Thị trường vốn sẽ chuyển biến tích cực
Nhiều tín hiệu tích cực trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp Kỳ vọng nhịp phục hồi tích cực trên thị trường bất động sản Khối ngân hàng thương mại nhà nước tăng trưởng tích cực, nhưng cần thêm vốn |
Cần khắc phục các hạn chế trên thị trường ,nâng cao hơn nữa chất lượng hàng hóa trên thị trường vốn. Ảnh: ST |
Thị trường ngày càng cân đối, hài hòa
Thị trường vốn là cấu phần quan trọng của thị trường tài chính - nơi cung ứng nguồn vốn trung hạn và dài hạn, góp phần huy động, phân bổ hiệu quả các nguồn lực, tạo nền tảng vật chất thiết yếu để kinh tế quốc gia tăng trưởng. Trong bối cảnh mới thị trường vốn còn là động lực để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững, nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều nỗ lực để đưa thị trường vốn tiến lên phía trước. Theo đó, Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/1/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế đã chỉ rõ: “… tập trung phát triển thị trường vốn trong nước theo hướng đa dạng hoá công cụ nợ và nhà đầu tư, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài”. Bên cạnh đó, Nghị quyết số 31/2021/QH15 đã đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng cho thị trường vốn với định hướng đến năm 2025, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt tối thiểu 85% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP, trong đó dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt khoảng 20% GDP....
Theo TS Lê Minh Nghĩa, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA), thời gian qua, dù đối mặt với nhiều biến cố khó lường, nhưng thị trường vốn Việt Nam đã dịch chuyển theo hướng ngày càng cân đối, hài hòa và bền vững hơn. Theo đó, thị trường vốn đã giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng, tăng tỷ trọng nguồn vốn huy động từ thị trường chứng khoán (TTCK). Tính đến hết tháng 6/2024, vốn hóa TTCK đã đạt hơn 7.066 nghìn tỷ đồng, tương đương 69,1% GDP ước tính năm 2023. Số lượng tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư tiếp tục tăng trưởng, đạt hơn 8,6 triệu tài khoản. Đặc biệt, ngày 29/11/2024, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, đã tạo bước tiến quan trọng, thúc đẩy thị trường vốn phát triển.
Theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, TTCK Việt Nam đang có sự phát triển mạnh mẽ. Minh chứng cho điều này, chuyên gia dẫn số liệu đến cuối tháng 8/2024, vốn hóa cổ phiếu trên TTCK đạt 280 tỷ USD, tăng 19,1% so với cuối năm 2023, tương đương 69% GDP ước tính năm 2023. Tính từ đầu năm 2024 tới nay, giá trị giao dịch bình quân đạt gần 1 tỷ USD, tăng 31,3% so với bình quân năm trước. Thị trường hiện có 728 cổ phiếu niêm yết và 878 cổ phiếu trên UPCoM với tổng giá trị niêm yết đạt 2.246 nghìn tỷ đồng, tăng 5,5% so với cuối năm 2023. Các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ khoảng 50 tỷ USD giá trị cổ phiếu, tương đương hơn 17% vốn hóa thị trường.
Đối với thị trường trái phiếu DN, sản xuất kinh doanh năm 2024 có sự tăng trưởng tốt tạo tiền đề để kinh tế năm 2025 tăng trưởng hơn nữa. Cổ phiếu trên TTCK có xu hướng tăng là tiền đề tốt để nhiều DN phát hành trái phiếu cả trên thị trường trái phiếu niêm yết và trên cả thị trường trái phiếu phát hành riêng lẻ.
Khắc phục hạn chế, nâng cao hơn nữa chất lượng hàng hóa
Khẳng định thị trường vốn đã trải qua một thời gian khó khăn và hiện đã có sự khởi sắc, ông Phùng Quốc Hiển, nguyên Phó chủ tịch Quốc hội cho rằng, thời gian qua, TTCK có sự phát triển cả về quy mô và chất lượng. Quy mô vốn hoá, số lượng tài khoản tham gia vào thị trường trong năm qua đều tăng lên. Về thị trường trái phiếu, thị trường có sự phát triển về lượng phát hành, lãi suất giảm.
Nhận định về triển vọng của thị trường, ông Phùng Quốc Hiển cho rằng, trong năm 2025, với việc triển khai các dự án đầu tư công lớn như sân bay Long Thành, các tuyến cao tốc… lượng vốn đầu tư công lớn sẽ được đẩy vào nền kinh tế, từ đây, trái phiếu Chính phủ sẽ được phát hành nhiều hơn, thị trường trái phiếu cũng khởi sắc… Những yếu tố này sẽ thúc đẩy thị trường vốn năm 2025 có những chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển ấn tượng thời gian qua, thị trường vốn Việt Nam hiện nay còn tiềm ẩn nhiều thách thức cần được giải quyết. Theo đại diện Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam, cơ cấu trái phiếu doanh nghiệp (TPCN) còn kém bền vững, chủ yếu được phát hành bởi nhóm ngân hàng và bất động sản. Thị trường cổ phiếu biến động nhất trong khu vực, vẫn còn cách xa các chỉ tiêu đề ra cả về chất và lượng, còn thị trường bảo hiểm trong 2 năm vừa qua có tốc độ tăng trưởng thấp kỷ lục.
Trên thị trường tín dụng ngân hàng, áp lực nợ xấu đang gia tăng trong khi bộ đệm dự phòng của không ít nhà băng đang mỏng dần cho thấy những yếu tố rủi ro đang tiềm ẩn. Quy mô thị trường vốn vẫn còn khá nhỏ so với các nước trong khu vực; các sản phẩm còn ít, chưa đa dạng; tính minh bạch, chuyên nghiệp chưa cao, chế tài chưa đủ sức răn đe; hạn chế về hạ tầng công nghệ, niềm tin của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào thị trường vốn chưa thực sự hồi phục, nền tảng nhà đầu tư chưa bền vững...
Theo các chuyên gia, để thị trường vốn phát triển xứng với vai trò, cần khắc phục các hạn chế trên bằng cách nâng cao hơn nữa chất lượng hàng hóa trên TTCK bao gồm hàng hoá trên thị trường cổ phiếu, trái phiếu, từ đó củng cố niềm tin của nhà đầu tư, thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển kinh tế. Đồng thời, cần có cơ chế khuyến khích cho trái phiếu xanh, xã hội, bền vững, đồng thời cho phép các định chế tài chính tham gia sâu hơn vào thị trường TPDN dựa trên khung quản trị đầu tư dựa trên rủi ro. Đặc biệt, cần thúc đẩy tiến trình nâng hạng TTCK để nâng cao vị thế của thị trường vốn Việt Nam trên trường quốc tế, qua đó thu hút nguồn vốn lớn với chất lượng cao từ nhà đầu tư uy tín nước ngoài.
Ông Tô Trần Hoà, Vụ trưởng Vụ phát triển Thị trường, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước: Thị trường chứng khoán tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực Trong năm 2024, để nền kinh tế không chịu ảnh hưởng từ những biến động bên ngoài, đồng thời đảm bảo phát triển và phục hồi, các chính sách tài khoá đã được Chính phủ ban hành và triển khai một cách đồng bộ, hiệu quả. Điều này giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, đảm bảo an sinh xã hội. Trong bối cảnh đó, hoạt động của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã có nhiều điểm khởi sắc. Chuyên gia kinh tế, TS Lê Xuân Nghĩa: Chỉ khi bất động sản khởi sắc, thị trường trái phiếu doanh nghiệp mới đi lên Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phản ánh rõ nét cấu trúc của nền kinh tế Việt Nam. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chủ yếu dựa vào khối FDI. Nếu không có cải cách mạnh mẽ về thị trường TPDN – kênh huy động vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp thì chúng ta khó có thể vực dậy các doanh nghiệp nội địa. Khi đó, tăng trưởng của nền kinh tế chỉ có thể tiếp tục “dựa dẫm” vào các doanh nghiệp FDI. Về thực trạng của thị trường TPDN, cơ cấu tham gia thị trường này chủ yếu là các doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng. Tuy nhiên, việc huy động vốn qua kênh TPDN của các ngân hàng chủ yếu phục vụ cho mục đích tăng vốn cấp 2, từ đó tăng huy động và cho vay còn các doanh nghiệp bất động sản lại đang rơi vào cảnh khó khăn khiến thị trường TPDN cũng bị ảnh hưởng theo. Ông Nguyễn Khắc Hải, Giám đốc Khối phụ trách Luật và Kiểm soát tuân thủ, Công ty CP Chứng khoán SSI: Cần đa dạng hóa tệp khách hàng tham gia vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp Những thay đổi trong Luật Chứng khoán (sửa đổi) liên quan đến thị trường TPDN nhìn chung sẽ giúp thị trường phát triển theo hướng chặt chẽ hơn. Những điều kiện khắt khe hơn về TPDN trong Luật Chứng khoán (sửa đổi) sẽ giúp giải tỏa tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường này. Các thay đổi này giúp “mở đường” cho các nhà đầu tư quay trở lại thị trường, kích thích sự sôi động vốn có của kênh huy động vốn này. Ông Ngô Thành Huấn, Giám đốc điều hành FIDT: Cấp thiết thúc đẩy phát triển quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ bảo hiểm Việt Nam hiện đang là một trong 10 quốc gia trên thế giới có tốc độ già hóa dân số cao nhất, thậm chí vượt qua nhiều quốc gia phát triển. Khi cơ cấu dân số vàng đang dần trôi qua, áp lực già hóa dân số tăng cao đang đặt ra áp lực không nhỏ lên nguồn quỹ hưu trí mà Chính phủ đang quản lý. Đồng thời, điều này cũng ảnh hưởng đến bức tranh tài chính của mỗi người dân. Trong bối cảnh đó, việc phát triển các quỹ hưu trí tự nguyện và các nguồn quỹ từ các công ty bảo hiểm sẽ là giải pháp để giúp các nhà đầu tư cá nhân được hưởng lợi. Thời gian qua, các quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện và các quỹ từ các công ty bảo hiểm đã và đang có những đóng góp rõ nét vào sự phát triển của thị trường vốn Việt Nam. Trong đó, hệ thống quỹ hưu trí tự nguyện chính thức đi vào hoạt động từ năm 2021 và hiện có 10 quỹ do 4 doanh nghiệp quản lý với tổng giá trị tài sản đến năm 2023 là 857,9 tỷ đồng. Dư địa phát triển của các quỹ bảo hiểm và quỹ hưu trí tự nguyện tại Việt Nam còn rất lớn. Tuy nhiên, để có thể thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa việc phát triển các quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện và các quỹ từ công ty bảo hiểm, cần gia tăng sự hỗ trợ từ chính sách thuế khi mức hỗ trợ hiện tại không đủ cho sự tham gia trước hết là của các tầng lớp trung lưu, sau đó là các tầng lớp khác trong xã hội. Hoài Anh (ghi) |
Tin liên quan
Ngành Hải quan triển khai công tác năm 2025
21:58 | 16/12/2024 Hải quan
Giải đáp nhiều kiến nghị của doanh nghiệp tại hội nghị đối thoại về chính sách thuế - hải quan
09:19 | 15/12/2024 Tài chính
Gỡ nút thắt cho tài chính xanh
09:19 | 13/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đảm bảo hiệu quả và minh bạch trong quản lý, xử lý nhà đất tại doanh nghiệp nhà nước
08:24 | 16/12/2024 Tài chính
Kiến nghị thu hồi giấy phép kinh doanh nếu cửa hàng xăng dầu không xuất hoá đơn từng lần bán hàng
15:50 | 14/12/2024 Thuế - Kho bạc
Doanh nghiệp vướng mắc về hoàn thuế do đối tác đóng cửa
09:42 | 14/12/2024 Thuế - Kho bạc
Đề xuất 2 ngưỡng nợ thuế áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh
19:39 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng tiếp Giám đốc WB Mariam Sherman
16:13 | 13/12/2024 Tài chính
Bộ Tài chính triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn
15:51 | 13/12/2024 Tài chính
Dùng AI để phát hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán
15:14 | 13/12/2024 Chứng khoán
Sàn thương mại điện tử kê khai, nộp thuế thay giúp giảm chi phí tuân thủ
14:50 | 13/12/2024 Thuế - Kho bạc
Tổng cục Thuế quyết tâm sắp xếp, tinh gọn tổ chức, bộ máy
21:08 | 12/12/2024 Thuế - Kho bạc
Tiếp tục công khai tiến độ giải ngân vốn đầu tư công các dự án quan trọng quốc gia
20:50 | 12/12/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố vụ vận chuyển 18.000 viên ma túy tại Quảng Trị
Thị trường vốn sẽ chuyển biến tích cực
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8%
Sun Life Việt Nam nhận giải thưởng "Công ty Bảo hiểm nhân thọ có dịch vụ khách hàng tốt nhất"
Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 1: “Cuộc cách mạng” VNACCS
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn
08:22 | 29/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia