Tìm cách “hạ nhiệt” giá cả hàng hoá
Giá cả hàng hoá vẫn đang "neo" ở mức cao bất chấp giá xăng đã quay đầu giảm. Ảnh: T.D |
Tăng dễ, giảm khó
Tại kì điều hành giá xăng dầu ngày 11/8 vừa qua, giá xăng E5 RON 92 về mức 23.720 đồng, tương đương với mức giảm 900 đồng/lít, xăng RON 95-III giảm 940 đồng về mức 24.660 đồng/lít. Đây là đợt điều chỉnh giảm lần thứ 5 liên tiếp trong bối cảnh giá dầu thế giới liên tục suy yếu kể từ giữa tháng 6 cho đến nay.
Với đại đa số người dân, đây là một tin vui bởi số tiền phải bỏ ra để đổ đầy bình xăng đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, niềm vui này cũng không làm vơi đi nỗi lo khi mà thực tế cho thấy giá cả hàng hoá dịch vụ chỉ bám sát giá xăng theo chiều hướng tăng lên chứ không “quay đầu”. Điều này khiến thị trường đang hình thành mặt bằng khung giá mới.
Quan sát tại một số chợ truyền thống trên địa bàn TP Hà Nội, nguồn cung các mặt hàng rau tươi, củ quả, thủy hải sản, thịt vẫn rất dồi dào, nhưng giá cả các mặt hàng đều tăng mạnh. Nhiều mặt hàng thực phẩm và tiêu dùng đã thiết lập mặt bằng giá mới và đang có chiều hướng tăng. Bên cạnh đó, những dịch vụ thiết yếu như giáo dục hay y tế cũng đã điều chỉnh tăng.
Theo chia sẻ của chị Hoàng Phương Trang (Hoàng Mai, Hà Nội), với mức lương của hai vợ chồng làm công việc văn phòng tại công ty tư nhân, thời điểm hiện tại, gia đình chị phải chi li từng đồng chi tiêu, cân nhắc kỹ càng hơn trong mua sắm. Điều đáng nói, ngay khi giá xăng điều chỉnh tăng lên mốc 27.000 đồng, trường mẫu giáo tư thục nơi con chị theo học đã lập tức ra thông báo tăng phí tiền ăn từ 40.000/ngày lên 50.000 đồng/ngày. Điều này khiến việc chi tiêu của gia đình trẻ như chị ngày càng nhiều áp lực.
“Không phải đến lúc khó khăn như lúc này mới tính toán tới chuyện dè sẻn chi tiêu, mà đó là thói quen từ trước. Nhưng giờ phải thắt chặt hơn nữa, cắt giảm hết mức, thậm chí phải chia từng lon gạo, mớ rau cho từng ngày. Với mức thu nhập của hai vợ chồng chỉ hơn 20 triệu đồng mỗi tháng thì chi phí sinh hoạt nhiều như hiện tại sẽ khiến giấc mơ mua được một căn nhà tại Hà Nội của chúng tôi ngày càng xa vời”, chị Trang chia sẻ.
Đây không chỉ là tình trạng của riêng gia đình trẻ này mà đó là khó khăn chung của rất nhiều gia đình khác trong xã hội. Thế nhưng, điều khó hiểu nhất là khi giá xăng dầu được điều chỉnh giảm xuống thì giá cả hàng hóa vẫn giữ nguyên hoặc tăng cao hơn. So với thời điểm cách đây hơn 1 tháng (khi giá xăng vượt mốc 30.000 đồng) thì giá cả hàng hoá dịch vụ vẫn không có nhiều thay đổi. Một người dân sinh sống tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) bức xúc cho rằng, doanh nghiệp vận tải và các cơ sở kinh doanh mua bán hãy cùng chia sẻ với người dân lúc này để công bằng với thực tế hiện nay. Xăng dầu đã giảm 20% mà giá cước xe, giá thực phẩm vẫn không giảm. Một bát phở 45.000 đồng lúc giá xăng dầu cao nhất thì hiện nay vẫn bán với giá đó. Kiểu kinh doanh "té nước theo mưa" như thế là tư duy khôn vặt.
Quản lý chặt khâu trung gian
Theo chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, chưa bao giờ giá xăng bám sát giá hàng hóa như hiện nay. Giá xăng lên là hàng hóa lên, thậm chí phong thanh nghe giá xăng chuẩn bị lên thì giá hàng hoá đã tăng vọt “đón đầu”. Tuy nhiên, với kinh nghiệm theo dõi diễn biến giá cả thị trường nhiều năm nay, ông Phú cho rằng một khi giá cả nhích lên sẽ xuống rất chậm, lên 3 bậc giảm 1 bậc hoặc thậm chí không xuống.
Lý giải việc mặc dù giá xăng dầu trong nước giảm mạnh nhưng giá nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu vẫn có biến động tăng, Bộ Tài chính cho rằng, do nhiều yếu tố tác động đan xen như tác động của giá nguyên vật liệu đầu vào, mức độ tồn kho, năng lực sản xuất, nhu cầu biến động mang tính mùa vụ. Cùng với đó, một số mặt hàng có giá nguyên liệu đầu vào tăng trong một thời gian dài nên chưa thể giảm giá ngay hoặc cần độ trễ sau khi giá xăng dầu giảm.
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, cần bảo đảm cung cấp hàng hóa thông suốt, không nên để đứt gãy chuỗi cung ứng. Để hạ nhiệt giá hàng hoá nhanh chóng, phải chú ý đến việc giảm chi phí ở khâu trung gian, rà soát lại các yếu tố hình thành giá cả. Tránh trường hợp nhà cung cấp trung gian được hưởng lợi quá nhiều trong khi nhà sản xuất chưa chắc đã lãi cao và đẩy người tiêu dùng vào tình cảnh phải mua hàng hóa giá đắt đỏ.
Nhiều ý kiến đề xuất rằng, cần phải ngăn chặn tình trạng khâu trung gian “ăn” chênh lệch quá nhiều. Bởi trên thực tế đã có tình trạng đơn vị thu mua đã ép giá nông dân, trong khi người nông dân luôn là người yếu thế. Chính vì vậy, cần có chế tài để xử lý mạnh việc này. Đặc biệt, việc xử lý phải công khai, minh bạch để người tiêu dùng biết được khâu nào đã khiến giá hàng hóa đội lên cao, từ đó có biện pháp xử lý đúng và trúng.
Bộ Tài chính cho biết, sẽ tổ chức rà soát kê khai giá các mặt hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ giá xăng dầu, trường hợp có thể giảm giá thì yêu cầu các đơn vị thực hiện kê khai giá kịp thời để giảm giá. Với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu chịu ảnh hưởng gián tiếp từ giá xăng dầu và có tác động đến các chỉ số giá tiêu dùng (CPI), ảnh hưởng đến đời sống của người dân và các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến giá cả thị trường để có biện pháp điều hành, bình ổn giá phù hợp.
Đặc biệt, cập nhật về lộ trình giảm thuế xăng dầu, Bộ Tài chính cho biết đang khẩn trương nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền ban hành một số chính sách về thuế để góp phần ổn định giá xăng dầu, kiềm chế lạm phát và đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô cũng như an ninh năng lượng trước bối cảnh thị trường xăng dầu thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, giá dầu thô trên thị trường thế giới vẫn đứng ở mức cao. Sau khi giảm thuế bảo vệ môi trường và thuế nhập khẩu ưu đãi, ngày 28/7 vừa qua, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin chủ trương về phương án thuế giá trị gia tăng và tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu. Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai xây dựng văn bản theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Bộ Tài chính vừa có văn bản đề nghị các bộ, ngành, UBND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương triển khai các nhiệm vụ như cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ để chủ động tham mưu cấp có thẩm quyền phương án kịp thời nhằm bình ổn thị trường, tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật về giá, các biện pháp kê khai, niêm yết giá và xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng để tăng giá bất hợp lý; thực hiện tốt công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại; kiểm soát chặt chẽ chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
|
Tin liên quan
Thương mại điện tử dự báo vượt mốc 25 tỷ USD
10:24 | 24/12/2024 Kinh tế
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
08:36 | 23/12/2024 Tài chính
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu KBNN khẩn trương sắp xếp, đảm bảo bộ máy mới hoạt động ngay
20:22 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Nhiều nỗ lực để bình ổn giá trong cao điểm lễ, tết 2025
07:51 | 20/12/2024 Tài chính
Chính thức kích hoạt Cổng thông tin dành cho hộ cá nhân kinh doanh thương mại điện tử
21:23 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế cần hướng tới tinh giản bộ máy theo mô hình quốc tế đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
21:19 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế về đích thu ngân sách với tổng số thu ước đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng
16:27 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Tổng kiểm kê tài sản công giúp quản lý, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của đất nước
21:13 | 18/12/2024 Tài chính
Thị trường vốn sẽ chuyển biến tích cực
10:00 | 17/12/2024 Tài chính
Đảm bảo hiệu quả và minh bạch trong quản lý, xử lý nhà đất tại doanh nghiệp nhà nước
08:24 | 16/12/2024 Tài chính
Giải đáp nhiều kiến nghị của doanh nghiệp tại hội nghị đối thoại về chính sách thuế - hải quan
09:19 | 15/12/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hơn 100 ca mổ não, tủy sống bằng Robot AI thành công tại Việt Nam
Thương mại điện tử dự báo vượt mốc 25 tỷ USD
Tuân thủ quy định của từng thị trường để xuất khẩu rau quả thuận lợi
Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 3: Chuyển đổi số toàn diện trong lĩnh vực Hải quan
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics