Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
Hợp tác đầu tư trong sản xuất và kinh doanh chip bán dẫn, linh kiện điện tử |
Chip bán dẫn là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Hàn Quốc. Mặt hàng này đã chứng kiến thị phần xuất khẩu sang Trung Quốc giảm xuống dưới ngưỡng 40% lần đầu tiên sau 12 năm. |
Số liệu thống kê cho biết trong quý 3/2024, xuất khẩu của Hàn Quốc đã giảm 0,4% so với quý trước đó, khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ dừng ở 0,1%. Tỷ trọng xuất khẩu chất bán dẫn sang Trung Quốc giảm được coi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.
Số liệu thống kê xuất nhập khẩu của Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc (KITA) cho biết trong giai đoạn từ tháng 1-9/2024, xuất khẩu chip bán dẫn sang Trung Quốc chiếm 37,9% tổng xuất khẩu trong lĩnh vực này của Hàn Quốc. Hàn Quốc duy trì tỷ trọng trên 40% về xuất khẩu chip bán dẫn sang Trung Quốc đến tháng 5/2024. Trước đó, tỷ trọng xuất khẩu của lĩnh vực này năm 2022 là 51,4% và năm 2023 là 44,7%.
Trong 10 năm qua, xuất khẩu chip bán dẫn của Hàn Quốc sang Trung Quốc luôn ở mức 50% và chưa bao giờ giảm xuống dưới 40%. Tỷ trọng này rớt xuống mức 37,7% vào năm 2012, trong thời kỳ suy thoái ngành bán dẫn.
Nguyên nhân khiến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang Trung Quốc chậm lại là do tình hình sức khỏe chưa được như kỳ vọng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Một quan chức của tập đoàn bán dẫn Hàn Quốc cho biết, hầu hết bộ nhớ chính được xuất từ Hàn Quốc sang Trung Quốc là dành cho công nghệ thông tin (IT), tập trung vào thiết bị di động. Tuy nhiên, do tình hình sức khỏe của kinh tế Trung Quốc nên mức tiêu thụ điện thoại thông minh và máy tính để bàn (PC) cũng bị đóng băng.
Rủi ro lớn nhất đối với ngành bán dẫn Hàn Quốc trong trung và dài hạn là việc Trung Quốc tăng cường khả năng độc lập do phải ứng phó với các biện pháp hạn chế từ Mỹ. Với căng thẳng thương mại Mỹ-Trung gia tăng, Chính phủ Trung Quốc đầu tư mạnh mẽ vào ngành công nghiệp bán dẫn truyền thống sau khi chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump áp đặt các biện pháp ứng phó đối với tập đoàn Huawei vào năm 2019. Theo công ty nghiên cứu thị trường bán dẫn Trend Force, thị phần năng lực sản xuất DRAM toàn cầu trên nền tảng wafer của Trung Quốc đã tăng từ 4% vào năm 2022 lên 11% trong năm 2023. Ngân hàng Morgan Stanley dự đoán tỷ lệ này sẽ đạt 16% vào năm tới.
Khi việc sản xuất chip tiên tiến gặp trở ngại do lệnh trừng phạt của Mỹ, công ty SMIC của Trung Quốc đã thành công trong việc sản xuất chip 7 nanomet được cài đặt trong mẫu điện thoại thông minh (smartphone) hàng đầu của Huawei “Mate 60 Pro” ra mắt năm 2023 theo quy trình cũ. Trong dòng “Pura 70” được Huawei ra mắt năm nay, hơn 90% linh kiện, ngoại trừ camera, được sản xuất tại Trung Quốc.
Việc các công ty Trung Quốc gia tăng thị phần nguồn cung chất bán dẫn truyền thống là một yếu tố khiến giá mặt hàng này giảm. Samsung Electronics cho biết kết quả kinh doanh của hãng đã bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng nguồn cung sản phẩm truyền thống từ các công ty chip bán dẫn Trung Quốc.
Giám đốc Viện nghiên cứu tài chính và kinh tế Trung Quốc Jeon Byeong-seo nhận định tác động đối với ngành bán dẫn của Hàn Quốc sẽ tăng nhanh trong tương lai bởi 20 trong số 40 nhà máy bán dẫn đang hoạt động trên thế giới được xây dựng ở Trung Quốc. Giới chuyên gia cho rằng Hàn Quốc cần tập trung vào các lĩnh vực có giá trị gia tăng cao như chất bán dẫn AI để tồn tại, khi Trung Quốc làm chủ trong tự cung chất bán dẫn truyền thống và chuyển từ vai trò nhập khẩu sang xuất khẩu và khi các quy định nhằm hạn chế Trung Quốc của Mỹ đang ngày càng được siết chặt hơn.
Tin liên quan
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
7 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô
09:24 | 31/10/2024 Xuất nhập khẩu
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Anh đạt thỏa thuận hợp tác trong vấn đề cạnh tranh
09:50 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bầu cử Mỹ, xung đột Trung Đông đẩy giá vàng lên đỉnh mới
09:49 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nhật Bản gặp khó trong việc phổ cập số hóa cho người cao tuổi
15:00 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nga hoan nghênh thỏa thuận rút quân giữa Ấn Độ và Trung Quốc
08:25 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bài toán kinh tế của tân Tổng thống Indonesia
07:50 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
Hải quan Đồng Nai: Cục trưởng trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với doanh nghiệp hàng tháng
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
Hải quan Bình Dương: Gỡ vướng cho DN trong XNK hóa chất, tiền chất công nghiệp
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK