Chống hàng giả trên môi trường số: Minh bạch sản phẩm để tăng niềm tin
Số hóa hướng đến minh bạch trong kiểm tra trị giá hải quan Phức tạp hàng giả, hàng hoá xâm phạm sở hữu trí tuệ |
Mã QR, blockchain và cuộc đua truy xuất nguồn gốc tại Việt Nam
Nhiều chuyên gia đánh giá, trong bối cảnh gian lận thương mại ngày càng tinh vi, việc minh bạch hóa sản phẩm qua truy xuất nguồn gốc không chỉ là nhu cầu cấp thiết mà còn là nền tảng để thúc đẩy phát triển kinh tế số bền vững.
|
Xác thực và truy xuất nguồn gốc là giải pháp then chốt để nâng cao hiệu quả quản trị chuỗi cung ứng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và giúp doanh nghiệp chủ động kiểm soát rủi ro. Khi được ứng dụng đúng cách, công nghệ sẽ giúp ghi nhận dữ liệu toàn trình, từ khâu đầu vào sản xuất, vận chuyển, đến phân phối và tiêu dùng cuối cùng.
Chia sẻ tại Hội thảo “Xác thực truy xuất nguồn gốc - Động lực phát triển bền vững của Kinh tế số Việt Nam”, ông Nguyễn Huy, Trưởng ban Công nghệ của Hiệp hội Dữ liệu quốc gia cho rằng, truy xuất nguồn gốc không phải là khái niệm mới nhưng triển khai tại Việt Nam còn manh mún.
Ứng dụng công nghệ như blockchain, mã QR đa tầng, định danh số là những công cụ được nhiều chuyên gia đề xuất. Đây là những giải pháp có khả năng ghi lại thông tin sản phẩm một cách không thể thay đổi, đồng thời giúp người tiêu dùng dễ dàng kiểm tra tính xác thực chỉ bằng một thao tác quét mã.
Theo ông Bùi Bá Chính, Quyền Giám đốc Trung tâm Mã số, Mã vạch Quốc gia (thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng), việc đẩy mạnh xác thực sản phẩm bằng công nghệ không chỉ hỗ trợ người tiêu dùng tránh mua nhầm hàng giả, mà còn giúp doanh nghiệp kiểm soát chất lượng và dự báo sản xuất chính xác hơn.
![]() |
Theo số liệu thống kê, chỉ khoảng 2% sản phẩm tại Việt Nam có mã định danh đạt chuẩn quốc tế. |
Chuyển đổi số là cơ hội để định danh sản phẩm Việt
Theo số liệu thống kê, chỉ khoảng 2% sản phẩm tại Việt Nam có mã định danh đạt chuẩn quốc tế, một con số rất khiêm tốn so với nhu cầu thực tiễn.
Điểm yếu cố hữu của thị trường hiện nay chính là thiếu sự liên thông giữa các ngành, khiến truy xuất nguồn gốc trở nên rời rạc. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường không có đủ nguồn lực để tự phát triển hệ thống riêng.
|
Ông Hoàng Tuấn Anh, Giám đốc Công nghệ thông tin của Công ty Cổ phần Dược phẩm ECO cho biết, nguyên nhân là do phần mềm truy xuất chưa được liên thông và thiếu nền tảng dùng chung, khiến khách hàng khó theo dõi toàn bộ vòng đời sản phẩm. Các nền tảng hiện hành cũng chưa được cơ quan nhà nước bảo chứng nên còn phụ thuộc vào uy tín riêng của doanh nghiệp.
Chuyên gia và đại diện doanh nghiệp cho rằng, mấu chốt hiện nay là cần một hệ thống dữ liệu tập trung, có sự tham gia và bảo chứng của Nhà nước, thay vì để doanh nghiệp tự xoay xở như hiện nay.
Theo TS Khúc Đại Long (Khoa Marketing, Trường Đại học Thương mại) phân tích, không thể trông đợi từng doanh nghiệp tự xoay sở. Cần có một “hạ tầng dữ liệu quốc gia” thống nhất để tất cả cùng sử dụng. Khi đó, mới có thể định danh được hàng hóa Việt và kiểm soát gian lận hiệu quả.
Ông Nguyễn Huy nhấn mạnh, việc định danh, xác thực và truy xuất nguồn gốc phải là một chính sách toàn diện từ trên xuống dưới, có sự phối hợp đồng bộ. Không thể trông chờ hoàn toàn vào vài doanh nghiệp lớn như VinGroup hay Masan.
“Các nền tảng công nghệ phục vụ truy xuất cũng cần được hỗ trợ để có thể tích hợp sâu vào hạ tầng thương mại điện tử, hải quan, logistics và phân phối bán lẻ”, ông Nguyễn Huy khuyến nghị.
Chuyển đổi số chính là khoác lên hàng hóa một lớp vỏ số hiện đại, dễ xác minh, dễ truy vết, và quan trọng nhất là giúp sản phẩm Việt Nam tự tin bước ra thị trường quốc tế. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, cơ quan này đang phối hợp cùng các bộ ngành để xây dựng tiêu chuẩn định danh sản phẩm thương mại điện tử nhằm tạo cơ sở dữ liệu chung cho các doanh nghiệp sử dụng.
Tin liên quan

Siết chất lượng hàng hóa trong môi trường số
17:05 | 09/07/2025 Thương mại điện tử

Khai sửa đổi, bổ sung trị giá hàng hóa nhập khẩu đã thông quan
13:59 | 08/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Nghệ An: Xuất khẩu 6 tháng đạt 1,8 tỷ USD
14:03 | 08/07/2025 Cần biết

Hàng Việt lên sàn: Cần kết nối, cần chuẩn hóa
11:36 | 11/07/2025 Thương mại điện tử

Thương mại điện tử Đông Nam Á giảm tốc để bứt phá
16:57 | 10/07/2025 Thương mại điện tử

Khởi động khóa đào tạo thương mại điện tử cho người khuyết tật
16:23 | 10/07/2025 Thương mại điện tử

Thương mại điện tử đóng góp khoảng 2/3 giá trị nền kinh tế số Việt Nam
08:00 | 10/07/2025 Thương mại điện tử

Mở đường xuất khẩu nhân lực thương mại điện tử ra quốc tế
17:00 | 08/07/2025 Thương mại điện tử

ShopeeFood dẫn đầu thị phần giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam
15:45 | 08/07/2025 Thương mại điện tử

Ra mắt trung tâm ươm tạo nhân lực số cho thương mại điện tử và logistic
14:00 | 08/07/2025 Thương mại điện tử

Truy xuất nguồn gốc: “hộ chiếu số” bắt buộc trong thương mại điện tử
13:16 | 08/07/2025 Thương mại điện tử

Trình Quốc hội thảo luận dự án Luật Thương mại điện tử tại Kỳ họp thứ 10
19:00 | 07/07/2025 Thương mại điện tử

Thúc đẩy xuất khẩu xuyên biên giới qua thương mại điện tử
10:52 | 07/07/2025 Thương mại điện tử
Tin mới

Đã triển khai nhiều dịch vụ thuế điện tử dành cho người nộp thuế là cá nhân

Hải quan TP. Hồ Chí Minh luôn giữ vị trí đặc biệt trong hệ thống tổ chức ngành Hải quan

Hải quan khu vực III thông quan hơn 56 tỷ USD hàng xuất nhập khẩu

Tiếp tục lan tỏa các phong trào thi đua trong toàn ngành Thuế

Phân khúc văn phòng cho thuê chất lượng cao chiếm ưu thế

(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm
09:42 | 11/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi
00:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội
09:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp
19:17 | 07/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics