Chế biến sâu- hướng đi không thể đảo ngược của doanh nghiệp ngành cá tra
![]() |
Colagen chế biến từ phụ phẩm cá tra của Công ty CP Vĩnh Hoàn. Ảnh: T.H |
Chủ yếu xuất khẩu thô
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong hơn hai thập kỷ qua, ngành cá tra Việt Nam đã tạo dựng được vị thế không thể phủ nhận trên thị trường thế giới.
Với kim ngạch thường xuyên vượt mốc 2 tỷ USD mỗi năm, cá tra đã góp phần đưa Việt Nam trở thành cường quốc xuất khẩu (XK) thủy sản. Tuy nhiên, chuỗi giá trị của cá tra Việt Nam vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các dòng sản phẩm sơ chế, giá trị gia tăng thấp, điển hình là phile đông lạnh.
Khi thế giới đang chuyển động theo hướng gia tăng hàm lượng công nghệ, phát triển kinh tế tuần hoàn và bảo vệ môi trường, một cấu trúc XK dựa quá nhiều vào sản phẩm thô là điều không thể kéo dài.
Cuộc cạnh tranh khốc liệt về giá, sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng toàn cầu, và mới đây là chính sách thuế 20% từ Mỹ – tất cả có thể đang đẩy ngành cá tra Việt Nam vào một giai đoạn tái cấu trúc bắt buộc.
Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước nhận định, chế biến sâu là cách tiếp cận mới của doanh nghiệp khi trình độ chế biến của ngành thủy sản Việt Nam được đánh giá cao hàng đầu thế giới và lợi thế nguyên liệu giá rẻ không còn.
Theo ông Lĩnh, không chỉ nguyên liệu tôm mà cá của Việt Nam cũng đang có giá thành cao hơn nhiều nước trên thế giới nên bắt buộc phải đi vào sản phẩm giá trị gia tăng. Lợi thế của Việt Nam là tay nghề của người lao động cao, chịu khó, tuân thủ các quy định khắt khe về an toàn thực phẩm của thế giới.
Trên thực tế, nhờ chế biến sâu, nhiều doanh nghiệp đã giữ vững thị trường trong những giai đoạn khó khăn.
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, nửa đầu tháng 6/2025, XK cá tra của Việt Nam đạt 86 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế XK tính đến ngày 15/6/2025, XK cá tra đạt 915 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2024.
Trong đó, nhóm sản phẩm phile đông lạnh tiếp tục giữ vai trò chủ lực, chiếm trên 80% tổng giá trị XK, với mức tăng trưởng 10%.
Kết quả trên cho thấy nhu cầu thị trường đối với các dòng sản phẩm có hàm lượng chế biến cao đang tăng lên rất nhanh, và các DN đã bắt đầu phản ứng bằng cách mở rộng danh mục sản phẩm.
Nhưng nhìn từ góc độ chiến lược, đây mới chỉ là bước khởi đầu chưa phải một cuộc dịch chuyển mạnh mẽ đủ để bảo vệ ngành trước những “cú sốc” bên ngoài.
Gia tăng chế biến sâu
Theo các chuyên gia, dù muốn hay không, ngành cá tra đang bị đẩy vào giai đoạn sản phẩm sơ chế giá trị thấp không còn đảm bảo tính cạnh tranh. Những biến động thương mại như thuế Mỹ cũng là cú thúc mạnh hơn cho một quá trình đã âm ỉ từ lâu.
Chuyển dịch sang chế biến sâu không chỉ là một xu hướng, mà là điều bắt buộc để tồn tại. Doanh nghiệp nào còn chần chừ trong việc tái cấu trúc danh mục, đầu tư công nghệ và xây dựng thương hiệu thì sẽ sớm bị thị trường bỏ lại phía sau. Trái lại, những đơn vị dám thay đổi, dám đầu tư và đi trước sẽ giữ lại phần giá trị cao nhất của con cá tra Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Hiện thuế đối ứng của Mỹ đang tạo ra áp lực lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, nhất là trong bối cảnh giá nguyên liệu, chi phí logistics và tỷ giá đều có biến động bất lợi.
Mức thuế đối ứng được công bố sẽ tác động trực tiếp đến nhóm sản phẩm phile đông lạnh vốn đang chiếm tỷ trọng lớn. Với biên lợi nhuận gộp ngành trung bình chỉ 8–12%, thuế đối ứng có thể khiến nhiều đơn hàng trở nên không còn hiệu quả.
Cụ thể, đối với các lô hàng phi lê đông lạnh xuất khẩu sang Mỹ với giá FOB trung bình 2,6–2,8 USD/kg, thuế đối ứng sẽ khiến giá sau thuế bị đội lên trong khi giá bán tại thị trường Mỹ không thể điều chỉnh tương ứng ngay.
Nếu doanh nghiệp phải tự “gánh” toàn bộ phần chênh lệch, nhiều hợp đồng sẽ không còn đạt điểm hòa vốn. Điều này buộc các doanh nghiệp phải cân nhắc nghiêm túc đến việc chuyển hướng sang sản phẩm chế biến sâu, không chỉ để đa dạng hóa danh mục, mà còn để phân tán rủi ro và tối ưu cấu trúc chi phí trong dài hạn.
Hiện một số doanh nghiệp đầu ngành như Công ty CP Vĩnh Hoàn đã sớm đi trước trong xu hướng này. Vĩnh Hoàn công bố khoản đầu tư 26 triệu USD nhằm đa dạng hóa sản phẩm và tối ưu chi phí trước áp lực thuế Mỹ.
Không chỉ vậy, tại hội chợ SEAFOOD EXPO NORTH AMERICA 2025 mới đây, doanh nghiệp này đã giới thiệu loạt sản phẩm chế biến sâu như surimi cá tra, cá tra tẩm bột đóng khay, và bánh bao nhân cá tra hấp chín, cho thấy họ đã chuyển hướng rõ rệt sang các dòng hàng phục vụ thị trường cao cấp.
Tuy nhiên, theo VASEP, hiện nay, số lượng doanh nghiệp có đủ năng lực đầu tư chế biến sâu vẫn còn hạn chế. Phần lớn các đơn vị nhỏ và vừa chưa có dây chuyền tự động hóa, chưa xây dựng được đội ngũ nghiên cứu, phát triển hoặc chưa tiếp cận được các chuỗi phân phối đòi hỏi sản phẩm tiện lợi, có thương hiệu. Đây là điểm nghẽn khiến quá trình chuyển dịch cấu trúc sản phẩm diễn ra chậm và thiếu đồng đều.
Không chỉ Mỹ, nhiều thị trường khác như châu Âu, Canada, Nhật Bản, Mexico... cũng đang yêu cầu sản phẩm có mức độ chế biến cao hơn. Họ không chỉ cần một miếng phile, mà cần một sản phẩm có thể dùng được ngay: chín sẵn, đóng gói sạch, kèm nước sốt, thậm chí được thiết kế theo khẩu phần phù hợp cho kênh bán lẻ hiện đại hoặc nhà hàng. Tức là không còn là "nguyên liệu thủy sản", mà là thực phẩm thủy sản hoàn chỉnh.
Trên thực tế, các nhà nhập khẩu Mỹ và EU đang tăng đơn hàng đối với nhóm sản phẩm pangasius chế biến – chủ yếu từ Việt Nam, do các nước cạnh tranh như Ấn Độ, Indonesia chưa có năng lực chế biến đủ sâu.
Tin liên quan

Nhóm hàng xuất khẩu nào dẫn đầu Top 10 trong 6 tháng đầu năm?
15:21 | 10/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Trước hợp nhất, Bắc Giang vượt Bắc Ninh về xuất khẩu
16:32 | 09/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

(INFORGRAPHICS): 7 nhóm hàng xuất khẩu tỷ USD trong tháng 6/2025
09:03 | 09/07/2025 Infographics

Hàn Quốc vẫn là thị trường chính để Việt Nam xuất khẩu mặt hàng mực và bạch tuộc
21:14 | 10/07/2025 Xu hướng

Sự phục hồi của ngành rau quả Việt Nam đến từ đâu?
11:41 | 10/07/2025 Xu hướng

Xuất khẩu thép cuộn sang Nam Phi: Việt Nam được miễn thuế tự vệ tạm thời
11:00 | 10/07/2025 Xu hướng

Nhiều ngân hàng quốc tế đồng loạt nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam
09:49 | 10/07/2025 Xu hướng

Hướng đi mới cho doanh nghiệp sữa Việt tại Singapore
16:35 | 09/07/2025 Xu hướng

Doanh nghiệp Việt: cần thích ứng với chính sách mới của Indonesia để mở rộng xuất khẩu
13:34 | 08/07/2025 Xu hướng

Thép Việt vào Anh chịu hạn ngạch mới
19:55 | 07/07/2025 Xu hướng

Lạng Sơn: Phát triển kinh tế cửa khẩu- điểm sáng từ xuất nhập khẩu
09:41 | 07/07/2025 Xu hướng

Thành tích xuất khẩu 219,8 tỷ USD và khuyến nghị tái cấu trúc
07:44 | 07/07/2025 Xu hướng

Xuất khẩu hạt điều bứt phá vào Trung Quốc
07:35 | 07/07/2025 Xu hướng

TP. Hồ Chí Minh: Xuất siêu gần 7 tỷ USD
15:11 | 06/07/2025 Xu hướng
Tin mới

Giao dịch phân khúc bất động sản gắn liền với đất ghi nhận sự tăng trưởng tích cực

Hải quan khu vực VII bám sát địa bàn ngăn chặn hàng lậu từ biên giới

Đừng bắt doanh nghiệp chân chính chịu trận trước hàng giả

Chi cục Hải quan khu vực XVIII công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo

Hải quan Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm và thách thức trong thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi
00:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội
09:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp
19:17 | 07/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn