Facebook Twitter youtube Tiktok

Truy xuất nguồn gốc: “hộ chiếu số” bắt buộc trong thương mại điện tử

Giữa làn sóng chuyển đổi số toàn diện, tăng trưởng thương mại điện tử (TMĐT) mạnh mẽ, xác thực và truy xuất nguồn gốc trở thành yêu cầu bắt buộc, là bước đi không thể thiếu để bảo vệ niềm tin người tiêu dùng và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.
Khuyến nghị tích hợp truy xuất nguồn gốc trực tuyến trên nền tảng thương mại điện tử Gắn kết ngân hàng - thương mại điện tử, thúc đẩy kinh tế số Ra mắt trung tâm ươm tạo nhân lực số cho thương mại điện tử và logistic
Truy xuất nguồn gốc: “hộ chiếu số” bắt buộc trong thương mại điện tử
Nhiều chuyên gia đề xuất, xây dựng một nền tảng định danh, xác thực và truy xuất nguồn gốc sản phẩm mang tầm quốc gia

Đề xuất xây dựng nền tảng xác thực quốc gia

Hiện nay, khi nền kinh tế số trở thành trụ cột quan trọng của tăng trưởng quốc gia, yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.

Phát biểu tại Hội thảo "Xác thực truy xuất nguồn gốc - Động lực phát triển bền vững của Kinh tế số Việt Nam" diễn ra ngày 8/7, Đại tá Phạm Minh Tiến, Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia (Bộ Công an) cho biết, thiệt hại kinh tế do hàng giả và hàng không rõ nguồn gốc ngày càng gia tăng. Không chỉ gây tổn thất kinh tế, hàng giả còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng.

Truy xuất nguồn gốc: “hộ chiếu số” bắt buộc trong thương mại điện tử

Việc truy xuất nguồn gốc hiện nay tuy đã thực hiện, nhưng mới là hình thức, thiếu chiều sâu (chưa thể hiện được chuỗi cung ứng, từ nguyên liệu, sản xuất đến người tiêu dùng). Người tiêu dùng thiếu một công cụ truy xuất nguồn gốc được Nhà nước bảo chứng, dẫn đến khó kiểm chứng tính xác thực của thông tin sản phẩm.

Đại tá Phạm Minh Tiến, Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia (Bộ Công an)

Những vụ việc liên quan đến thực phẩm bẩn, thuốc giả, mỹ phẩm không rõ xuất xứ... diễn ra thường xuyên, khiến người tiêu dùng ngày càng mất niềm tin khi mua hàng, đặc biệt là trên các nền tảng TMĐT.

Riêng trong 5 tháng đầu năm 2025, lực lượng chức năng cả nước xử lý hơn 40.000 vụ buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, với tổng giá trị xử phạt lên tới 6.500 tỷ đồng. Nổi bật là tình trạng hàng giả trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân.

Trong khi, hệ thống kiểm tra và truy xuất nguồn gốc sản phẩm hiện nay còn nhiều bất cập, cụ thể như: không thống nhất mã định danh trên toàn quốc; dữ liệu phân tán theo các bộ, ngành, lĩnh vực, thiếu hệ thống giám sát theo thời gian thực; doanh nghiệp không bắt buộc phải tham gia hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa…

Cùng quan điểm, chia sẻ tại Hội thảo, nhiều chuyên gia đề xuất, xây dựng một nền tảng định danh, xác thực và truy xuất nguồn gốc sản phẩm mang tầm quốc gia, trực thuộc Trung tâm Dữ liệu quốc gia và tích hợp, đồng bộ với các nền tảng khác.

Theo ông Nguyễn Huy, Trưởng Ban Công nghệ, Hiệp hội Dữ liệu quốc gia, trong bối cảnh cả nước thực hiện chuyển đổi số, số hóa nền kinh tế, việc ứng dụng công nghệ cho truy xuất nguồn gốc là bắt buộc và phải là chính sách toàn diện từ trên xuống dưới, có sự quản lý đồng bộ từ Trung ương tới địa phương và áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, có như vậy mới định danh, xác thực và truy xuất nguồn gốc hàng hóa được.

Nền tảng này được đề xuất tích hợp các công nghệ hiện đại như: Blockchain, trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn để đảm bảo tính minh bạch, an toàn và dễ sử dụng.

Mỗi sản phẩm khi tham gia thị trường sẽ có một mã định danh duy nhất, cho phép người tiêu dùng chỉ cần quét mã là có thể biết rõ doanh nghiệp sản xuất, thông tin hàng hóa, chuỗi cung ứng và vòng đời sản phẩm.

Việc làm trên được xem là bước đột phá giúp TMĐT Việt Nam giảm thiểu tình trạng tràn lan hàng giả, hàng giả hiện nay, đồng thời là công cụ hữu hiệu để doanh nghiệp xây dựng uy tín trên thị trường số.

Truy xuất nguồn gốc: “hộ chiếu số” bắt buộc trong thương mại điện tử
Xây dựng nền tảng xác thực quốc gia nhằm giúp TMĐT Việt Nam giảm thiểu tình trạng tràn lan hàng giả, hàng giả hiện nay.

Hướng tới hệ sinh thái truy xuất toàn diện

“Không thể chấp nhận để hàng giả, hàng nhái tồn tại trong nền kinh tế, đặc biệt là hàng giả trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Phải kiên quyết bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ người làm ăn chân chính và danh dự quốc gia”, trích dẫn ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Đại tá Phạm Minh Tiến khẳng định: Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ thể hiện rõ tinh thần quyết liệt, nhất quán của Đảng, Nhà nước trong bảo vệ sức khỏe nhân dân, phòng chống tiêu cực, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác quản lý.

Từ thực tế những vụ việc sản xuất, kinh doanh hàng giả nghiêm trọng gần đây, ông Bùi Bá Chính, Quyền Giám đốc Trung tâm Mã số, mã vạch quốc gia (Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quốc gia) cũng cho rằng, đã đến lúc không thể làm ngơ, cần siết chặt công tác quản lý bằng công nghệ để tránh các rủi ro tương tự xảy ra.

Theo ông Bùi Bá Chính, việc kết hợp công nghệ truy xuất nguồn gốc với chính sách quản lý nhà nước sẽ mang lại lợi ích toàn diện: bảo vệ doanh nghiệp làm ăn chân chính, hỗ trợ cơ quan chức năng trong thanh kiểm tra và đặc biệt là giúp người tiêu dùng yên tâm hơn khi mua hàng online - nơi mà rủi ro mua phải hàng giả, hàng nhái luôn rình rập.

Truy xuất nguồn gốc: “hộ chiếu số” bắt buộc trong thương mại điện tử

Xác thực và truy xuất nguồn gốc không chỉ là một giải pháp kỹ thuật, mà còn là một trụ cột trong xây dựng kinh tế số bền vững.

Ông Bùi Bá Chính, Quyền Giám đốc Trung tâm Mã số, mã vạch quốc gia

Từ góc độ quản lý nhà nước về dữ liệu, Đại tá Phạm Minh Tiến khẳng định: Triển khai các nền tảng truy xuất nguồn gốc hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến như blockchain, là giải pháp quan trọng giú nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo an toàn thị trường và tăng cường tính minh bạch trong toàn bộ chuỗi cung ứng”.

Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã xác định, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo và phát triển khoa học công nghệ là động lực chiến lược. Trong đó, việc thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ trên môi trường số và đảm bảo minh bạch nguồn gốc hàng hóa là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế số.

Bằng việc kết hợp công nghệ hiện đại và hệ thống dữ liệu đồng bộ, Việt Nam có thể tận dụng tối đa tiềm năng của truy xuất nguồn gốc để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm, không chỉ trong nước mà còn trên các sàn TMĐT quốc tế.

Để hiện thực hóa mục tiêu này, các chuyên gia kiến nghị cần có chính sách đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ truy xuất nguồn gốc. Đồng thời, cũng cần xây dựng chuẩn chung cho dữ liệu sản phẩm, đảm bảo sự liên thông giữa các nền tảng TMĐT, cơ quan quản lý và các hệ thống kiểm định.

Ngô Kiến

Tin liên quan

Mở đường xuất khẩu nhân lực thương mại điện tử ra quốc tế

Mở đường xuất khẩu nhân lực thương mại điện tử ra quốc tế

Thay vì “đưa người học đi xa”, Trung tâm Đổi mới sáng tạo và Chuyển giao Công nghệ Khoa học Việt Nam (VISTEC) mang công nghệ về địa phương, thiết kế chương trình sát nhu cầu thực tiễn, chuẩn hóa kỹ năng số và thúc đẩy mô hình đào tạo “gắn với doanh nghiệp, hội nhập quốc tế”. Phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính đã có cuộc trao đổi với ông Steve Bùi, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Việt - Trung (VCBC) cơ quan chủ quản của VISTEC xoay quanh chủ đề này.
ShopeeFood dẫn đầu thị phần giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam

ShopeeFood dẫn đầu thị phần giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam

Theo hai khảo sát độc lập của NielsenIQ và Decision Lab thực hiện, ShopeeFood tiếp tục dẫn đầu thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam. Điều này cho thấy, niềm tin và sự gắn bó của khách hàng đối với nền tảng này.
Ra mắt trung tâm ươm tạo nhân lực số cho thương mại điện tử và logistic

Ra mắt trung tâm ươm tạo nhân lực số cho thương mại điện tử và logistic

Trung tâm Đổi mới sáng tạo và Chuyển giao Công nghệ Khoa học Việt Nam (VISTEC) chính thức vận hành từ ngày 7/7/2025, với mục tiêu trở thành vườn ươm nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ, thương mại điện tử (TMĐT) và chuyển đổi số.
Trình Quốc hội thảo luận dự án Luật Thương mại điện tử tại Kỳ họp thứ 10

Trình Quốc hội thảo luận dự án Luật Thương mại điện tử tại Kỳ họp thứ 10

Chính phủ vừa đề xuất bổ sung dự án Luật Thương mại điện tử (TMĐT) vào Chương trình lập pháp năm 2025 cùng ba dự án luật khác và dự kiến trình Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025).
Thúc đẩy xuất khẩu xuyên biên giới qua thương mại điện tử

Thúc đẩy xuất khẩu xuyên biên giới qua thương mại điện tử

Hội thảo quốc gia với chủ đề “Thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới 2025” sẽ diễn ra trong hai ngày, 24 - 25/10/2025. Sự kiện do Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng và Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) phối hợp thực hiện.
Gắn kết ngân hàng - thương mại điện tử, thúc đẩy kinh tế số

Gắn kết ngân hàng - thương mại điện tử, thúc đẩy kinh tế số

Với vai trò là huyết mạch tài chính, ngân hàng đã và đang kiến tạo một hệ sinh thái số thông minh, gắn kết chặt chẽ dịch vụ tài chính và thương mại điện tử (TMĐT), góp phần thúc đẩy kinh tế số Việt Nam phát triển bền vững.
VCCI đề xuất, nới quản lý tiền kiểm sàn thương mại điện tử nhỏ

VCCI đề xuất, nới quản lý tiền kiểm sàn thương mại điện tử nhỏ

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất Bộ Công Thương cắt giảm cấp phép tiền kiểm cho sàn thương mại điện tử (TMĐT) nhỏ để giảm thiểu thủ tục, thay vào đó là giám sát và kiểm tra hậu kiểm khi có dấu hiệu vi phạm.
Sàn TMĐT nộp thuế thay, người bán vẫn phải cập nhật thông tin

Sàn TMĐT nộp thuế thay, người bán vẫn phải cập nhật thông tin

Bộ Công Thương khuyến cáo, người bán không nên chủ quan, lơ là nghĩa vụ thuế. Mặc dù sàn thương mại điện tử (TMĐT) sẽ nộp thuế thay nhưng người bán vẫn phải cập nhật định danh điện tử, đăng ký mã số thuế cá nhân, theo dõi thông tin thuế để điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp.
Hậu kiểm thực phẩm online: Sẽ so ảnh mạng, đối chiếu hàng thật

Hậu kiểm thực phẩm online: Sẽ so ảnh mạng, đối chiếu hàng thật

Bộ Y tế đề xuất sửa đổi Nghị định số 15/2018/NĐ-CP theo hướng siết chặt hậu kiểm thực phẩm trên sàn thương mại điện tử (TMĐT).
Luật mới sẽ buộc sàn và người bán chia sẻ trách nhiệm

Luật mới sẽ buộc sàn và người bán chia sẻ trách nhiệm

Dự thảo Thương mại điện tử (TMĐT) dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10/2025, trong đó cụ thể hóa hai trụ cột chính là, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thúc đẩy mô hình TMĐT xanh, cạnh tranh lành mạnh.
Siết chặt kinh doanh dược phẩm trên nền tảng thương mại điện tử

Siết chặt kinh doanh dược phẩm trên nền tảng thương mại điện tử

Chính phủ ban hành Nghị định 163/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Dược. Trong đó, Nghị định quy định rõ về kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử (TMĐT).
Bài 6: Kiểm soát giao dịch bằng công nghệ để phát hiện hàng giả trên sàn thương mại điện tử

Bài 6: Kiểm soát giao dịch bằng công nghệ để phát hiện hàng giả trên sàn thương mại điện tử

Trao đổi với Tạp chí Kinh tế - Tài chính, ông Nguyễn Bình Minh, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam nhấn mạnh, trong phòng, chống kinh doanh hàng giả, vai trò của sàn là đơn vị hỗ trợ, cung cấp thông tin đầu vào cho quá trình kiểm tra và điều tra. Để ngăn chặn việc kinh doanh hàng giả qua sàn TMĐT, cần kiểm soát chặt chẽ các giao dịch trên sàn bằng công nghệ.
Sơn La tăng tốc, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử

Sơn La tăng tốc, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử

Từ livestream tại vườn đến vận chuyển tận tay người tiêu dùng, nông dân và hợp tác xã (HTX) Sơn La đang khai thác lợi thế của thương mại điện tử (TMĐT) để tiêu thụ nông sản. Hàng trăm tấn mận, hồng, đào… đã được bán qua TikTok, Facebook và các sàn TMĐT, mở rộng kênh tiêu thụ và thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Bất động sản chịu áp lực bởi chi phí xây dựng leo thang

Bất động sản chịu áp lực bởi chi phí xây dựng leo thang

Ngành xây dựng toàn cầu trong đó có Việt Nam đang bị kìm hãm bởi ba rào cản lớn: chi phí leo thang, tài chính siết chặt và thiếu hụt nhân lực, những khó khăn này làm chậm tiến độ phát triển dự án bất động sản.
Hải quan khu vực V nhanh chóng ổn định tổ chức, đảm bảo hoạt động quản lý

Hải quan khu vực V nhanh chóng ổn định tổ chức, đảm bảo hoạt động quản lý

Các đoàn công tác của Chi cục Hải quan khu vực V đã đến làm việc trực tiếp, lắng nghe và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thực hiện thủ tục hải quan cho nhiều doanh nghiệp lớn.
Thu hút FDI 6 tháng đầu năm 2025 bùng nổ, cao nhất 15 năm

Thu hút FDI 6 tháng đầu năm 2025 bùng nổ, cao nhất 15 năm

Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam trong nửa đầu năm 2025 đã đạt hơn 21,52 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
Hải quan khu vực VI thu ngân sách đạt 6.725,9 tỷ đồng

Hải quan khu vực VI thu ngân sách đạt 6.725,9 tỷ đồng

Đó là kết quả công tác 6 tháng đầu năm của Chi cục Hải quan khu vực VI được ghi nhận tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
Mở đường xuất khẩu nhân lực thương mại điện tử ra quốc tế

Mở đường xuất khẩu nhân lực thương mại điện tử ra quốc tế

Mô hình liên kết công - tư viện - trường kỳ vọng kiến tạo nên một làn sóng nhân lực trẻ, có trình độ quốc tế trong lĩnh vực khoa học công nghệ.
(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

Hiện nay, hộ, cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) có thể nộp thuế qua các kênh sau:
(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội

Trong 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội, thì có 7 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất toàn thị trường tính đến ngày 30/6/2025.
(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp

Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tạo tài khoản định danh điện tử, Cục Thuế đã chỉ ra một số điểm cần lưu ý.
(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, cơ cấu tố chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Thuế tỉnh, thành phố; 350 Thuế cơ sở đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín với phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính khi bàn về vấn đề phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý thuế.
Phiên bản di động