Đảm bảo hiệu quả và minh bạch trong quản lý, xử lý nhà đất tại doanh nghiệp nhà nước
Chấm dứt tình trạng sử dụng nhà, đất chưa đúng quy định, tránh thất thoát, lãng phí Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm gây thất thoát, lãng phí |
Cần nâng cao hiệu quả sử dụng, xử lý nhà, đất tại các DN có vốn nhà nước. Ảnh minh họa: ST |
Nhiều vướng mắc phát sinh làm chậm tiến trình cổ phần hoá DN
Bộ Tài chính đang xin ý kiến về dự thảo báo cáo Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về việc tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng, xử lý nhà, đất tại các DN có vốn nhà nước.
Theo Bộ Tài chính, việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất tại DNNN theo quy định của pháp luật về tài sản nhà nước (nay là pháp luật về tài sản công) trên phạm vi cả nước được thực hiện từ năm 2007 đến nay.
Theo quy định, việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của DN là việc thống kê, nắm được số lượng, hiện trạng sử dụng nhà, đất của các DNNN. Trên cơ sở đó, những nhà, đất sử dụng đúng mục đích được giao, đầu tư, xây dựng, mua sắm phù hợp với nhu cầu của DNNN thì giữ lại tiếp tục sử dụng; trường hợp sử dụng không đúng quy định thì phải chấm dứt việc sử dụng hoặc thu hồi; trường hợp nhà, đất dôi dư không còn nhu cầu sử dụng thì bán, chuyển nhượng, thu hồi; trường hợp đáp ứng yêu cầu của pháp luật về đất đai thì được chuyển mục đích sử dụng đất....
Bộ Tài chính cho biết, quá trình thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã đạt được kết quả nhất định. Các DNNN đã kê khai, báo cáo, đề xuất phương án, trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án để tổ chức triển khai.
Tuy nhiên, việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất cũng đã phát sinh nhiều vướng mắc, bất cập, làm ảnh hưởng tới tiến độ cổ phần hóa, phát sinh thủ tục hành chính.
Nguyên nhân là do các DN, cơ quan đại diện chủ sở hữu chưa quan tâm đúng mức đến công tác sắp xếp lại, xử lý nhà, đất; hồ sơ pháp lý, quá trình sử dụng đất phức tạp, nguồn gốc nhà, đất được hình thành qua nhiều giai đoạn, việc lưu giữ hồ sơ không đầy đủ, chưa được quan tâm nên bị thất lạc, ảnh hưởng đến tiến độ sắp xếp nhà, đất,... trong đó, có nguyên nhân xuất phát từ việc quản lý, sử dụng và xử lý nhà, đất tại các DN chịu sự điều chỉnh bởi nhiều quy định pháp luật khác nhau.
Theo đó, DN vừa phải quản lý, sử dụng, xử lý nhà, đất theo quy định của pháp luật về đất đai; pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN; pháp luật đấu giá tài sản vừa phải thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo pháp luật về tài sản công… trong khi một số quy định tại các pháp luật này có những điểm khác biệt, phát sinh các thủ tục hành chính mà các doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu, các cơ quan chức năng của địa phương, Bộ Tài chính phải thực hiện.
Làm rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của các chủ thể
Vừa qua, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 9 Luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó quy định không thực hiện sắp xếp nhà, đất của DN theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
Bộ Tài chính cho biết, qua rà soát Luật Đất đai năm 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN và pháp luật khác cho thấy, đã có đầy đủ cơ sở pháp lý để thực hiện quản lý, sử dụng và xử lý nhà, đất của các DNNN.
Như vậy, vấn đề trong quản lý, sử dụng đất của các DN (nếu có) là do DN, cơ quan đại diện chủ sở hữu và các cơ quan quản lý nhà nước chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Để thực hiện thống nhất trong việc quản lý, sử dụng, xử lý nhà, đất của các DN có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật, Bộ Tài chính dự thảo công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về việc tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng, xử lý nhà, đất tại DN có vốn nhà nước.
Chỉ thị sẽ bao gồm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với Bộ Tài chính, Bộ TN&MT, chính quyền địa phương các cấp, cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại DN, các DN có vốn nhà nước được giao quản lý, sử dụng nhà, đất trong việc: hoàn thiện thể chế; tổ chức quản lý, sử dụng, xử lý nhà, đất; công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng và xử lý nhà, đất tại doanh nghiệp.
Đồng thời, giao nhiệm vụ cụ thể cho Thanh tra Chính phủ, các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với lĩnh vực này.
Các bộ, cơ quan trung ương, UBND cấp tỉnh phối hợp với các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể quần chúng thực hiện giám sát việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng nhà, đất tại DN có vốn nhà nước đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Với Bộ Tài chính, theo dự thảo, Chính phủ giao phối hợp với các cơ quan của Quốc hội hoàn thiện dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại DN. Trong đó, quy định rõ trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại DN, DN có vốn nhà nước trong việc quản lý, sử dụng, xử lý tài sản của các DN có vốn nhà nước (trong đó có nhà, đất).
Ngoài ra, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về cổ phần hoá DN đảm bảo đồng bộ, thống nhất với quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan…
Đối với các DN có vốn nhà nước được giao quản lý, sử dụng nhà, đất, chỉ thị giao sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, thực hiện kê khai đăng ký đất đai, thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo đúng quy định của pháp luật, thực hiện đầy đủ thủ tục khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất, thực hiện các biện pháp bảo vệ đất, bàn giao lại đất khi Nhà nước thu hồi đất và các nghĩa vụ khác của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Người đại diện theo pháp luật của DN có vốn nhà nước chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất của DN mình…
Tin liên quan
Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm gây thất thoát, lãng phí
08:40 | 10/12/2024 Tài chính
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng: Đảm bảo DNNN hoạt động theo đúng nguyên tắc thị trường
21:20 | 29/11/2024 Tài chính
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
16:14 | 23/11/2024 Tài chính
Giải đáp nhiều kiến nghị của doanh nghiệp tại hội nghị đối thoại về chính sách thuế - hải quan
09:19 | 15/12/2024 Tài chính
Kiến nghị thu hồi giấy phép kinh doanh nếu cửa hàng xăng dầu không xuất hoá đơn từng lần bán hàng
15:50 | 14/12/2024 Thuế - Kho bạc
Doanh nghiệp vướng mắc về hoàn thuế do đối tác đóng cửa
09:42 | 14/12/2024 Thuế - Kho bạc
Đề xuất 2 ngưỡng nợ thuế áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh
19:39 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng tiếp Giám đốc WB Mariam Sherman
16:13 | 13/12/2024 Tài chính
Bộ Tài chính triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn
15:51 | 13/12/2024 Tài chính
Dùng AI để phát hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán
15:14 | 13/12/2024 Chứng khoán
Sàn thương mại điện tử kê khai, nộp thuế thay giúp giảm chi phí tuân thủ
14:50 | 13/12/2024 Thuế - Kho bạc
Tổng cục Thuế quyết tâm sắp xếp, tinh gọn tổ chức, bộ máy
21:08 | 12/12/2024 Thuế - Kho bạc
Tiếp tục công khai tiến độ giải ngân vốn đầu tư công các dự án quan trọng quốc gia
20:50 | 12/12/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Vi phạm về kinh doanh qua thương mại điện tử tăng
TKV tiếp tục kiện toàn bộ máy lãnh đạo
Thu nộp ngân sách gần 590 tỷ đồng từ kiểm tra sau thông quan
Thị trường tài chính Hàn Quốc sau những bất ổn chính trị
Quy định mới của Chính phủ về thực hiện đấu giá biển số xe
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn
08:22 | 29/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia