Giảm giá xăng dầu là điều kiện để điều chỉnh giá cả hàng hóa
Giá xăng dầu đã giảm, nhưng giá cước vận tải còn “độ trễ” để giảm theo |
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi chủ trì cuộc họp định kỳ kinh tế - xã hội 7 tháng năm 2022 và triển khai nhiệm vụ tháng 8. Ảnh TTBC |
Ngày 4/8, tại cuộc họp định kỳ kinh tế - xã hội 7 tháng năm 2022 và triển khai nhiệm vụ tháng 8, lý giải về việc giá xăng giảm mà giá hàng hóa vẫn cao, Giám đốc Sở Công Thương TPHCM Bùi Tá Hoàng Vũ cho biết, trong sản xuất, yếu tố về giá cả hàng hóa, xăng dầu chiếm tỷ trọng không lớn. Việc giảm giá xăng dầu sẽ là điều kiện để điều chỉnh giá cả hàng hóa.
Theo ông Bùi Tá Hoàng Vũ, trong 2 năm qua, giá cả thức ăn gia súc, thuốc trừ sâu hay các nhiên liệu khác đều tăng, đã ảnh hưởng lớn đến việc tăng giá chung của hàng hóa, chứ không phải chỉ giá xăng dầu. Hiện, các doanh nghiệp cũng đang điều chỉnh chi phí, giá thành để giữ được thị trường.
Liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho rằng, nhiều yếu tố về chính trị biến động khiến giá cả hàng hóa không giảm là do giá nguyên liệu khan hiếm khiến đầu vào khó khăn, mà đầu ra cũng bị ảnh hưởng.
Dù chịu nhiều tác động về thị trường nhưng thời gian qua, TPHCM được Trung ương đánh giá cao với các chương trình bình ổn thị trường. Theo Chủ tịch UBND TPHCM, đó là nhờ thành phố nhận diện được các tác động để từ đó, có giải pháp và kế hoạch phù hợp. Do đó, trong thời gian tới, các đơn vị cần tiếp tục nhận diện, đánh giá các chuyển động trong tình hình chung của thế giới, có thể tác động đến kinh tế TPHCM nói riêng nhằm có các giải pháp phù hợp, kịp thời.
Trước đó, chia sẻ với báo chí, ông Trương Tiến Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội lương thực thực phẩm TPHCM cho biết, Chính phủ điều hành giảm giá xăng dầu liên tiếp trong 4 kỳ vừa qua đã hỗ trợ rất lớn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp ngành thực phẩm TPHCM tham gia vào Chương trình bình ổn giá của TPHCM nên việc tăng giá bán hàng trong thời gian qua (thời điểm giá xăng tăng) không phải dễ dàng. Đối với các doanh nghiệp không có sản phẩm tham gia Chương trình bình ổn giá của TPHCM phải chịu tác động rất lớn từ nguồn nguyên liệu đầu vào trong nước và nhập khẩu.
Hàng hóa tiêu dùng trên địa bàn từ 2 nguồn sản xuất trong nước và nhập khẩu. Trong thời gian qua, một số quốc gia do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên đã có nhiều thay đổi trong sản xuất, cung ứng hàng hóa, ảnh hưởng rất lớn đến nguồn cung hàng hóa cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Theo ông Trương Tiến Dũng, thời gian qua, giá cả tiêu dùng leo thang do bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có giá xăng dầu. Nhưng đối với ngành thực phẩm, yếu tố quyết định chính giá thành sản phẩm là giá nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất và chi phí nhân công đang tăng. Chẳng hạn, mặt hàng giá cá tra, đầu năm chỉ 20.000 đồng/kg, nhưng hiện nay, mức giá mặt hàng này lên 28.000 đồng- 30.000 đồng/kg, tăng 1,5 lần... Hiện các yếu tố nguyên liệu đầu vào cùng chi phí vận chuyển, bao bì, vật tư, chi phí điện nước… đều chưa có dấu hiệu giảm, nên nhiều mặt hàng thực phẩm khó có thể giảm giá ngay.
Qua khảo sát các tuyến xe khách xuất phát từ Bến xe Miền Đông đi Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Lạt… như Hoa Mai, Toàn Thắng, Phương Nam giá cước vẫn chưa có gì thay đổi. Tương tự, các loại hình taxi, xe công nghệ cũng chưa có tín hiệu điều chỉnh giá cước.
Theo đại diện Công ty TNHH Vận Tải Kumho Samco Buslines, cần phải có thời gian để theo dõi và điều chỉnh giá cước. Thời điểm xăng tăng giá, Kumho Samco chỉ điều chỉnh 2-5% so với giá vé bình thường. Sự điều chỉnh này không quá nhiều nên việc giảm giá cước có thể doanh nghiệp sẽ không có lãi. Mặt khác, giá xăng dầu hiện nay không ổn định, lên xuống một cách bất thường gây ảnh hưởng rất lớn tới doanh nghiệp vận tải. Trong khi đó, giá nhiên liệu chiếm khoảng 30-50% chi phí vận tải nhưng chỉ được điều chỉnh tối đa 10% giá cước. Do đó, việc giảm giá cước ngay sau khi điều chỉnh giá nhiên liệu là rất khó.
Báo cáo của UBND TPHCM tại kỳ họp ngày 4/8 cho thấy, trong 7 tháng năm 2022, các lĩnh vực kinh tế có mức tăng trưởng khá. Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 7 tháng ước đạt 656.119 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ. TPHCM nhiều doanh nghiệp đã khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do để mở rộng thị trường. Hoạt động thương mại, dịch vụ trở nên sôi động khi khách du lịch quay trở lại thành phố và nhiều hoạt động khuyến mại tập trung được tổ chức. Hoạt động xuất khẩu tăng tốc với tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 25,378 tỷ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ; tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 38,9 tỷ USD. Thu ngân sách của thành phố đạt khá với tổng số thu 282.965,161 tỷ đồng, đạt 73,20% dự toán năm. Đặc biệt, tính đến tháng 7, nhiều doanh nghiệp sản xuất đã đi vào hoạt động ổn định, nhất là các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu, may mặc, hóa phẩm, thực phẩm công nghệ… Chỉ số sản xuất công nghiệp 7 tháng ước tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Bốn nhóm ngành công nghiệp trọng yếu (sản xuất hàng điện tử, hóa dược - cao su - nhựa, chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống và cơ khí) trong 7 tháng ước tăng 12,2% so với cùng kỳ. |
Tin liên quan
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm, dầu tăng trong kỳ điều hành ngày 31/10
15:27 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề nghị thêm chính sách đặc thù cho Hải Phòng và Huế phát huy tiềm năng
13:47 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai tại Saudi Arabia
09:08 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng để cản trở phát triển
20:17 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thúc đẩy đàm phán nhanh hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Saudi Arabia
20:10 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
"1 luật sửa 4 luật" về đầu tư để tăng phân cấp, gỡ khó cho kinh doanh
16:09 | 30/10/2024 Kinh tế
Đầu tư cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội
16:05 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quốc hội sẽ chất vấn 3 nhóm vấn đề về ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông
20:20 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK