Còn áp lực lên mặt bằng giá, phấn đấu CPI bình quân không vượt quá 4%
Quyết liệt trong điều hành giá, giảm áp lực lên lạm phát Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Đảm bảo hài hòa lợi ích trong điều hành giá mặt hàng thiết yếu |
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc chủ trì cuộc họp. Ảnh: Khánh Huyền |
Sức ép gia tăng nếu cung tiền không được kiểm soát hợp lý
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo giá về đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá 10 tháng năm 2024 và định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại của năm 2024 vào ngày 30/10/2024, ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, mặt bằng giá thị trường trong nước biến động theo quy luật tăng cao vào tháng Tết đầu năm sau đó giảm và tương đổi ổn định trong các tháng tiếp theo.
Cụ thể, so với tháng 12/2023, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2024 tăng 2,18% và so với cùng kỳ năm trước tăng 2,63%. Bình quân 9 tháng năm 2024, CPI tăng 3,88% so với cùng kỳ 2023.
Báo cáo của Bộ Tài chính tại cuộc họp cho biết, vẫn còn một số yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá trong những tháng còn lại của năm 2024.
Chẳng hạn, việc thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ do Nhà nước quản lý theo hướng tính đúng, tính đủ các yếu tố, chi phí sẽ tác động làm tăng CPI.
Trong đó, trong 3 tháng cuối năm 2024, mức biến động của chỉ số giá điện sinh hoạt sẽ vừa chịu tác động từ việc điều chỉnh giá bán điện vào ngày 11/10/2024 vừa phụ thuộc vào lượng tiêu thụ điện có thể làm tăng giá điện tính trên tổng doanh thu và sản lượng tiêu thụ.
Giá các mặt hàng nhóm nhiên liệu năng lượng trên thị trường thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, có thể biến động theo xu hướng tăng.
Theo Bộ Xây dựng, giá cát, đá, nhựa đường có xu hướng tăng do nhu cầu xây dựng vào những tháng cuối năm tăng cao, nguồn khai thác tự nhiên hạn chế, đặc biệt là giá cát.
Ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) báo cáo tại cuộc họp. Ảnh: Khánh Huyền |
Ngoài ra, các gói kích cầu, hạ mặt bằng lãi suất cho vay, mở rộng tín dụng, đẩy mạnh đầu tư công giúp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế nhưng cũng có thể tạo sức ép lên mặt bằng giá nếu nguồn cung tiền không được kiểm soát hợp lý…
Cũng theo ước tính của Bộ Tài chính, nếu giả định CPI các tháng còn lại tăng đều một tỷ lệ như nhau so với tháng trước thì trong 3 tháng còn lại của năm 2024, CPI mỗi tháng còn dư địa tăng khoảng 0,98-1,95% để đảm bảo kiểm soát lạm phát bình quân năm 2024 trong khoảng 4,0-4,5% theo mục tiêu đề ra. |
Trên cơ sở mục tiêu kiểm soát CPI bình quân cả năm ở mức 4-4,5%; tổng hợp thông tin và cập nhật dự báo xu hướng giá các mặt hàng quan trọng thiết yếu kết hợp với kịch bản điều chỉnh giá dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, giá điện tác động đến mặt bằng giá những tháng còn lại năm 2024, Bộ Tài chính cập nhật 2 kịch bản lạm phát bình quân năm 2024.
Theo đó, kịch bản 1, dự báo CPI bình quân năm 2024 tăng khoảng 3,7% so với năm 2023. Kịch bản 2, dự báo CPI bình quân năm 2024 tăng khoảng 3,92% so với năm 2023.
Tổng cục Thống kê dự báo CPI bình quân trong khoảng 3,7-3,9%. Ngân hàng nhà nước Việt Nam dự báo lạm phát bình quân năm 2024 tăng trong khoảng 3,8-4%.
Phấn đấu CPI bình quân không vượt quá 4%
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá đã yêu cầu phấn đấu đến hết năm 2024, CPI bình quân không vượt quá 4%.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng nhấn mạnh, để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, vấn đề đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu là hết sức quan trọng.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc yêu cầu phấn đấu đến hết năm 2024, CPI bình quân không vượt quá 4%. Ảnh: Khánh Huyền |
Theo đề nghị của Bộ Tài chính, với công tác điều hành giá mặt hàng quan trọng, thiết yếu khác, các bộ, ngành, địa phương theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ động tổ chức theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý để có biện pháp điều hành phù hợp. Không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến, bất hợp lý. Đồng thời điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu đề ra phối hợp với chính sách tài khóa và các chính sách khác để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. |
Do đó, đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ ngành liên quan theo dõi sát diễn biến thị trường để sẵn sàng các giải pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa thiết yếu.
Đặc biệt là việc quản lý, điều hành giá, bảo đảm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ sắp tới, quan tâm đến các hộ nghèo, gia đình khó khăn; tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, quản lý tốt tỷ giá….
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng đề nghị các bộ ngành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi sát diễn biến các mặt hàng chiến lược trên thị trường thế giới, diễn biến tình hình thế giới có tác động đến thị trường trong nước để sẵn sàng các giải pháp, kịch bản quản lý, điều hành giá linh hoạt, hiệu quả.
Hơn nữa, tiếp tục rà soát để có lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ công và các mặt hàng do Nhà nước quản lý theo nguyên tắc thị trường, thực hiện đánh giá, tính toán kỹ tác động để tránh gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả, ảnh hưởng tới đời sống người dân, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng yêu cầu phải sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ, biện pháp điều tiết giá theo quy định của pháp luật về giá, kiểm soát, bình ổn thị trường.
Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển; thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống buôn lậu…
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cũng chỉ đạo tiếp tục rà soát, nghiên cứu toàn diện các quy định của pháp luật về giá và các văn bản hướng dẫn để đề xuất điều chỉnh, hoàn thiện nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác quản lý, điều hành giá...
Thực hiện công tác truyền thông, thông tin rộng rãi tới công chúng trước khi điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý để tránh thông tin không chính xác, gây hoang mang dư luận.
Tin liên quan
Sửa Luật Đầu tư công để trả lời câu hỏi "tại sao có tiền mà không làm được"
21:46 | 29/10/2024 Kinh tế
Chuyển quyền cho Chính phủ miễn, giảm, xử lý tiền phạt chậm nộp thuế là phù hợp
20:41 | 29/10/2024 Tài chính
Sẽ áp thuế GTGT đối với hàng hoá giá trị nhỏ
14:48 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách thuế bất động sản hướng đến quản lý chặt chẽ, chống lãng phí nguồn lực đất đai
20:29 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách tài khoá cần trở lại trạng thái bình thường trong giai đoạn mới
14:54 | 29/10/2024 Tài chính
Sửa đổi Luật Thuế GTGT: Không cho phép hoàn thuế với hàng tạm nhập tái xuất
14:45 | 29/10/2024 Tài chính
"Giá phân bón tăng giảm không do thuế"
14:39 | 29/10/2024 Tài chính
Dự án "1 luật sửa 7 luật": Tháo gỡ “điểm nghẽn” của nền kinh tế
11:12 | 29/10/2024 Tài chính
Tháo gỡ khó khăn mang tính "điểm nghẽn" của giải ngân đầu tư công
19:03 | 28/10/2024 Tài chính
Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình
18:52 | 28/10/2024 Tài chính
Gỡ nhiều điểm nghẽn trong chi thường xuyên để mua sắm tài sản, trang thiết bị
10:29 | 27/10/2024 Tài chính
Đảm bảo hài hòa lợi ích “3 nhà” khi áp thuế GTGT 5% với phân bón
07:02 | 27/10/2024 Tài chính
Phân cấp, phân quyền rõ ràng để thúc đẩy đầu tư công
15:59 | 26/10/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
NAPAS triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn hệ thống thông tin
9 tháng đầu năm, thị trường nước ngoài đóng góp gần 8.350 tỷ đồng cho Vinamilk
TKV: Doanh thu tháng 10 đạt 13.430 tỷ đồng bất chấp ảnh hưởng bão số 3
Phát triển khu thương mại tự do: 'Cú hích' để Đà Nẵng phát triển
Giá vàng tăng mạnh làm giảm nhu cầu vàng tại Việt Nam
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK