Đường sắt đang ở thế "ngàn cân treo sợi tóc”
Thiếu sự kết nối
Hiện cả nước có mạng lưới đường sắt với chiều dài 3.143 km, trong đó có 2.632 km đường sắt chính tuyến, cơ bản vẫn chỉ gồm 1 trục Bắc – Nam và 6 tuyến ở phía Bắc. Có thể nói, hạ tầng đường sắt Việt Nam đang lạc hậu. Đường sắt vẫn là khổ 1m mà trong khi đó hầu hết các nước trên thế giới không còn dùng nữa. Tốc độ đường sắt Việt Nam chỉ khoảng 50-60 km/giờ đối với tàu hàng, còn tàu khách thì cố gắng để đạt 80-90 km/giờ. Trong khi đó thì đường sắt ở các nước tiên tiến trên thế giới trung bình khoảng 150-200 km/giờ, đó là chưa kể đường sắt cao tốc trên 300 km/giờ và siêu cao tốc có thể đến hơn 500 km/giờ.
Đặc biệt, mạng lưới đường sắt Việt Nam chưa có được sự kết nối đồng bộ với các phương thức vận tải khác nhau như cảng hàng không, sân bay, cảng biển lớn. Đồng thời, cũng chưa có sự kết nối liên vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên, chưa thực sự đóng góp nhiều cho phát triển kinh tế trong thời gian gần đây.
Theo Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng, ở nước ta vận tải đường sắt có lịch sử hình thành lâu đời, có vai trò quan trọng vì có khả năng kết nối giữa các phương tiện vận tải khác nhau để hình thành vận tải đa phương thức. Tuy nhiên, mạng lưới đường sắt hiện chưa được quan tâm thích đáng, trong đó mạng lưới đường sắt quốc gia hầu như chưa phát triển thêm được về chiều dài và năng lực, có sự tụt hậu so với vận tải đường bộ và hàng không.
Phân tích về nguyên nhân vì sao hệ thống đường sắt Việt Nam vẫn chưa có sự phát triển tương xứng, GS.TSKH Lã Ngọc Khuê, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho biết, sau gần nửa thế kỷ bị lãng quên trên bàn cờ đầu tư, làm cho toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất của ngành đường sắt từ hạ tầng, tới phương tiện trang thiết bị, xuống cấp nặng nề. Trong khi các ngành vận tải khác lại được đầu tư rất lớn với nhiều nguồn lực đa dạng từ ngân sách, từ các nguồn ODA và xã hội hóa, khiến cho cơ sở vật chất kỹ thuật cùng với năng lực quản lý điều hành của các ngành vận tải đó không ngừng được mở mang, đổi mới.
GS.TSKH Lã Ngọc Khuê cho rằng, đường sắt đang bị tụt hậu. Bởi suốt nhiều thập kỷ, tỷ lệ đầu tư cho đường sắt không vượt qua 3% tổng chi ngân sách dành cho hạ tầng giao thông vận tải. Gần nửa thế kỷ qua, coi như không một đoạn đường sắt nào được làm mới. Trong khi đó, ngành đường bộ và hàng không, đã tiến sát mức hiện đại của các quốc gia trong khu vực và thế giới. Sự bất cân đối đó đã đẩy đường sắt lún sâu vào thế chân tường, đánh mất khả năng cạnh tranh, trong khi tình hình dịch bệnh lại hết sức nặng nề. Họa vô đơn chí, đường sắt lâm vào thế "ngàn cân treo sợi tóc".
Suốt nhiều thập kỷ, tỷ lệ đầu tư cho đường sắt không vượt qua 3% tổng chi ngân sách dành cho hạ tầng giao thông vận tải. Ảnh: Internet. |
Ưu tiên tuyến đường sắt tốc độ cao
Báo cáo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 – 2030 đặt mục tiêu, đến năm 2030 sẽ phát triển mạng lưới đường sắt quốc gia đáp ứng nhu cầu vận chuyển 11,8 – 13,9 triệu tấn hàng hóa, 22 – 25 triệu hành khách. Tập trung nâng cấp, cải tạo, bảo đảm an toàn các tuyến đường sắt hiện đang khai thác, trong đó ưu tiên các tuyến Hà Nội – TP Hồ Chí Minh, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Hải Phòng, đường sắt kết nối cảng biển. Trong thời kỳ này cũng sẽ hoàn thành giai đoạn chuẩn bị đầu tư và tiến hành xây dựng các đoạn ưu tiên trên tuyến đường sắt tốc độ cao Hà Nội – TP Hồ Chí Minh (Hà Nội – Vinh; TP Hồ Chí Minh – Nha Trang).
So với các quy hoạch trước, Báo cáo này bổ sung phương án phối hợp đầu tư cảng cạn kết nối với tuyến, ga đường sắt; xem xét thêm phương án kết nối đường sắt Việt Nam – Campuchia qua cửa khẩu Mộc Bài; điều chỉnh một số nội dung tại các khu đầu mối Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
Chính vì vậy, theo ông Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Hội đồng quản lý Viện Nghiên cứu quy hoạch và phát triển, cần ưu tiên phát triển đường sắt điện khí hóa, đường đôi khổ tiêu chuẩn 1435mm lưỡng dụng, vận tốc khai thác trung bình khoảng 150km/h đối với vận tải hàng hóa và vận tốc khai thác trung bình khoảng 100km/h đối với vận tải hàng hóa và vận chuyển container đối với trục tuyến Bắc Nam Hà Nội – TP Hồ Chí Minh kéo dài thêm các tuyến đến Lạng Sơn, Hải Phòng ở phía Bắc và đến Cần Thơ ở phía Nam.
Dự phòng đất hai bên tuyến Bắc – Nam để phát triển tầu cao tốc hoặc siêu cao tốc khi có nhu cầu và có khả năng cạnh tranh với vận tải hành khách đường bộ và hàng không. Bên cạnh đó có các tuyến chuyên dụng tàu hàng nối với các cảng biển quốc tế như Lạch Huyện ở Hải Phòng, Thị Vải ở Vũng Tàu, kết nối với các chân hàng hóa container để giảm tải cho đường bộ, giảm tắc nghẽn đô thị, giảm tai nạn giao thông, giảm chi phí logistics, năng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam khi ra thế giới.
Tin liên quan
Sớm khởi công nhà máy lớn, cụ thể hoá chuỗi sản xuất toàn cầu tại HANSSIP
17:01 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quỹ Hỗ trợ đầu tư mang lại lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp
11:12 | 15/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam SuperPort™ ký hợp tác phát triển hạ tầng logistics đường sắt
12:50 | 08/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics