Facebook Twitter youtube Tiktok

Xu hướng tiêu dùng chuyển dịch từ số lượng sang chất lượng

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2025 tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước; nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 7,2%. Đây là một kết quả tích cực của kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức.
Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng duy trì tăng trưởng Công nghiệp, dịch vụ và tiêu dùng nội địa dẫn dắt tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2025 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8% Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ

Doanh thu lưu trú, ăn uống tăng 14,1% , du lịch lữ hành tăng 23,9%

Cục Thống kê (Bộ Tài chính) công bố, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6/2025 ước tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 14,7% và doanh thu du lịch lữ hành tăng 23,2%.

Người dân có xu hướng thắt chặt tiêu dùng; chuyển dịch từ số lượng sang chất lượng
Dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 14,1% và du lịch lữ hành tăng 23,9%

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tháng 6 ước đạt 570,2 nghìn tỷ đồng, giảm nhẹ 0,2% so với tháng trước và tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, doanh thu nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước; vật phẩm văn hóa, giáo dục tăng 8,1%; hàng may mặc tăng 6,0%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 4,7%.

Đặc biệt, do tháng 6 là thời điểm bắt đầu nghỉ hè của học sinh, sinh viên, nên dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 14,1% và du lịch lữ hành tăng 23,9%.

Quảng Ninh có mức tăng doanh thu bán lẻ hàng hóa cao nhất

Trong quý II/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 1.713,8 nghìn tỷ đồng, tăng 0,6% so với quý trước và tăng 9,0% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 3.416,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2024 tăng 8,9%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,2% (cùng kỳ năm 2024 tăng 6,0%).

Doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm 2025 ước đạt 2.613,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 76,5% tổng mức và tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhóm hàng vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 11,5%; lương thực, thực phẩm tăng 9,5%; may mặc tăng 6,1%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 5,5%.

Doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm 2025 của một số địa phương như: Quảng Ninh tăng 10,0%; Hải Phòng và Đà Nẵng cùng tăng 8,2%; TP Hồ Chí Minh tăng 7,9%; Cần Thơ tăng 7,6%; Hà Nội tăng 7,3%... so với cùng kỳ năm trước.

Lưu trú, ăn uống chiếm 12,0% tổng doanh thu dịch vụ

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 6 tháng đầu năm 2025 ước đạt 409,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,0% tổng mức và tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước.

Trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, doanh thu bán lẻ hàng hóa chiếm 76,5%, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước, tương đương tốc độ tăng của cùng kỳ năm 2024 và thấp hơn thời kỳ trước đại dịch.

Doanh thu lưu trú 6 tháng đầu năm 2025 so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương như sau: Đà Nẵng tăng 18,5%; TP Hồ Chí Minh tăng 16,9%; Hà Nội tăng 13,0%; Hải Phòng tăng 12,5%; Cần Thơ tăng 9,0%.

Doanh thu du lịch lữ hành 6 tháng đầu năm 2025 ước đạt 46,0 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,3% tổng mức và tăng 23,2% so với cùng kỳ năm 2024.

Phân tích sâu về số liệu, bà Nguyễn Thu Oanh, Trưởng ban Ban thống kê Dịch vụ và Giá, Cục Thống kê chỉ rõ một nguyên nhân chính giúp gia tăng doanh thu dịch vụ đó là ngay từ đầu năm, nhiều địa phương đã tích cực triển khai các chương trình kích cầu du lịch và phát triển nhiều loại hình du lịch mới thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Vì thế, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025 tăng cao. Cụ thể trong 6 tháng, đạt 10,7 triệu lượt, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước, góp phần vào mức tăng doanh thu dịch vụ.

Một số địa phương có doanh thu du lịch lữ hành 6 tháng đầu năm 2025 tăng cao so với cùng kỳ năm trước, gồm: TP Hồ Chí Minh tăng 28,2%; Lào Cai tăng 27,9%; Hà Nội tăng 22,8%; Đồng Tháp tăng 19,4%; Bình Dương tăng 17,1%.

Doanh thu dịch vụ khác 6 tháng đầu năm 2025 ước đạt 348,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,2% tổng mức và tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước.

Một số địa phương có doanh thu 6 tháng đầu năm 2025 tăng cao so với cùng kỳ năm trước, gồm: Quảng Bình tăng 19,1%; Cần Thơ tăng 17,7%; Lào Cai tăng 14,0%; TP Hồ Chí Minh tăng 13,5%; Khánh Hoà tăng 11,1%; Hà Nội tăng 9,5%.

Xu hướng tiêu dùng chuyển dịch từ số lượng sang chất lượng

Mặc dù chưa đạt được mức tăng hai con số như thời kỳ trước đại dịch Covid-19, nhưng theo bà Nguyễn Thu Oanh, số liệu thống kê về tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng là một kết quả tích cực của kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức.

Trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, doanh thu bán lẻ hàng hóa chiếm 76,5%, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước, tương đương tốc độ tăng của cùng kỳ năm 2024 và thấp hơn thời kỳ trước đại dịch.

"Điều này cho thấy, người dân có xu hướng thắt chặt tiêu dùng hàng hóa; đồng thời, xu hướng tiêu dùng chuyển dịch từ số lượng sang chất lượng, nhất là sau đợt cao điểm phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái", bà Oanh nêu nhận định.

Đại diện cơ quan thống kê trung ương cũng chỉ rõ, trong khi tiêu dùng hàng hóa có xu hướng tiết chế hơn, thì tiêu dùng dịch vụ lại gia tăng. Đặc biệt trong các dịp nghỉ lễ, Tết, người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu cho các chuyến du lịch.

An Nhi

Tin liên quan

Đề xuất chính sách, hỗ trợ kinh doanh số

Đề xuất chính sách, hỗ trợ kinh doanh số

Với doanh thu tăng trên 19% trong 5 tháng đầu năm 2025, thương mại điện tử (TMĐT) tiếp tục đóng vai trò động lực quan trọng cho tiêu dùng trong nước, hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu. Tuy nhiên, để giữ đà tăng trưởng bền vững, Bộ Công Thương cho rằng, cần đẩy nhanh việc hoàn thiện hành lang pháp lý, hạ tầng và bảo vệ người tiêu dùng trên không gian số.
Xu hướng tiêu dùng ngày càng thiết thực: Doanh nghiệp cần làm gì?

Xu hướng tiêu dùng ngày càng thiết thực: Doanh nghiệp cần làm gì?

Giữa bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều biến động và những nỗ lực phục hồi trong nước, người tiêu dùng đang có xu hướng tập trung chi tiêu vào các nhóm hàng hóa và dịch vụ cơ bản, thiết yếu cho cuộc sống. Vậy, các doanh nghiệp cần làm gì để giữ chân khách hàng?
Central Retail Việt Nam giảm giá hàng ngàn mặt hàng tiêu dùng thiết yếu sau Tết

Central Retail Việt Nam giảm giá hàng ngàn mặt hàng tiêu dùng thiết yếu sau Tết

(HQ Online) - Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hóa thiết yếu của người dân, hệ thống siêu thị bán lẻ thực phẩm của Central Retail trên toàn quốc áp dụng loạt chương trình ưu đãi hấp dẫn, cam kết luôn bình ổn giá, mang đến cho khách hàng cơ hội mua sắm thoải mái, tiết kiệm.
6 tháng đầu năm Hà Nội xử lý 2.068 vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý thị trường

6 tháng đầu năm Hà Nội xử lý 2.068 vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý thị trường

Thông tin từ Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội cho biết, 6 tháng đầu năm, lực lượng QLTT đã thực hiện tổng cộng 2.176 vụ kiểm tra, trong đó có 53 vụ kiểm tra định kỳ, 2.066 vụ kiểm tra đột xuất và 57 vụ kiểm tra chuyên đề.
Hơn 95% hàng hóa Việt Nam hiện diện trong hệ thống phân phối hiện đại

Hơn 95% hàng hóa Việt Nam hiện diện trong hệ thống phân phối hiện đại

Với mẫu mã và chất lượng đảm bảo, hơn 95% hàng hóa của Việt Nam được hiện diện tại hệ thống phân phối hiện đại Central Retail Việt Nam.
Xăng RON95-III tiếp tục giảm 1.210 đồng/lít, giá tối đa 19.906 đồng/lít

Xăng RON95-III tiếp tục giảm 1.210 đồng/lít, giá tối đa 19.906 đồng/lít

Trong kỳ điều chỉnh ngày 3/7, Liên Bộ Công Thương - Tài chính không thực hiện trích lập và không chi Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với tất cả các mặt hàng.
Yêu cầu ngừng kinh doanh, sử dụng 7 sản phẩm dưỡng da của Công ty Toàn Cầu Đông Nam

Yêu cầu ngừng kinh doanh, sử dụng 7 sản phẩm dưỡng da của Công ty Toàn Cầu Đông Nam

Cục Quản lý Dược cho biết lý do thu hồi 7 sản phẩm dưỡng da này có công thức không đúng so với hồ sơ đã công bố.
Thu hồi 2 loại kem đánh răng Aquafresh của Nhật

Thu hồi 2 loại kem đánh răng Aquafresh của Nhật

2 loại kem đánh răng gồm Aquafresh Soft Mint và Aquafresh Clear mint có xuất xứ Nhật Bản do Công ty TNHH Phát Anh Minh chịu trách nhiệm công bố và đưa ra thị trường.
8 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ của 4 công ty bị thu hồi

8 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ của 4 công ty bị thu hồi

Ngày 2/7, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã ban hành 4 quyết định thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận đăng ký sản phẩm của một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Sản phẩm kem massage của Hàn Quốc bị đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc

Sản phẩm kem massage của Hàn Quốc bị đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc

Cục Quản lý Dược vừa thông báo đình chỉ lưu hành và thu hồi sản phẩm DÉSEMBRE DERMA SCIENCE HIGH FREQUENCY CREAM PROFESSIONAL, kem massage tần sóng cao của Hàn Quốc.
Bộ Y tế cảnh báo người dân không sử dụng sản phẩm thực phẩm An vị Mộc Linh

Bộ Y tế cảnh báo người dân không sử dụng sản phẩm thực phẩm An vị Mộc Linh

Tại thời điểm kiểm tra không thấy bảng hiệu Công ty Dược mỹ phẩm A-M, công ty trách nhiệm về sản phẩm An vị Mộc Linh và không có hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đăng ký.
Phát hiện 17 cơ sở có các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dược và mỹ phẩm

Phát hiện 17 cơ sở có các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dược và mỹ phẩm

Thông tin từ Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, trong tháng cao điểm đã phát hiện nhiều sai phạm trong lĩnh vực dược và mỹ phẩm.
Thu hồi 32 số tiếp nhận phiếu công bố mỹ phẩm với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng

Thu hồi 32 số tiếp nhận phiếu công bố mỹ phẩm với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng

Ngày 25/6, thông tin từ Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế cho biết, Cục này vừa ra quyết định thu hồi 32 số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm do Cục này cấp cho Công ty TNHH JP-Bùi Đặng (phường Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội) chịu trách nhiệm đưa ra thị trường.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Hải quan khu vực V thu hơn 4,29 tỷ đồng từ xử lý vi phạm hành chính

Hải quan khu vực V thu hơn 4,29 tỷ đồng từ xử lý vi phạm hành chính

Chi cục đã chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc nâng cao hiệu quả chấp hành pháp luật tố tụng hành chính và thi hành án hành chính.
Thông tin tài khoản thu ngân sách tại các đơn vị thuộc Hải quan khu vực IV

Thông tin tài khoản thu ngân sách tại các đơn vị thuộc Hải quan khu vực IV

Chi cục Hải quan khu vực IV có các đơn vị hải quan ngoài cửa khẩu gồm: Hải quan Hưng Yên, Hải quan Thái Bình, Hải quan Ninh Bình, Hải quan Hà Nam, Hải quan Nam Định.
Phấn đấu thu ngân sách nhà nước năm 2025 tăng ít nhất 20% so với dự toán

Phấn đấu thu ngân sách nhà nước năm 2025 tăng ít nhất 20% so với dự toán

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 6/7/2025 về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và tổ chức sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025.
Ông Nguyễn Thanh Sơn được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc điều hành Vietjet

Ông Nguyễn Thanh Sơn được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc điều hành Vietjet

Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (HOSE: VJC) vừa công bố bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Sơn đảm nhận vị trí Giám đốc Điều hành của công ty.
Vốn ngoại "chảy" mạnh vào thị trường bất động sản

Vốn ngoại "chảy" mạnh vào thị trường bất động sản

Trong nửa đầu năm 2025, thu hút vốn FDI vào bất động sản đã có sự tăng trưởng ấn tượng.
(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, cơ cấu tố chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Thuế tỉnh, thành phố; 350 Thuế cơ sở đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín với phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính khi bàn về vấn đề phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý thuế.
(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân

Triển khai thực hiện các Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngành Thuế đã xây dựng kế hoạch hành động để phát triển kinh tế tư nhân
(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức

Cơ quan thuế lưu ý một số nội dung nhằm tránh bị từ chối cấp tài khoản định danh điện tử tổ chức do dữ liệu không khớp với dữ liệu tại cơ quan thuế hoặc dữ liệu tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025

Từ 1/7, hệ thống chính sách thuế của Việt Nam sẽ bước vào một giai đoạn mới với hàng loạt quy định quan trọng có hiệu lực, tác động sâu rộng đến cả doanh nghiệp và người dân.
Phiên bản di động