Sửa Luật Giá: Kiện toàn và nâng cao hiệu quả của hoạt động kê khai giá
Sửa Luật Giá: Sửa đổi những bất cập về hiệp thương giá | |
Sửa Luật Giá: Gắn trách nhiệm bình ổn giá với từng ngành, lĩnh vực | |
Đã đến lúc cần sửa Luật Giá |
Hiện đang không có quy định cơ chế giám sát thực hiện, cơ chế kiểm soát hoạt động kê khai giá. Ảnh: Thu Dịu. |
Hiệu quả đăng kí giá chưa rõ ràng
Theo Bộ Tài chính, biện pháp kê khai giá tại Luật Giá hiện hành chỉ là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gửi thông báo mức giá cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi định giá, điều chỉnh giá đối với hàng hóa thuộc danh mục kê khai giá. Doanh nghiệp có trách nhiệm bán hàng hóa, dịch vụ theo mức giá đã kê khai (có thể tăng, giảm trong phạm vi 5%); giám sát biến động chi phí, yếu tố hình thành giá đối với các mặt hàng đặc thù này thông qua công tác kê khai giá.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng hiện không có quy định cơ chế giám sát thực hiện, cơ chế kiểm soát hoạt động kê khai giá, và nhất là việc xử lý của cơ quan tiếp nhận kê khai khi phát hiện trường hợp điều chỉnh giá bất hợp lý.
Bên cạnh đó, việc đăng ký giá hiện nay là một trong các biện pháp để thực hiện bình ổn giá. Theo đó, trong trường hợp Chính phủ áp dụng biện pháp bình ổn giá và sử dụng biện pháp đăng ký giá thì tổ chức sản xuất, kinh doanh phải thực hiện gửi bản đăng ký giá (bao gồm cả việc giải trình về các yếu tố chi phí hình thành giá) để cơ quan quản lý rà soát. Tuy vậy, việc áp dụng biện pháp đăng ký giá đến nay lại rất hạn chế (mới chỉ thực hiện 1 lần đối với giá sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi) do nhiều bất cập. Trên thực tế, việc thực hiện bình ổn giá rất hạn chế nên kéo theo việc triển khai các biện pháp nằm trong bình ổn giá cũng không được áp dụng nhiều trong thực tiễn. Bên cạnh đó, biện pháp đăng ký giá có tính kiểm soát của nhà nước nhưng kết quả kiểm soát lại chưa được pháp lý hóa rõ ràng.
Hiện nay, Bộ Tài chính đang thực hiện xây dựng Luật Giá (sửa đổi). Với nội dung về đăng ký giá, cơ quan soạn thảo xây dựng theo hướng củng cố, kiện toàn và nâng cao hiệu quả của hoạt động kê khai giá. Trên cơ sở đó, gộp quy định về đăng ký giá với kê khai giá và bỏ quy định đăng ký giá.
Để đạt được mục tiêu trên, có 2 giải pháp được Bộ Tài chính đề ra. Giải pháp thứ nhất, về cơ bản vẫn giữ 2 biện pháp như hiện hành. Tuy nhiên, sẽ quy định cơ chế kê khai đặc thù đối với các hàng hóa, dịch vụ có biến động giá liên tục hoặc những hàng hóa là đầu vào cho sản xuất các hàng hóa, dịch vụ khác.
Với giải pháp thứ hai, Bộ Tài chính sẽ gộp nội hàm việc thực hiện đăng ký giá vào biện pháp kê khai giá và bỏ quy định về biện pháp đăng ký giá khỏi các biện pháp bình ổn giá. Theo đó, cá nhân và tổ chức sản xuất, kinh doanh chỉ thực hiện duy nhất việc kê khai giá đồng thời với việc thực hiện điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục.
Việc kê khai giá sẽ bao gồm kê khai mức giá điều chỉnh; đối với việc kê khai lần đầu thì phải kèm theo biểu thuyết minh về các yếu tố chi phí. Đồng thời sẽ nghiên cứu để có phân định thời điểm kê khai trước hoặc sau khi đơn vị quyết định giá cho phù hợp với tính chất của mặt hàng, hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Gắn với đó, Luật Giá (sửa đổi) sẽ thu hẹp phạm vi kê khai giá theo nguyên tắc lựa chọn các hàng hóa thiết yếu, đặc biệt quan trọng hoặc một số hàng hóa độc quyền sản xuất, kinh doanh và có ảnh hưởng lớn đến kinh tế, xã hội. Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá phải được quy định cụ thể và giao thẩm quyền cho Chính phủ hoặc Bộ Tài chính quy định chi tiết để củng cố cơ sở pháp lý cho hoạt động này nhưng vẫn bảo đảm tính linh hoạt trong thực thi, phải có rà soát, điều chỉnh danh mục hàng năm.
Việc phân công tiếp nhận kê khai giá tại trung ương sẽ theo nguyên tắc kế thừa quy định hiện hành, nhưng có những điều chỉnh cho phù hợp với chức năng quản lý Nhà nước của các bộ, ngành. Theo đó, cả doanh nghiệp thuộc diện kê khai, bộ, ngành tiếp nhận kê định kỳ theo quý gửi báo cáo tình hình tiếp nhận và báo cáo diễn biến giá đến Bộ Tài chính (thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá) để thực hiện báo cáo Ban chỉ đạo điều hành giá của Thủ tướng.
Đề xuát gộp việc đăng ký giá vào biện pháp kê khai giá
Bộ Tài chính nhận định, với giải pháp thứ nhất sẽ không phát sinh các chính sách mới nhiều mà chỉ mang tính rà soát, hợp lý hóa các quy định hiện hành đối với một số hàng hóa đặc thù, không ảnh hưởng đến cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới do chính sách được áp dụng chung, không mang tính phân biệt.
Tuy nhiên, giải pháp này không làm thay đổi cơ cấu chính sách hiện hành và vẫn dẫn đến tình trạng biện pháp đăng ký giá không có tính hiệu lực, hiệu quả và biện pháp kê khai giá lại chưa thể hiện vai trò của cơ quan quản lý trong xử lý kết quả kê khai.
Còn đối với giải pháp thứ hai, Bộ Tài chính đánh giá việc quy định thêm thuyết minh cơ cấu chi phí, yếu tố hình thành giá khi thực hiện kê khai giá sẽ giúp cơ quan quản lý triển khai hiệu quả chức năng của mình trong việc kiểm soát việc tăng, giảm giá của một số nhóm hàng hóa đặc thù, thiết yếu và ngăn chặn tình trạng lợi dụng vị thế độc quyền để tăng giảm giá bất hợp lý.
Gắn với đó, việc quy định rõ và thu hẹp phạm vi thực hiện kê khai giá, quy định danh mục cụ thể sẽ giúp cho việc triển khai biện pháp đảm bảo đúng các nguyên tắc về kinh tế thị trường, giảm tính kiểm soát của Nhà nước đối với các mặt hàng không cần thiết.
Việc quy định rõ nguyên tắc phân công, phân cấp tiếp nhận kê khai giá tại Luật cũng đảm bảo điều kiện triển khai các quy định hiện hành được thuận lợi, tránh tình trạng lạm dụng chính sách, hiểu sai về chính sách.
Bộ Tài chính cũng nhận định, việc thu hẹp phạm vi cũng như gộp 2 biện pháp đăng ký giá, kê khai giá sẽ giúp giảm bớt thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp. Ngoài ra, việc quy định biện pháp Thông báo giá với vai trò để cung cấp thông tin điều hành cũng không phát sinh thủ tục hành chính, là kênh thông tin cập nhật quan trọng cho cơ quan điều hành trong triển khai các biện pháp chung.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, việc nâng cao vai trò của cơ quan quản lý đối với kê khai giá có thể khiến cho một số đơn vị nhận định việc gia tăng thủ tục hành chính, tăng sự kiểm soát của cơ quan nhà nước trong bối cảnh thực hiện cơ chế thị trường. Tuy vậy Bộ Tài chính cho rằng cần nhận định việc thực hiện biện pháp kê khai giá theo giải pháp này là sự kết hợp giữa cả biện pháp đăng ký giá trước đây và kê khai giá, khiến cho việc thực hiện đơn giản hơn, với phạm vi áp dụng chỉ ở diện hẹp đối với một số mặt hàng nhất định.
Theo Bộ Tài chính, qua đánh giá tác động của từng giải pháp cho thấy, mỗi giải pháp đều có ưu điểm, nhược điểm, có mặt tích cực, tiêu cực nhưng giải pháp đem lại nhiều tác động tích cực và tác động tiêu cực có thể chấp nhận được là giải pháp thứ hai.
"Việc sửa đổi toàn diện đối với 2 biện pháp đăng ký giá – kê khai giá sẽ giúp cho việc triển khai trong thực tiễn có tính hiệu lực, hiệu quả cao, gia tăng vai trò của cơ quan quản lý đối với một số nhóm mặt hàng đặc thù cần kê khai. Bên cạnh đó vẫn hình thành biện pháp về thông báo giá để đáp ứng nhu cầu về thông tin kịp thời trong công tác quản lý, điều hành", Bộ Tài chính khẳng định.
Tin liên quan
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Giá xăng giảm, dầu tăng trong kỳ điều hành ngày 31/10
15:27 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đối tác EU không còn "nhân nhượng", Việt Nam phải thích ứng từ chính sách ESG
17:56 | 31/10/2024 Kinh tế
Cơ quan nào có quyền yêu cầu cung cấp thông tin người nộp thuế?
14:52 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
10:12 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xử lý thuế đối với hàng hóa bị thiệt hại do thiên tai
14:18 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tháo gỡ kịp thời vướng mắc trong mua sắm tài sản, cải tạo công trình
07:45 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xuất khẩu phần mềm qua internet có được hoàn thuế?
14:51 | 29/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phải kế thừa nghĩa vụ thuế sau khi chuyển đổi doanh nghiệp
14:14 | 27/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thách thức trong công tác chuyển đổi số ngành Hải quan
08:59 | 26/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Không thu thuế hàng tái nhập khẩu
10:36 | 25/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Quy định rõ thực hiện thanh toán song phương tập trung của KBNN tại ngân hàng
14:16 | 24/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bảo đảm nguồn lực tài chính hỗ trợ công cụ thu ngân sách
07:49 | 24/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK