Sửa Luật Giá: Sửa đổi những bất cập về hiệp thương giá
Bộ Tài chính sẽ điều chỉnh các quy định liên quan đến hiệp thương giá. Ảnh: Thu Dịu. |
Quy định về hiệp thương giá chưa rõ ràng
Theo Bộ Tài chính, thực tế trong những năm qua, theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ hoặc đề nghị của các doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã tổ chức hiệp thương giá đối với một số hàng hóa, dịch vụ như: than bán cho 4 hộ tiêu dùng lớn (điện, xi măng, phân bón, giấy); cước vận chuyển than cho sản xuất điện bằng đường sông; vật liệu nổ công nghiệp bán cho khai thác khoáng sản; phí tra nạp nhiên liệu cho máy bay.
Bộ Tài chính đánh giá, tại địa phương, công tác hiệp thương giá theo quy định của Luật Giá chủ yếu thực hiện theo phân cấp và được Sở Tài chính chủ trì, tổ chức hiệp thương theo đúng trình tự quy định.
Một số địa phương đã tổ chức hiệp thương giá thành công và đem lại lợi ích hài hòa cho các bên tham gia như: Sở Tài chính Ninh Bình đã tổ chức hiệp thương giá xử lý nước thải của Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Thành Nam tại Khu Công nghiệp Khánh Phú vào tháng 3/2014. Sở Tài chính Quảng Ngãi đã thực hiện hiệp thương giá đối với các công ty vận tải thực hiện đậu xe ở các bến xe, bến cảng...
Tuy nhiên, hiện nay công tác này đang có một số bất cập cần khắc phục. Đó là về phạm vi áp dụng biện pháp hiệp thương giá (Khoản 1 Điều 25 Luật Giá) quy định 2 trường hợp được hiệp thương giá. Trong đó, đối với việc quy định hàng hóa, dịch vụ hiệp thương không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá là không cần thiết, do tính chất của biện pháp định giá nhà nước là việc nhà nước quyết định giá nên không thể phát sinh trường hợp các bên không thỏa thuận được mức giá mua, bán hàng hóa, dịch vụ. Bên cạnh đó, việc quy định điều kiện hiệp thương giá trong thực tế lại chưa quy định rõ về tính chất của các bên mua, bán hàng hóa, dịch vụ.
Bộ Tài chính cũng nhận định, từ thực tiễn triển khai hiệp thương giá cho thấy, việc quy định thẩm quyền yêu cầu hiệp thương giá của “Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh” (Điều 23 Luật giá) là không cần thiết, dễ gây các cách hiểu khác nhau trong triển khai pháp luật.
Đáng chú ý, hiện nay giá trị pháp lý của mức giá hiệp thương thành công, mức giá tạm thời khi hiệp thương không thành công chưa rõ ràng; chưa có các quy định cụ thể để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia hiệp thương bao gồm cả bên mua, bên bán và cơ quan tổ chức hiệp thương.
Cụ thể về tính pháp lý của mức giá hiệp thương thành công
Tại báo cáo đánh giá tác động các chính sách đề nghị xây dựng Luật Giá (sửa đổi), Bộ Tài chính đã đề xuất các giải pháp khắc phục những tồn tại trên.
Theo đó, giải pháp thứ nhất được đề ra đó là không thay đổi các quy định về biện pháp hiệp thương giá. Giải pháp này sẽ không tác động tới kinh tế - xã hội, thủ tục hành chính cũng như quyền và nghĩa vụ của người dân. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng việc giữ nguyên các quy định hiện hành về biện pháp hiệp thương giá sẽ tiếp tục khiến cho việc hiệp thương giá trong một số trường hợp bị lạm dụng, không phù hợp với bản chất. Việc sử dụng hiệp thương giá giữa nhà nước và doanh nghiệp để mua sắm tài sản từ nguồn ngân sách nhà nước có thể bị chồng chéo với quy định pháp luật về mua sắm nhà nước với nhiều hình thức đấu thầu, mua sắm.
Hơn nữa, hiệu lực hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về hiệp thương giá không cao do quy định hiện hành vẫn khiến cho việc thực hiện hiệp thương giá trong một số trường hợp chưa đúng với bản chất biện pháp.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đề xuất một giải pháp khác đó là sửa đổi bổ sung thêm một số quy định pháp luật. Cụ thể, Luật Giá (sửa đổi) sẽ quy định phạm vi thực hiện hiệp thương giá chỉ thực hiện đối với việc mua, bán hàng hóa, dịch vụ quan trọng, được sản xuất, kinh doanh trong điều kiện đặc thù hoặc có thị trường cạnh tranh hạn chế, có tính chất độc quyền mua, độc quyền bán, phụ thuộc lẫn nhau giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Việc mua sắm nhà nước thực hiện theo quy định tại Luật Đấu thầu và không thuộc phạm vi hiệp thương giá (theo đó bỏ quy định tại điểm a Khoản 1 và điểm b Khoản 2 Điều 23 Luật Giá).
Luật Giá cũng sẽ được sửa đổi theo hướng quy định cụ thể về tính pháp lý của mức giá hiệp thương thành công và mức giá tạm thời trong trường hợp không hiệp thương thành công; Gắn với quy định rõ trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện mức giá trên.
Theo Bộ Tài chính, giải pháp này giúp việc khoanh vùng rõ phạm vi hiệp thương giá, tránh được tình trạng có các cách hiểu khác nhau về việc hiệp thương giá; Việc hiệp thương chỉ thực hiện giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp là đúng với bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với bản chất của biện pháp và mục tiêu của biện pháp; đảm bảo việc áp dụng thực tiễn thuận lợi, thông suốt. Trên cơ sở đó sẽ làm rõ được mục đích của hiệp thương giá không phải là biện pháp can thiệp hay điều tiết của Nhà nước.
Việc sử dụng hiệp thương giá giữa nhà nước và doanh nghiệp để mua sắm tài sản từ nguồn ngân sách nhà nước cần đảm bảo đúng theo pháp luật về đầu thầu và các quy định liên quan, không thuộc phạm vi hiệp thương giá.
Đáng chú ý, việc loại bỏ quy định về điều kiện hiệp thương theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cũng giúp cho các cơ quan linh hoạt hơn trong việc thực hiện hiệp thương, không gây nhiều cách hiểu khác nhau, mâu thuẫn trong triển khai thực hiện pháp luật. Nhất là sẽ tránh có cách hiểu khác về Nhà nước có can thiệp vào giá mua – bán của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, việc bổ sung quy định về quy trình, cách thức để xác định mức giá tạm thời sẽ giúp thống nhất cách xác định mức giá tạm thời cũng như bảo đảm cơ sở pháp lý, trách nhiệm của cơ quan tổ chức hiệp thương khi xác định mức giá này. Cơ quan tổ chức hiệp thương cũng có đầy đủ pháp lý vững chắc hơn để đảm bảo cho việc đưa ra mức giá có tính thuyết phục, đúng quy định của pháp luật.
Đặc biệt, giải pháp này không làm phát sinh thủ tục hành chính mới. Đồng thời không ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ của công dân theo Hiến pháp; thống nhất với Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Và có sự tương thích, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Với những tác động tích cực như vậy, Bộ Tài chính đề xuất lựa chọn giải pháp thứ hai để thực hiện xây dựng Luật Giá (sửa đổi).
Tin liên quan
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
08:00 | 19/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
13:48 | 22/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gỡ vướng liên quan đến thủ tục và chính sách thuế cho doanh nghiệp
08:29 | 17/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất 2 ngưỡng nợ thuế áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh
19:39 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Quảng Ngãi: Khó quản lý thuế đối với mặt hàng dăm gỗ xuất khẩu
13:30 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực thi các FTA: Những vấn đề đặt ra trong quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
13:20 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng thương mại điện tử xuyên biên giới
15:12 | 12/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gỡ vướng mọi lúc, mọi nơi cho doanh nghiệp
17:37 | 09/12/2024 Hải quan
Chủ động lắng nghe tiếng nói từ cộng đồng doanh nghiệp
17:36 | 09/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền chính sách thuế bất động sản vào thời điểm thích hợp
17:21 | 09/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chống thất thu ngân sách khi bỏ quy định miễn thuế hàng giá trị nhỏ
10:02 | 06/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sẽ bãi bỏ miễn thuế GTGT đối với hàng giá trị nhỏ NK qua đường chuyển phát nhanh
09:59 | 06/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Những điểm mới về mua sắm, khai thác, cho thuê tài sản công
09:00 | 04/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đẩy mạnh đàm phán các cam kết về hải quan trong khuôn khổ FTA
15:09 | 03/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics