Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Những xu hướng mới để chuyển đổi số trong doanh nghiệp Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh- nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Lưu ý doanh nghiệp khi chuyển đổi xanh, chuyển đổi số |
Chi phí đầu tư là thách thức số một trong chuyển đổi số của doanh nghiệp. Ảnh minh họa:ST |
Doanh nghiệp cần những gì trực diện nhất
Trải qua nhiều thập kỷ, Việt Nam đã vươn mình trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, với dự báo quy mô nền kinh tế sẽ đạt mốc 760 tỷ USD vào năm 2030. Hiện, Việt Nam nằm trong top 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới xét về GDP và top 20 nếu xét về thương mại, thu nhập bình quân đầu người tăng 43 lần từ 100 USD lên 4.300 USD như hiện nay.
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế mới Việt Nam 2024, ông Tim Evans, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam khẳng định, suốt nhiều năm, FDI vẫn luôn là một trong những động lực quan trọng trong sự tăng trưởng vượt bậc trên, chiếm 4-6% GDP hàng năm. Tuy nhiên, câu chuyện về sự tăng trưởng của Việt Nam không chỉ đơn giản xoay quanh thu hút FDI và xuất khẩu.
PGS.TS Phan Đăng Tuất, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI): Đúng là chuyện chuyển đổi số, chuyển đổi xanh rất quan trọng, nhưng đang có xu hướng doanh nghiệp lo sợ quá nên làm cho có hoặc làm để thoả mãn rằng mình đang theo kịp thời cuộc. |
Theo ông Tim Evans, gần đây kinh tế Việt Nam đã có những động lực mới xuất hiện, tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng của Việt Nam lên một tầm cao mới. Đó là sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo, máy học và khoa học người máy, điều này đã thay đổi hoàn toàn diện mạo nhiều ngành nghề, từ y tế đến sản xuất và kể cả ngành ngân hàng.
Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp các nhà đầu tư nước ngoài (VAFIE) cũng cho rằng, bối cảnh mới đòi hỏi cấp bách về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số. “Chỉ có con đường đó mới giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, vươn lên phát triển bền vững và hội nhập thành công với xu hướng toàn cầu. Tuy nhiên, nếu các vướng mắc, rào cản pháp lý không kịp tháo gỡ sẽ "chôn chân" doanh nghiệp trước các cơ hội, thách thức mới. Vì vậy, làm gì và làm thế nào để chuyển đổi số thành công, từ đó gia tăng kết nối với các doanh nghiệp FDI lại đang là một câu hỏi lớn đối với nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Phó Chủ tịch VAFIE nhấn mạnh.
Chia sẻ từ cộng đồng doanh nghiệp cũng cho thấy, nội lực của doanh nghiệp vẫn yếu và còn tồn tại nhiều vướng mắc, rào cản pháp lý kìm hãm doanh nghiệp đến với các cơ hội phát triển mới. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, trong một thời gian dài, câu hỏi làm thế nào để chuyển đổi số thành công của rất nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có lời giải chính xác.
Theo PGS.TS Phan Đăng Tuất, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI), không nên chỉ tập trung đến những mục tiêu “đẹp đẽ” trong nỗ lực theo đuổi các tiêu chí kinh tế số, kinh tế xanh mà bỏ quên những nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp trong nước, trong đó bao gồm cả những doanh nghiệp hỗ trợ.
“Điều quan trọng là các doanh nghiệp sản xuất ứng dụng AI, số, xanh như thế nào để hàng hoá có cơ hội cạnh tranh? Theo tôi, doanh nghiệp cần những gì trực diện nhất đối với sự sinh tồn của họ. AI, xanh, số cần thời gian để ‘vào’ doanh nghiệp và ‘vào’ với lộ trình khả dĩ nhất để chống lại rủi ro. Doanh nghiệp không nhìn câu chuyện theo hướng vĩ mô như chuyên gia, mà quan tâm tới những yếu tố trực diện ảnh hưởng khả năng sinh tồn của họ. Những yếu tố phát triển xanh, phát triển bền vững nên được tích hợp theo một lộ trình khả dĩ nhất, để giúp doanh nghiệp chống lại những rủi ro có thể xảy ra”, PGS.TS. Phan Đăng Tuất phân tích.
Để giúp cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đối phó những thách thức trên, Chủ tịch VASI đề xuất các chuyên gia thành lập nhóm tư vấn độc lập cho 2 đối tượng doanh nghiệp là nhỏ và vừa, lớn, vạch ra lộ trình chi tiết, trong đó có thể ứng dụng yếu tố phát triển bền vững và chuyển đổi số như trí tuệ nhân tạo để tạo lợi thế cạnh tranh.
Cải cách thể chế để thu hút đầu tư vào công nghệ số
Theo các chuyên gia kinh tế, cho đến nay, việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động quản trị doanh nghiệp cũng như sản xuất - kinh doanh - phân phối còn rất nhiều hạn chế. Thậm chí, nhiều chủ doanh nghiệp hiện vẫn chưa nhận thức đầy đủ vai trò của công nghệ trong bối cảnh nền kinh tế số với áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Cho biết rõ hơn về vấn đề này, ông Đỗ Tiến Thịnh, Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC), dự báo năm 2030, giá trị tác động kinh tế hàng năm của công nghệ số tại Việt Nam có thể đạt đến khoảng 74 tỷ USD. Riêng lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm của Việt Nam có thể chiếm khoảng 17% cơ hội phát triển kinh tế mà các công nghệ số mang lại. Dù vậy, AI cũng mang đến một số thách thức cho nền kinh tế và mỗi doanh nghiệp, như: sự biến mất hoặc suy giảm mạnh của nhiều ngành, lĩnh vực kinh doanh; AI sẽ thay thế rất nhiều lập trình viên, giáo viên, diễn viên, nhân viên marketing, kỹ sư, tổng đài viên...; sự cạnh tranh gay gắt theo mức độ ứng dụng AI trong sản phẩm, dịch vụ.
“Không có một chiến lược AI nào có thể phù hợp với tất cả các quốc gia, nền kinh tế cũng như cho mỗi doanh nghiệp, nhưng công thức cơ bản để thành công là chủ động đầu tư vào cơ sở hạ tầng đám mây, nghiên cứu ứng dụng AI, cũng như phát triển dữ liệu. Vì vậy, cần nắm được xu hướng mất đi hoặc hình thành ngành, lĩnh vực mới do AI tác động; cần xác định những khâu, quy trình có thể ứng dụng AI để tăng năng lực cạnh tranh, giảm giá thành; lan tỏa lợi ích AI, thúc đẩy ứng dụng AI trong doanh nghiệp, người dân, khu vực công...”, ông Đỗ Tiến Thịnh cho biết thêm.
Kết quả khảo sát mới đây do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và USAID thực hiện, 60,1% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng chi phí đầu tư là thách thức số một trong chuyển đổi số. Vì vậy, theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, cần sớm có cơ chế, chính sách để thu hút nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế số, kinh tế xanh và tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng… Có chính sách, giải pháp đột phá phát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ trong bối cảnh mới; ưu tiên thích đáng phát triển AI, an ninh mạng và lựa chọn mô hình phát triển công nghiệp bán dẫn phù hợp…
Bên cạnh đó, Nhà nước cần hoàn thiện khung chính sách, cơ chế thử nghiệp (sandbox) cho phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và các mô hình kinh doanh mới; quan tâm phát triển thị trường tài chính, nhất là thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường cổ phiếu, quỹ đầu tư, thị trường vốn đầu tư mạo hiểm; thị trường phái sinh và thị trường tín chỉ carbon.
Đại diện VAFIE kiến nghị, Nhà nước vừa có chức năng dẫn dắt doanh nghiệp chuyển đổi số, vừa tạo ra hệ sinh thái để khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi số. Do đó cần nhanh chóng xây dựng đồng bộ thể chế, luật pháp, chính sách kinh tế số, sửa đổi, bổ sung quy định đối với các ngành kinh doanh mới như thương mại điện tử, tài chính số, ngân hàng số. Đồng thời, cải cách thể chế để thu hút đầu tư vào công nghệ số theo hướng tạo thuận lợi tối đa cho các hoạt động góp vốn, mua cổ phần, mua bán sáp nhập doanh nghiệp công nghệ số. Tạo môi trường thuận lợi để đẩy mạnh chuyển đổi số, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Đặc biệt, cần cải cách thủ tục hành chính để các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa dễ dàng tiếp cận các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp, tín dụng ưu đãi chuyển đổi số, thành lập thêm một số quỹ hỗ trợ chuyên ngành như công nghệ thông tin, công nghệ bán dẫn, AI, công nghệ hỗ trợ để doanh nghiệp nhất là SMEs, startup có điều kiện ứng dụng công nghệ mới, đào tạo nhân lực chất lượng, đổi mới quản trị doanh nghiệp. Khuyến khích thành lập các công ty tư vấn công nghệ, dịch vụ chuyển đổi số để hỗ trợ doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện chuyển sang doanh nghiệp số với chi phí hợp lý cho từng gói dịch vụ. Tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho công cuộc chuyển đổi số.
TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh: Doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm cơ hội Thế giới đang đổi thay mạnh mẽ cùng nhiều xu hướng lớn, một thế giới của tư duy mới về phát triển như từ "tăng trưởng kinh tế" sang "phát triển bền vững, bao trùm"; từ "kinh tế Nâu" sang "kinh tế Xanh"; từ "kinh tế Tuyến tính" sang "kinh tế Tuần hoàn"… Do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tìm kiếm cơ hội; chấp nhận cạnh tranh cùng kết nối với đối tác giỏi nhằm học hỏi và chia sẻ; chuyển động cùng Cách mạng công nghiệp 4.0; đối thoại và ứng xử theo luật (đảm bảo hợp đồng kinh doanh và bảo vệ quyền lợi); huy động vốn trong một thị trường tài chính đa dạng, phức hợp, tinh xảo. Đồng hành cùng Chính phủ để nắm bắt chính sách, cải cách; thực hiện trách nhiệm xã hội, môi trường; quản trị bất định, rủi ro. Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương: Cần nhà nước "mở đường" Để giảm giá thành sản xuất, gia tăng sức cạnh tranh cũng như tận dụng được cơ hội doanh nghiệp cần tham gia nhiều hơn vào chuyển đổi số, nhất là chuyển đổi số trong thương mại nói riêng. Muốn làm được điều này, bên cạnh tự thân doanh nghiệp thì rất cần nhà nước tạo ra hệ sinh thái để khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi số và thực hiện hiệu quả chức năng dẫn dắt doanh nghiệp thực hiện. Bởi nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi số trong thương mại, các mô hình kinh doanh trên nền tảng số của doanh nghiệp khó có thể khả thi hoặc bền vững nếu tư duy quản lý nhà nước vẫn theo cách tiếp cận quản lý ngành nghề truyền thống và/hoặc phương thức quản trị rủi ro truyền thống. Do đó, Chính phủ cần tạo thuận lợi về chính sách cũng như cải thiện hạ tầng số để cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người tiêu dùng giảm thiểu rủi ro đối với hoạt động trên môi trường mạng, từ đó cải thiện niềm tin đối với các hoạt động tạo giá trị gia tăng gắn liền với chuyển đổi số trong thương mại, hướng tới thương mại số. Cùng với đó là hoàn thiện thể chế phục vụ cho hoạt động chuyển đổi số trong thương mại ở cả hệ thống cơ quan quản lý thương mại và doanh nghiệp. Mặt khác, cần tăng cường hiệu lực bảo vệ sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp và các cá nhân thực hiện cung ứng hàng hóa và dịch vụ trên nền tảng số, bao gồm cả các giao dịch xuyên biên giới. Cuối cùng, cần phát huy trách nhiệm môi trường - xã hội - quản trị (ESG) của doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi số trong thương mại. Ông Lê Hồng Việt, Tổng giám đốc Công ty TNHH FPT Smart Cloud: AI có thể giúp doanh nghiệp thoát khỏi vùng an toàn Theo báo cáo của Tập đoàn công nghệ IBM, AI giúp 35% doanh nghiệp tăng tối thiểu 5% doanh thu, có những đơn vị chạm mốc 20%. AI giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, rút ngắn tốc độ ra quyết định và cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Điều này giúp các doanh nghiệp Việt có thể đạt được những bước nhảy vọt về năng suất lao động để thoát khỏi "bẫy" thu nhập trung bình và có thể thoát khỏi vùng an toàn, khai phá những lĩnh vực kinh doanh mới nhờ ứng dụng AI. Quy mô và số lượng giao dịch tăng vọt của nền kinh tế số tạo ra số lượng dữ liệu khổng lồ, điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần có một nền tảng linh hoạt để lưu trữ, xử lý dữ liệu, một công cụ mạnh mẽ để khai thác dữ liệu. Trí tuệ nhân tạo (AI) là một trong những lời giải hàng đầu để giải quyết bài toán này. Để phát triển AI, việc đầu tư nghiên cứu và tự chủ về chip bán dẫn là một "vấn đề nóng" giữa các quốc gia. Việt Nam đã và đang xây dựng dự thảo Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2035. Việt Nam tuy đi sau nhưng có những lợi thế về chính trị - địa lý, chiến lược và chính sách hỗ trợ Chính phủ cùng với sự đồng hành, quyết tâm cao của những tập đoàn công nghệ hàng đầu như FPT. Đây là cơ hội cho Việt Nam vươn lên đón đầu làn sóng sau các “đầu tầu” bán dẫn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)… Bà Trần Thúy Ngọc, Phó Tổng giám đốc thường trực Deloitte Việt Nam: Xu hướng không thể đảo ngược Trên phạm vi toàn cầu, chi tiêu cho chuyển đổi số và chuyển đổi xanh đang chậm lại do nhà đầu tư lo ngại về việc “tẩy xanh”. Tuy nhiên, đây chỉ là sự gián đoạn nhất thời. Trong dài hạn, xu hướng chuyển đổi xanh và chuyển đổi số là không thể đảo ngược. Song, chuyển đổi xanh và chuyển đổi số tại Việt Nam hiện nay rất thách thức; rào cản lớn ngay từ khâu nhận thức của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trước tiên, cần phát triển nguồn tri thức trẻ, tri thức số. Hiện nay, rất nhiều người trẻ Việt Nam đang làm việc cho các công ty công nghệ nước ngoài. Vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược thu hút lực lượng lao động này về làm việc cho các công ty Việt Nam. Bên cạnh đó, để phát triển bền vững, Việt Nam vẫn phải tập trung vào nghiên cứu phát triển (R&D), vì nếu không, chúng ta sẽ không có công nghệ cốt lõi, bị lệ thuộc vào công nghệ của các nước khác. Xuân Thảo (ghi) |
Tin liên quan
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
16:14 | 23/11/2024 Tài chính
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
15:13 | 23/11/2024 Tài chính
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
12:09 | 23/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
16:06 | 23/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Mạnh tới 398 mã lực Range Rover Velar 2024 có giá từ 3,7 tỷ đồng
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics