Tăng tốc xuất khẩu nông sản qua thương mại điện tử
Toàn cảnh toạ đàm |
Những năm gần đây, TMĐT đang dần khẳng định vị trí quan trọng và là giải pháp hiệu quả trong thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, giữ vững chuỗi cung ứng, điển hình là với các sản phẩm nông sản vùng miền.
Các sản phẩm như vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang), hành tím Vĩnh Châu (Sóc Trăng), mận tam hoa Bắc Hà (Lào Cai), bí xanh thơm của tỉnh Bắc Kạn... được chào bán ở những vị trí ưu tiên trên những sàn TMĐT có uy tín như Alibaba, Vỏ sò, Postmart, Lazada,…
Tỉnh Bắc Giang đã ký hợp tác đưa sản phẩm vải thiều lên 6 sàn TMĐT trong nước và xuyên biên giới. Ngoài ra, tỉnh cũng tiếp tục kích hoạt sàn TMĐT hiện có là “vaithieu.net”.
Phát biểu tại toạ đàm “Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dần tộc thiểu số và miền núi qua thương mại điện tử” do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 23/11, ông Phạm Công Toản, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang cho biết: 2 năm vừa qua, Bắc Giang không chỉ bán nông sản trên các sàn thương mại điện tử mà còn tổ chức các hội nghị xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông sản thông qua chuyển đổi số.
“Chúng tôi làm điều này thường xuyên. Trong tuần, tỉnh có thể làm việc với các bạn hàng của Mỹ, châu Âu, Trung Quốc với tần suất dày đặc, cố gắng tận dụng cơ hội để sản phẩm Bắc Giang đến được tay của người tiêu dùng trong và ngoài nước”, ông Toản nói.
Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp và Tư vấn môi trường DACE là doanh nghiệp chuyên xuất khẩu các sản phẩm gia vị hữu cơ như gừng, ớt, nghệ, tỏi, sả đến nhiều thị trường “khó tính” như châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Nga.
Ông Trần Văn Hiếu, Giám đốc Công Ty TNHH Phát triển nông nghiệp và Tư vấn môi trường DACE chia sẻ, với kênh khách hàng B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp-PV), Công ty thường bán qua sàn TMĐT là Alibaba. Ngoài ra, doanh nghiệp tìm kiếm đối tác thông qua các hội chợ thương mại truyền thống trên thế giới.
Công ty rất quan tâm đến việc bán hàng qua thương mại điện tử. Ở Trung Quốc có những bài học như bán hàng livestream từ đồng ruộng mà vẫn bán được số lượng rất lớn. Những việc như livestream bán hàng cần phải có sự tham gia của hợp tác xã hoặc doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực đó. Người nông dân có thể tham gia một phần để giới thiệu về sản phẩm.
“Đối với DACE, doanh nghiệp thường xuyên phải xây dựng bộ tài liệu để đưa lên các trang TMĐT, ví dụ như hình ảnh, video hay những thông tin cập nhật, hữu ích”, ông Hiếu nói.
Bên cạnh các yếu tố thuận lợi, theo ông Toản trong quá trình thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm qua các kênh TMĐT để tiếp cận thị trường quốc tế, địa phương cũng đối mặt khó khăn nhất định.
Bắc Giang có hỗ trợ của 1 đơn vị để tham gia sàn TMĐT Alibaba. Ngay sau khi nông sản lên sàn, trong vòng 1-2 tuần đầu lượng tương tác rất đông, có ngày tới 600 lượt khách hàng quan tâm.Tuy nhiên, tất cả sản phẩm đều yêu cầu phải là sản phẩm hữu cơ, chất lượng rất khắt khe.
Theo ông Trần Văn Hiếu, doanh nghiệp phải đạt được những tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn về hữu cơ, tiêu chuẩn của nhà máy... để có thể xuất khẩu vào các hệ thống siêu thị. Ngoài vấn đề sản phẩm hữu cơ, nhiều thị trường còn yêu cầu đảm bảo các yếu tố như công bằng xã hội, bảo vệ môi trường…
Vải thiều là mặt hàng nông sản tiêu thụ khá thành công nhờ phương thức xúc tiến thương mại trực tuyến cả ở thị trường trong nước lẫn xuất khẩu . Ảnh: N.Thanh |
Doanh nghiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn trong xây dựng thương hiệu, tìm kiếm khách hàng, thị trường. “Qua quá trình đúc rút kinh nghiệm, tôi cho rằng nên chuyên nghiệp hóa, hình thành chuỗi liên kết từ người nông dân đến thu gom, nhà chế biến, doanh nghiệp xuất khẩu…”, vị này nói.
Các đơn vị logistic, vận chuyển cũng phải tham gia vào trong chuỗi. Một doanh nghiệp về chế biến không thể chuyên về vận chuyển được. Trong bối cảnh bán hàng qua kênh TMĐT số lượng có thể rất nhỏ lẻ như 1kg, 2kg, 5kg hay 10kg. Nếu vận chuyển tốt sẽ đảm bảo được vấn đề tiêu thụ hàng hoá thuận lợi.
Đánh giá những năm qua, Chính phủ rất tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và thương mại, ông Hiếu cho biết: "Doanh nghiệp mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ về mặt chính sách, ví dụ như giảm những thủ tục về hành chính hoặc ưu đãi về thuế".
Nhấn mạnh vào yếu tố xây dựng thương hiệu cho nông sản, ông Nguyễn Bình Minh, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho rằng, nếu có thương hiệu, khi Việt Nam bán được một sản phẩm ở thị trường Mỹ thì có thể kéo theo bán được 1.000 sản phẩm ở các thị trường khác.
Do đó, việc đầu tư làm thương hiệu hay quảng bá hình ảnh, nâng cao các kỹ năng về marketing trên nền tảng số là những điều các doanh nghiệp cần đẩy mạnh đầu tư. Điều này sẽ mang tới cho doanh nghiệp bước tiến mới trong thời kỳ chuyển đổi số hiện nay.
Tin liên quan
Chính thức kích hoạt Cổng thông tin dành cho hộ cá nhân kinh doanh thương mại điện tử
21:23 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ưu tiên chống hàng giả trên thương mại điện tử
09:14 | 18/12/2024 An ninh XNK
Tăng cường chống buôn lậu đối với hàng hóa mua bán qua thương mại điện tử
09:11 | 18/12/2024 An ninh XNK
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics