Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính): Không thể bao cấp mãi được
Đường sắt đang ở thế "ngàn cân treo sợi tóc” | |
Đường sắt Cát Linh-Hà Đông chưa "về đích" đã bị xâm hại | |
Vì sao doanh nghiệp tư nhân không mặn mà đầu tư vào đường sắt? |
Ông đánh giá như thế nào về sự phát triển của ngành đường sắt trong thời gian vừa qua?
Đứng trên góc độ về kinh tế tài chính, tôi cho rằng với một ngành phát triển 140 năm thời gian qua, đặc biệt trong 30 năm Đổi mới, dường như về nhận thức chúng ta chưa quan tâm đúng mức. Có nghĩa là đầu tư cho ngành đường sắt chưa có được một căn cơ đúng tầm dài chiến lược và có tính đột phá đổi mới để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là với nền kinh tế đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa.
So với các lĩnh vực giao thông khác như hàng không, đường bộ, thì đường sắt là một trong những ngành chậm phát triển, tư duy nhận thức chưa thay đổi và quan trọng nhất là sự quan tâm của các cấp, các ngành đối với ngành đường sắt là chưa được thỏa đáng
Thứ hai là phải có một chiến lược căn cơ và phải có một sự đầu tư đúng mức. Vì phải có một kế hoạch chiến lược đầy đủ thì chúng ta mới bố trí nguồn lực, huy động nguồn lực để phát triển. Một đất nước nếu không khai thác được hạ tầng giao thông đường sắt một cách hiệu quả, thì sự phát triển của đất nước, đặc biệt phát triển công nghiệp nặng, phát triển công nghiệp khác cũng sẽ không hiệu quả. Bài học cho thấy rằng, vận tải đường bộ đã đến lúc bão hòa, phải có đường sắt thì mới đảm bảo được sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Có thể nói, đường sắt tụt hậu là một sự lãng phí nguồn lực của đất nước, vậy theo ông, cần phải có cơ chế, giải pháp gì để không lãng phí nguồn lực này cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào ngành đường sắt?
Về nội dung liên quan đến tài chính, hay ưu đãi chính sách về tài chính cho ngành đường sắt, tôi cho rằng, phải khẳng định ngành đường sắt và do doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn. Hiện nay Tổng công ty Đường sắt đang hoạt động cung cấp những sản phẩm dịch vụ mang tính công ích. Xã hội hóa hay cổ phần hóa để Tổng công ty tự chủ chỉ là một phần rất ít. Chính vì thế, chúng ta phải xác định rõ, cái nào hạ tầng của Nhà nước thì Nhà nước phải có chính sách đầu tư căn cơ. Khi đã là hạ tầng của Nhà nước, những chính sách thuế, tiền sử dụng đất sẽ được miễn. Nhưng phải phân định rõ, cái nào của doanh nghiệp để giao doanh nghiệp tự chủ, khai thác.
Hiện nay, các khu công nghiệp lớn, các cảng biển lớn, kết nối đường sắt đang yếu, dẫn đến chúng ta phải sử dụng đường bộ. Nhưng chạy đường bộ, chi phí container rất cao, thêm vào đó, an toàn không tốt, hạ tầng luôn bị xuống cấp. Đường sắt đảm bảo yêu cầu vận chuyển hàng hóa lớn, đường dài, đặc biệt về vấn đề dân sinh.
Đây là một trong những vấn đề chúng tôi cho rằng phải có đột phá trong giai đoạn 2021-2025. Từ phân định rõ thì xây dựng bộ cơ chế riêng cho ngành đường sắt từ nay đến năm 2025 tầm nhìn 2030. Hiện nay, việc đầu tư của ngành đường sắt cần phải rà soát lại. Vừa qua, Chính phủ đầu tư rất nhiều cho hai thành phố về tuyến đường sắt nội đô với số vốn lớn, để đảm bảo giải tỏa ách tắc giao thông cũng như đổi mới hình ảnh của thành phố. Ngành đường sắt cũng phải tiếp cận như vậy. Tất cả những đầu tư này là đầu tư công, ngân sách phải cấp hoặc vay vốn về để cho doanh nghiệp làm. Khi hạ tầng đến một chừng mực nhất định, việc xã hội hóa để làm những tuyến tàu mang tính thương mại về lợi nhuận thì mới phát triển được.
Vậy theo ông, bản thân các doanh nghiệp ngành đường sắt cần làm gì để tận dụng được các chính sách cũng như cơ hội để vực dậy được lĩnh vực này trong thời gian tới?
Đề án quản lý khai thác hạ tầng của ngành đường sắt cần sớm hoàn thiện để xác định rõ lĩnh vực nào là trách nhiệm của Nhà nước thì ngân sách phải bố trí. Khi phân tách rõ, doanh nghiệp cần xác định mình phải làm gì. Những cơ chế chính sách gì để thúc đẩy cho doanh nghiệp thì chúng ta thiết kế cho doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định để có những giải pháp đột phá. Không thể bao cấp mãi được.
Khi đã là hạ tầng của Nhà nước, Nhà nước sẽ gắn quy hoạch của đường sắt với quy hoạch đường bộ và quy hoạch cảng biển, các khu công nghiệp, các cảng biển gắn liền với ngành đường sắt để đảm bảo kết nối. Kết nối với đường sắt đô thị mới đảm bảo hệ thống khép kín, phát huy được hạ tầng.
Một mặt, Nhà nước có trách nhiệm hơn và phân bổ nguồn lực lớn hơn, có chính sách đầy đủ hơn, mặt khác phải cho doanh nghiệp thấy ở đâu họ có động lực phát triển. Nếu tất cả giao cho doanh nghiệp như hiện nay thì doanh nghiệp sẽ luôn loay hoay, luôn khó khăn.
Chạy tàu trong thời điểm dịch Covid bùng phát (tháng 4/2020) Ảnh: S.T |
Ý kiến của ông trước đề xuất của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về việc giao cho doanh nghiệp và doanh nghiệp sẽ quản lý, vận hành khai thác, đầu tư theo quy hoạch của địa phương và quy hoạch của ngành các khu nhà ga?
Liên quan đến việc khai thác các hạ tầng là nhà ga, rõ ràng cần phải có sự cho phép, trước mắt Tổng công ty Đường sắt được quản lý khai thác, Tổng công ty phải xây dựng một đề án để huy động phát triển nguồn lực. Luật Quản lý tài sản công quy định, nếu vẫn là tài sản Nhà nước thì rõ ràng không thể làm khác được. Nhà nước phải làm theo quy định của Nhà nước. Nếu giao việc này cho ngành đường sắt thì ngành đường sắt phải làm đề án. Vì khi giao tài sản, vốn sẽ tăng lên, vốn tăng lên thì ngành đường sắt phải đảm bảo hiệu quả khi khai thác các hạ tầng này.
Nếu là tài sản Nhà nước, giao cho anh quản lý để sử dụng thì phải tuân thủ theo Luật Quản lý tài sản công. Cái gì là của Nhà nước, Nhà nước phải lo. Trách nhiệm của Nhà nước là phân bổ nguồn lực hạ tầng giao thông trong đó ngành đường sắt cần được ưu tiên.
Đối với những vấn đề giao cho doanh nghiệp, doanh nghiệp toàn quyền quản lý sử dụng, khai thác và chuyển đổi. Chuyển đổi đúng pháp luật, công khai, minh bạch, hiệu quả. Ngược lại, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phải xác định rõ, vấn đề về hiệu quả kinh tế, đúng theo thị trường, công khai minh bạch.
Hiện nay, tổ chức thực hiện có 2 điều cần phải làm được. Một là phân định rõ đề án về khai thác nguồn lực kết cấu hạ tầng, cái nào của Nhà nước, Nhà nước có trách nhiệm, ghi rõ trách nhiệm của Nhà nước đầu tư bổ sung, cụ thể hóa.
Hai là, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng phải cơ cấu lại, sắp xếp lại bộ máy, tính toán đến việc nếu Nhà nước giao các hạ tầng, nhà ga thì phải khai thác như thế nào cho hiệu quả, tránh vấn đề thất thoát. Tôi cho rằng đây cũng là một hướng đi tạo nguồn lực cho ngành đường sắt để đường sắt có thể phát triển được ở lĩnh vực dịch vụ và vận tải hàng hóa. Đây là trách nhiệm của ngành đường sắt.
Sau này nếu ngành phát triển tốt, hạ tầng Nhà nước đảm bảo, kêu gọi các nhà đầu tư vào các dịch vụ nói trên, mình cũng sẵn sàng mở rộng để cho cạnh tranh. Cần phải tạo một thế nhất định để ngành đường sắt trở thành một trong những ngành dịch vụ vận tải logistics phục vụ cho phát triển đất nước.
Xin cảm ơn ông!
Ở Việt Nam các khu đất có vị thế đẹp đều có những chương trình khai thác riêng, không chỉ mục đích đón khách, có thể là siêu thị, khách sạn để phục vụ, trung tâm văn hóa. Quan trọng nhất vấn đề là giao cho ai. Nếu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đáp ứng được thì nhận triển khai. Khi đó các cơ chế chính sách sẽ được thiết kế để đảm bảo khai thác hiệu quả. |
Tin liên quan
Công tác chuẩn bị tài chính cho dự án đường tốc độ cao đã sẵn sàng
21:47 | 29/10/2024 Kinh tế
Đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam
18:48 | 05/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đảm bảo an toàn nợ công khi "đổ vốn" cho đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
16:03 | 27/09/2024 Tài chính
Cuối tháng 10/2024, còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ
12:51 | 02/11/2024 Tài chính
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn nợ công quốc gia năm 2024
07:52 | 01/11/2024 Tài chính
Còn áp lực lên mặt bằng giá, phấn đấu CPI bình quân không vượt quá 4%
21:37 | 30/10/2024 Tài chính
Chuyển quyền cho Chính phủ miễn, giảm, xử lý tiền phạt chậm nộp thuế là phù hợp
20:41 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách thuế bất động sản hướng đến quản lý chặt chẽ, chống lãng phí nguồn lực đất đai
20:29 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách tài khoá cần trở lại trạng thái bình thường trong giai đoạn mới
14:54 | 29/10/2024 Tài chính
Sẽ áp thuế GTGT đối với hàng hoá giá trị nhỏ
14:48 | 29/10/2024 Tài chính
Sửa đổi Luật Thuế GTGT: Không cho phép hoàn thuế với hàng tạm nhập tái xuất
14:45 | 29/10/2024 Tài chính
"Giá phân bón tăng giảm không do thuế"
14:39 | 29/10/2024 Tài chính
Dự án "1 luật sửa 7 luật": Chi cục thuế có thẩm quyền quyết định hoàn thuế?
11:18 | 29/10/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK