Chính sách tài khoá cần trở lại trạng thái bình thường trong giai đoạn mới
Tổng quy mô các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn 2020-2024 là khoảng gần 900 nghìn tỷ đồng. Ảnh: H.Anh |
Tổng quy mô giải pháp hỗ trợ gần 900 nghìn tỷ đồng
Trong 5 năm vừa qua, đại dịch Covid-19 và những biến động địa chính trị đã tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, người dân. Với vai trò và trách nhiệm được giao, Bộ Tài chính đã chủ động nghiên cứu, đề xuất, trình cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền nhiều giải pháp trong lĩnh vực tài chính, trong đó, chính sách tài khóa đã được mở rộng có trọng tâm trọng điểm với các mức độ khác nhau tùy thuộc điều hành vĩ mô và tình hình thực tế.
Theo Bộ Tài chính, trong điều hành, căn cứ vào các tình hình thực tế, Bộ Tài chính sẽ chủ động nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền quyết định các giải pháp chính sách tài khóa chủ động, tích cực để cùng với chính sách hỗ trợ và các chính sách vĩ mô khác góp phần hỗ trợ kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đưa đất nước thực sự bước vào kỷ nguyên mới. |
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng, việc thực hiện đồng bộ các chính sách gia hạn, giảm thuế, phí với tổng quy mô các giải pháp hỗ trợ trong giai đoạn 2020-2024 gần 900 nghìn tỷ đồng, đã giúp DN, người dân tháo gỡ khó khăn, đặc biệt là thanh khoản tài chính để duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiều chính sách an sinh xã hội đã được triển khai thực hiện như: chi đầu tư phát triển trong chương trình phục hồi sau dịch Covid-19, chi cho các lĩnh vực ưu tiên về y tế; an sinh xã hội, lao động, việc làm; hỗ trợ DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng...
Để đảm bảo cân đối NSNN, cả nước đã triệt để thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên, chưa thực hiện cải cách tiền lương năm 2020-2022, quản lý chặt chẽ các nguồn thu… Nhờ vậy, bội chi NSNN được kiểm soát chặt chẽ, bình quân các năm 2021-2023 là 3% GDP, năm 2024 ước khoảng 3,4% GDP trong phạm vi Quốc hội cho phép.
Cũng theo Thứ trưởng Võ Thành Hưng, việc triển khai chính sách tài khóa mở rộng từ năm 2020 đến năm 2024 đã tác động tích cực, giúp nền kinh tế phục hồi và bước vào quỹ đạo trăng trưởng cao. Tuy nhiên, nền kinh tế cũng phải đối mặt với áp lực kiểm soát lạm phát. Vì vậy, chính sách tài khóa trong năm tới dự kiến sẽ cơ bản chuyển về trạng thái bình thường.
Chính phủ đang giao Bộ Tài chính rà soát, báo cáo Quốc hội sửa đổi, bổ sung nhiều Luật thuế, trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung 7 luật có liên quan đến tài chính – NSNN. Tất cả nhằm triệt để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về thể chế cho các cơ quan, đơn vị, DN và người dân thực hiện các hoạt động thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Đồng thời, tiếp tục ưu tiên nguồn lực trong chi đầu tư phát triển (dự toán năm 2025 bố trí chi khoảng 31% tổng chi NSNN, cao hơn mục tiêu 5 năm là 28-29%) trong bối cảnh vẫn phải đảm bảo nguồn cải cách tiền lương, các chính sách an sinh xã hội đã ban hành, giữ an ninh an toàn tài chính thông qua kiểm soát tốt bội chi và nợ công.
Phù hợp với bối cảnh thực trạng nền kinh tế
Nhận định về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, trong thực tế, việc đẩy mạnh hoạt động tài trợ của NSNN cho quá trình hồi phục, phát triển kinh tế đã và đang là yếu tố rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, người dân nói riêng, đối với nền kinh tế nói chung.
“Tuy nhiên, đứng về một phương diện nào đó, chúng ta cũng phải nhìn thấy rằng, việc tài trợ một cách rất mạnh mẽ của NSNN trong thời gian vừa qua cũng gây khó khăn cho hoạt động cân đối ngân sách cũng như đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của NSNN, dẫn đến thâm hụt ngân sách tăng. Vì thế, tôi cho rằng đã đến lúc chúng ta cần xem xét một cách toàn diện về chính sách hỗ trợ cho quá trình hồi phục và phát triển kinh tế theo nghĩa: nền kinh tế đã có sự hồi phục, đã hoạt động bình thường trở lại thì chúng ta cũng nên áp dụng các cơ chế bình thường”, chuyên gia Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.
Theo TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam, định hướng cân nhắc lại chính sách tài khoá mở rộng, quay lại chính sách tài khoá bình thường là hợp lý xét trên bối cảnh thực trạng của nền kinh tế hiện nay. Các chương trình hỗ trợ trên diện rộng nên được cân nhắc cho dừng lại hoặc thu hẹp về quy mô hay giảm về cường độ.
“Trong những năm vừa qua, tăng trưởng kinh tế được hỗ trợ rất lớn bởi nguồn lực từ NSNN. Điều đó cần thiết để giúp nền kinh tế vượt qua giai đoạn khủng hoảng, phục hồi và tăng trưởng trở lại. Nhưng nếu cứ tiếp tục kéo dài thì sẽ ảnh hưởng đến các nguyên tắc lành mạnh, tính bền vững của NSNN cũng như kỷ luật về ngân sách”, TS. Lê Duy Bình nhấn mạnh.
Theo chuyên gia này, việc giảm bớt, thu hẹp hay giảm cường độ của các chương trình hỗ trợ tài khoá sẽ buộc nền kinh tế quay trở lại các kỷ luật cũng như cơ chế vận hành bình thường của thị trường, đóng góp cho ổn định các cân đối vĩ mô liên quan tới NSNN, đồng thời đảm bảo tính phù hợp với thông lệ quốc tế về chính sách tài khoá và giảm các nguy cơ cho các DN xét từ góc độ rủi ro bị kiện về chống bán phá giá.
Tin liên quan
Thúc đẩy công khai ngân sách cấp huyện
08:13 | 24/11/2024 Tài chính
36 tỷ USD kinh tế internet
18:46 | 23/11/2024 Người quan sát
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Vắng bóng các thương vụ "khủng", thị trường IPO ảm đạm nhất trong 9 năm qua
09:17 | 24/11/2024 Tài chính
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
16:14 | 23/11/2024 Tài chính
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
15:13 | 23/11/2024 Tài chính
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
16:42 | 22/11/2024 Tài chính
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan Quảng Ngãi phối hợp xác minh ma túy trôi dạt vào bờ biển
Vĩnh Phúc gỡ rào cản để xanh hóa nền kinh tế
Cảnh sát biển phát hiện 2 tàu cá sang mạn 85.000 lít dầu DO trái phép trên biển
Nhiều điểm mới trong chính sách quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu
Đáp ứng tiêu chuẩn tái chế- giảm phát thải, tăng tính cạnh tranh
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics