Gắn kết ngân hàng - thương mại điện tử, thúc đẩy kinh tế số
Thách thức của nhà bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử Gỡ rào cản pháp lý để hộ kinh doanh hòa nhịp thương mại điện tử Siết chặt kinh doanh dược phẩm trên nền tảng thương mại điện tử |
![]() |
Thống kê đến cuối năm 2024, hơn 87% người trưởng thành Việt Nam có tài khoản ngân hàng, đây là điều kiện để phổ cập thanh toán số trong TMĐT. |
Ngân hàng - cánh tay nối dài của thương mại điện tử
TMĐT không thể phát triển nhanh và bền vững nếu thiếu một hệ sinh thái tài chính số đủ mạnh, an toàn và kết nối xuyên suốt.
Theo Bộ Công Thương, quy mô thị trường TMĐT Việt Nam đạt khoảng 20,5 tỷ USD năm 2023 và dự kiến cán mốc 25 tỷ USD năm 2025. Giao dịch trực tuyến gia tăng khiến nhu cầu thanh toán số, quản lý tài chính và bảo vệ người tiêu dùng cũng tăng theo.
Đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển của thị trường, ngành Ngân hàng đang từng bước xây dựng hệ sinh thái số thông minh, gắn kết chặt chẽ dịch vụ tài chính và TMĐT, góp phần thúc đẩy kinh tế số Việt Nam phát triển bền vững.
Hệ sinh thái số thông minh của ngành Ngân hàng là một cấu trúc hiện đại, tích hợp các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, blockchain, định danh điện tử… giúp kết nối ngân hàng với nhiều ngành, đặc biệt là TMĐT.
Thanh toán qua mã QR (hình thức thanh toán phổ biến trên các sàn TMĐT) năm 2024 tăng vượt trội 104,65% về số lượng và 97,14% về giá trị. Hệ thống chuyển mạch tài chính xử lý hơn 26 triệu giao dịch/ngày, hỗ trợ các nền tảng TMĐT hoạt động 24/7 không gián đoạn. |
Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến cuối năm 2024, hơn 87% người trưởng thành Việt Nam có tài khoản ngân hàng, đây là điều kiện quan trọng để phổ cập thanh toán số trong TMĐT.
Người dân có thể thanh toán hóa đơn, đặt hàng, mua sắm, chuyển khoản... chỉ bằng một ứng dụng duy nhất. Thông qua việc kết nối giữa ngân hàng, ví điện tử, cổng thanh toán với các sàn TMĐT như: Shopee, Lazada, Tiki... hệ sinh thái này giúp giao dịch thông suốt, nhanh chóng, thuận tiện.
Theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, hệ sinh thái ngân hàng số đang trở thành động lực chính thúc đẩy thanh toán số trên sàn TMĐT phát triển toàn diện, từ thành thị đến nông thôn.
Thanh toán qua mã QR (hình thức thanh toán phổ biến trên các sàn TMĐT) năm 2024 tăng vượt trội 104,65% về số lượng và 97,14% về giá trị.
Hệ thống chuyển mạch tài chính xử lý hơn 26 triệu giao dịch/ngày, hỗ trợ các nền tảng TMĐT hoạt động 24/7 không gián đoạn.
Ngoài ra, Việt Nam đã thiết lập kết nối thanh toán QR xuyên biên giới với Thái Lan, Campuchia, Lào… và đang mở rộng sang Trung Quốc, Hàn Quốc, điều này mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu qua TMĐT.
![]() |
Thanh toán qua mã QR - hình thức thanh toán phổ biến trên các sàn TMĐT hiện nay. |
Giải bài toán liên thông, đồng bộ dữ liệu
Ngành Ngân hàng và TMĐT đang đi song hành trong tiến trình số hóa nền kinh tế. Việc kiến tạo hệ sinh thái số thông minh, lấy người dùng làm trung tâm và có khả năng kết nối đa ngành là chìa khóa thúc đẩy giao dịch trực tuyến an toàn, minh bạch, tiện lợi.
Mặc dù đạt nhiều bước tiến, việc xây dựng hệ sinh thái số phục vụ TMĐT vẫn đối mặt một số khó khăn. Cụ thể, dữ liệu còn thiếu chuẩn hóa và chưa liên thông giữa ngân hàng - sàn TMĐT - dịch vụ công.
Khung pháp lý về bảo vệ dữ liệu cá nhân cũng còn chưa đồng bộ. Nguồn nhân lực số còn thiếu, nhất là ở cấp quản lý và điều hành.
Trong khi, tội phạm công nghệ số gia tăng, thủ đoạn ngày càng tinh vi khi thanh toán trên các nền tảng, sàn TMĐT. Tâm lý e ngại sử dụng dịch vụ ngân hàng số vẫn tồn tại ở một bộ phận người dân, đặc biệt là nông thôn, vùng sâu, vùng xa…
Theo ông Cấn Văn Lực, ngân hàng số và TMĐT là hai bánh răng chủ lực vận hành nền kinh tế số. Nếu kết nối đúng, hiệu quả sẽ không chỉ dừng ở giao dịch, mà còn tạo ra chuỗi giá trị số toàn diện.
“Dữ liệu khách hàng là yếu tố cốt lõi giúp ngân hàng và sàn TMĐT phân tích hành vi tiêu dùng, phát hiện rủi ro và bảo vệ quyền lợi người dùng hiệu quả”, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực nhấn mạnh.
Được biết, để tăng tính minh bạch và an toàn khi khách hàng mua bán trực tuyến, đồng thời hỗ trợ truy vết khi xảy ra gian lận, ngành Ngân hàng đã và đang triển khai đồng bộ Đề án 06 về định danh điện tử, sử dụng dữ liệu dân cư để xác thực người dùng.
Tính đến tháng 11/2024, đã có hơn 117 triệu hồ sơ cá nhân và 927.000 hồ sơ tổ chức được đối chiếu sinh trắc học qua căn cước gắn chip hoặc VNeID.
Thời gian qua, ngành Ngân hàng đã tích hợp với các ngành dịch vụ công, điện, nước, y tế, giáo dục, TMĐT… tạo nên trải nghiệm liền mạch cho người dân. Đáng chú ý, hệ sinh thái ngân hàng còn hỗ trợ giao dịch TMĐT xuyên biên giới.
Thông qua liên kết với các mạng lưới thanh toán quốc tế, người dùng tại Việt Nam có thể thanh toán hàng hóa từ nước ngoài bằng ví điện tử trong nước và ngược lại.
6 nhóm giải pháp ngành Ngân hàng thúc đẩy hỗ trợ TMĐT phát triển, gồm: - Hoàn thiện pháp lý về định danh số, thanh toán số, bảo vệ người tiêu dùng. - Đầu tư hạ tầng số: Đảm bảo kết nối thời gian thực giữa ngân hàng và các nền tảng TMĐT. - Mở rộng kết nối liên ngành: Tạo hành lang dữ liệu chung giữa ngân hàng, TMĐT và các bộ ngành. - Hợp tác quốc tế: Tăng cường liên thông thanh toán xuyên biên giới. - Phát triển nhân lực số: Đào tạo chuyên gia công nghệ trong ngân hàng và TMĐT. - Truyền thông và giáo dục tài chính số: Nâng cao nhận thức người tiêu dùng và doanh nghiệp. |
Tin liên quan

VCCI đề xuất, nới quản lý tiền kiểm sàn thương mại điện tử nhỏ
17:37 | 05/07/2025 Thương mại điện tử

Sàn TMĐT nộp thuế thay, người bán vẫn phải cập nhật thông tin
09:00 | 05/07/2025 Thương mại điện tử

Trình Quốc hội thảo luận dự án Luật Thương mại điện tử tại Kỳ họp thứ 10
19:00 | 07/07/2025 Thương mại điện tử

Hậu kiểm thực phẩm online: Sẽ so ảnh mạng, đối chiếu hàng thật
10:14 | 04/07/2025 Thương mại điện tử

Luật mới sẽ buộc sàn và người bán chia sẻ trách nhiệm
09:00 | 04/07/2025 Thương mại điện tử

Siết chặt kinh doanh dược phẩm trên nền tảng thương mại điện tử
10:07 | 03/07/2025 Thương mại điện tử

Bài 6: Kiểm soát giao dịch bằng công nghệ để phát hiện hàng giả trên sàn thương mại điện tử
08:27 | 03/07/2025 Thương mại điện tử

Sơn La tăng tốc, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử
20:00 | 02/07/2025 Thương mại điện tử

Hàng loạt thủ tục thương mại điện tử được giao về địa phương giải quyết
15:30 | 02/07/2025 Thương mại điện tử

Thanh Hóa kiểm soát chuỗi giá trị, mở rộng thị trường số
08:55 | 02/07/2025 Thương mại điện tử

Khuyến nghị tích hợp truy xuất nguồn gốc trực tuyến trên nền tảng thương mại điện tử
08:00 | 02/07/2025 Thương mại điện tử

Quảng Ngãi: 300/350 sản phẩm OCOP có mặt trên sàn thương mại điện tử
20:00 | 01/07/2025 Thương mại điện tử

Cơ hội tiếp cận hệ sinh thái thương mại điện tử toàn cầu cho SME Việt Nam
09:49 | 01/07/2025 Thương mại điện tử
Tin mới

Thép Việt vào Anh chịu hạn ngạch mới

Hải quan Việt Nam thảo luận định hướng phát triển Cơ chế một cửa ASEAN thế hệ mới

Công bố thủ tục kiểm tra hoá đơn giá trị gia tăng kiêm tờ khai hoàn thuế và hàng hoá

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp

Trình Quốc hội thảo luận dự án Luật Thương mại điện tử tại Kỳ họp thứ 10

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp
19:17 | 07/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics