chiếu (NII – Non-intrusive inspection equipment) và thiết bị phát hiện phóng xạ để kiểm tra hàng hóa theo quy trình QLRR. Các thiết bị này rất cần để kiểm tra một cách nhanh chóng các container và hàng hóa có độ rủi ro cao mà không gây cản trở tới dòng thương mại hợp pháp.
Tại Việt Nam, Hải quan đã từng bước trang bị thiết bị bảo mật, thông minh trong kiểm tra, kiểm soát hải quan, cụ thể như sau: 27 máy soi container, 98 máy soi hành lý, 125 hệ thống camera quan sát và camera có tích hợp phần mềm nhận dạng biển số xe, container, 15 máy đo phóng xạ, 45 máy phát hiện, cảnh báo phóng xạ, 200 máy phát hiện ma túy và 7.000 thiết bị seal định vị GPS.
Các thiết bị này được sử dụng trong công tác giám sát đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan; đảm bảo đúng tuyến đường; thời gian đăng ký tại 35 Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
Việc triển khai các thiết bị thông minh, kiểm tra không xâm nhập hàng hóa có nguy cơ rủi ro cao nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát hải quan và phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa, ma túy qua biên giới, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, góp phần rút ngắn thời gian thông quan, giải phóng hàng hóa, giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu chủ động kế hoạch sản xuất, kinh doanh.
Tuy nhiên, các dữ liệu của thiết bị thông minh này chưa được tích hợp với hệ thống xử lý dữ liệu hải quan (như khuyến nghị của SAFE) nên còn hạn chế trong công tác quản lý rủi ro, kiểm soát hải quan.
Đồng thời, việc kiểm tra, sử dụng thiết bị thông minh, kiểm tra không xâm nhập hàng hóa xuất khẩu có rủi ro cao được thực hiện qua cảnh báo của hệ thống QLRR, chưa có trường hợp phát sinh theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
Nhóm 4: Doanh nghiệp ưu tiên (AEO)
Theo khuyến nghị của SAFE, cơ quan Hải quan xây dựng mối quan hệ đối tác với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đưa ra các tiêu chí xác định doanh nghiệp đảm bảo độ an toàn, an ninh cao từ đó được nhận những lợi ích, những ưu tiên.
Đồng thời triển khai các thỏa thuận chung về các lợi ích tối thiểu mà các bên tham gia (MRA) nhằm nâng cao hiệu quả an ninh, công nhận kết quả kiểm tra lẫn nhau, giảm thời gian thông quan hàng hóa, tăng cường danh tiếng của doanh nghiệp, cơ hội kinh doanh cũng tăng lên dẫn đến việc trao đổi thông tin giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp AEO cũng tốt hơn.
Tại Việt Nam, đã triển khai chế độ ưu tiên đã được hơn 13 năm, đến nay đã công nhận 76 AEOs, thấp hơn so với số lượng AEO tại các nước khác trên thế giới. Theo báo cáo đánh giá của APEC, số lượng AEO tại Việt Nam đứng vị trí thứ 4/21 quốc gia thuộc khối APEC (tính từ thấp đến cao), một số nước có số lượng AEO lớn như Mỹ (11.579 AEOs), Trung Quốc (3.200 AEOs), Canada (2.088 AEOs).
Về việc ký kết công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên (AEO MRA), Việt Nam chỉ có 01 MRA ký kết với cơ quan Hải quan các nước trong khối ASEAN, triển khai còn chậm so với các nước trên thế giới. Theo báo cáo của WCO, hiện trên thế giới có hơn 100 nước triển khai chương trình AEO và có 111 thoả thuận song phương và 5 thoả thuận công nhận đa phương về AEO MRA.
Khung SAFE đưa ra 13 nội dung về điều kiện, yêu cầu đối với AEO, gồm có: Thể hiện sự tuân thủ đối với các yêu cầu về hải quan; Hệ thống quản lý các báo cáo thương mại thỏa mãn yêu cầu; Khả năng tài chính; Tư vấn, hợp tác và trao đổi thông tin; Giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức;
Trao đổi, truy cập và bảo mật thông tin; An ninh hàng hóa; An ninh của chuyến hàng; An ninh nhà xưởng; An ninh nhân sự; An ninh đối tác thương mại; Quản lý khủng hoảng và phục hồi sau sự cố; Đánh giá, phân tích và cải thiện tình hình.
Hải quan Việt Nam đã triển khai 10/13 nội dung trên, chưa triển khai 03 nội dung (gồm: an ninh đối tác thương mại, quản lý khủng hoảng và phục hồi sau sự cố, đánh giá phân tích và cải thiện tình hình).
Theo Khung SAFE, chế độ ưu tiên cao nhất đối với AEO là lợi ích được hưởng khi tham gia và ký AEO MRA giữa các nước và từ các Bộ ngành tuy nhiên trong thực tế, các AEO tại Việt Nam chưa được hưởng các lợi ích đó. Qua khảo sát các doanh nghiệp ưu tiên tại Việt Nam, có 73,6% doanh nghiệp mong muốn được bổ sung về chế độ ưu tiên (trong đó có ưu tiên về kiểm tra chuyên ngành và AEO MRA).
Nhóm 5: Hợp tác giữa Hải quan và các cơ quan Chính phủ khác
(i) Hợp tác giữa Hải quan và các Bộ ngành thuộc Chính phủ Việt Nam
Theo khuyến nghị của SAFE, cơ quan Hải quan nên thúc đẩy hợp tác, công nhận kết quả kiểm tra lẫn nhau và hài hòa hóa các chương trình an ninh giữa cơ quan Hải quan và các cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan có thể chia sẻ dữ liệu, thông tin, chia sẻ trang thiết bị, cùng nhau tiến hành đánh giá rủi ro, xác định trọng điểm tránh kiểm tra trùng lặp nhằm tạo thuận lợi thương mại.
Tại Việt Nam, cơ quan Hải quan đã đẩy mạnh việc phối hợp, phát triển quan hệ đối tác Hải quan và các Bộ ngành trong các công tác nghiệp vụ, kiểm tra chuyên ngành để đảm bảo an ninh chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Tuy nhiên, theo chức năng nhiệm vụ của cơ quan Hải quan và các Bộ ngành, các đơn vị hiện nay triển khai các chương trình an ninh một cách rời rạc, riêng lẻ chưa có sự phối hợp như: cơ quan Hải quan áp dụng chương trình AEO theo lĩnh vực hải quan; Bộ Giao thông vận tải áp dụng chương trình an ninh hàng không trong lĩnh vực quản lý hàng không và chương trình an ninh hàng hải trong lĩnh vực vận tải đường biển;…
Về việc hài hòa hóa chia sẻ dữ liệu, thông tin giữa cơ quan Hải quan và các Bộ ngành, Việt Nam đã thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại, trong đó Tổng cục Hải quan là cơ quan thường trực. Tính đến nay, Cơ chế một cửa quốc gia đã kết nối cơ quan Hải quan với 13 Bộ, ngành, xử lý 250 thủ tục hành chính, 7,43 triệu bộ hồ sơ của hơn 72 nghìn doanh nghiệp.
Tuy nhiên, việc kiểm tra chuyên ngành vẫn còn một số Bộ triển khai hồ sơ giấy và hệ thống thông quan điện tử chưa tích hợp với cơ chế một cửa quốc gia. Do vậy, cần có hệ thống xử lý thông quan tự động và một cửa quốc gia tích hợp để đảm bảo công tác xử lý và kiểm tra chung giữa cơ quan Hải quan và các Bộ ngành trên 1 bộ hồ sơ duy nhất, bộ cơ sở dữ liệu dùng chung đảm bảo công tác đánh giá rủi ro, xác định trọng điểm trên và trả kết quả đầu ra thống nhất.
(ii) Hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và các Chính phủ nước khác
Theo khuyến nghị của SAFE, các Chính phủ nên đẩy mạnh hợp tác song phương, đa phương để thiết lập và củng cố hài hòa quốc tế, các cơ quan có thể chia sẻ dữ liệu, thông tin, chia sẻ trang thiết bị, cùng nhau tiến hành đánh giá rủi ro, xác định trọng điểm tránh kiểm tra trùng lặp nhằm tạo thuận lợi thương mại qua biên giới và giảm thiểu gánh nặng lên hoạt động thương mại và các cơ quan chức năng đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng toàn cầu.
Về hài hòa hóa chia sẻ thông tin và dữ liệu, Việt Nam đã thực hiện việc kết nối, chia sẻ thông tin về chứng nhận xuất xứ, tờ khai hải quan với các nước ASEAN trên cơ chế một cửa ASEAN và trao đổi đổi thử nghiệm tờ khai hải quan xuất khẩu với Liên minh kinh tế Á - Âu giai đoạn 1 trao đổi thử nghiệm chứng nhận kiểm dịch điện tử với New Zealand.
Triển khai Hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN (ACTS) kết nối, trao đổi thông tin với nhau để thực hiện thủ tục quá cảnh điện tử, kiểm soát sự vận chuyển hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ của các nước thành viên ASEAN, hỗ trợ cơ quan Hải quan các nước thành viên ASEAN tính tiền thuế hải quan, tiền bảo lãnh và trao đổi thông tin thu hồi nợ thuế hải quan trên cơ sở quy định tại Nghị định thư 7 về hệ thống quá cảnh hải quan; tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại qua biên giới của doanh nghiệp trong khối ASEAN; Xây dựng Mô hình thí điểm kết nối chia sẻ thông tin cặp cảng biển Việt Nam – Hoa Kỳ. Tuy nhiên, việc hài hòa hóa các yêu cầu dữ liệu trong quản lý chuỗi cung ứng chưa được triển khai.
Về hài hòa hóa các biện pháp kiểm soát an ninh, Việt Nam đã ký các thỏa thuận hợp tác về trao đổi thông tin, phối hợp giờ làm việc chung chủ yếu với các nước láng giềng (Trung Quốc, Lào, Campuchia) đã được triển khai.
Việt Nam đã xây dựng đề án thí điểm mô hình cửa khẩu thông minh Việt Nam- Trung Quốc (cửa khẩu thông minh tại tuyến đường chuyên dụng vận tải hàng hóa cửa khẩu Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc), tuyến đường chuyên dụng vận tải hàng hóa Tân Thanh (Việt Nam) – Pò Chài (Trung Quốc).
Tuy nhiên vấn đề hài hòa hóa chương trình an ninh chưa được đặt ra; Hài hòa hóa các biện pháp kiểm soát biên giới đã đề cập tới nhưng mang tính chất tổng quát chưa chi tiết.
Hoạt động hợp tác giữa cơ quan Hải quan với các cơ quan Chính phủ các nước trong quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu còn rất hạn chế xuất phát từ nội lực cũng như sự sẵn sàng từ phía đối tác.
Tin liên quan
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Xây dựng ngay chương trình công tác năm 2025 để công việc không bị ngắt quãng
15:52 | 03/12/2024 Tài chính
Đẩy mạnh đàm phán các cam kết về hải quan trong khuôn khổ FTA
15:09 | 03/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 97 phát hành ngày 3/12/2024
07:37 | 03/12/2024 Thông báo
Còn nhiều hạn chế trong quy trình và sổ tay nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính
10:42 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thường xuyên tra cứu nghĩa vụ thuế tránh bị bất ngờ tạm hoãn xuất cảnh
14:13 | 12/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Luận bàn về biện pháp tuyên truyền, vận động trong kiểm soát hải quan về phòng chống tội phạm môi trường
09:40 | 12/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 2: Giải pháp và kiến nghị
09:30 | 11/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt để giảm tiêu thụ thuốc lá
09:28 | 11/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Những khoảng trống pháp lý trong xử phạt vi phạm hành chính định hướng xây dựng môi trường hải quan số
13:40 | 06/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 1: Đánh giá qua lăng kính chuẩn mực quốc tế
13:15 | 06/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và thách thức
10:45 | 20/10/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Đề nghị không tăng thuế thuốc lá đột ngột để tránh hệ lụy
10:26 | 18/10/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
VCCI đề xuất phân biệt rõ giữa cắt giảm và chuyển đổi hình thức cấp phép kinh doanh
16:18 | 17/10/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Tin mới
Hải quan Hòn Gai giúp doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật
Tín dụng cuối năm tiếp tục tăng, nới room để tránh "nơi thừa - nơi thiếu"
Giải ngân đầu tư công nguồn vay nước ngoài đạt 39,06% kế hoạch
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Xây dựng ngay chương trình công tác năm 2025 để công việc không bị ngắt quãng
Phạt tù 2 đối tượng vận chuyển trái phép động vật hoang dã
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn
08:22 | 29/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia