“Ngư ông đắc lợi” trong tranh chấp thương mại Nhật-Hàn
![]() |
Nếu nhìn thoáng qua, tranh chấp thương mại hiện nay giữa Seoul và Tokyo dường như xuất phát từ những mối quan hệ lịch sử giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, để hiểu đúng động cơ của Nhật Bản, chúng ta cần nhìn rộng hơn những vấn đề lịch sử này. Nhật Bản dường như lo ngại rằng nước này đang mất quyền kiểm soát đối với các nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất đồ công nghệ cao, đồng thời cũng quan ngại về những thay đổi trong cấu trúc an ninh do Mỹ đứng đầu ở Đông Bắc Á. Tokyo cho rằng Trung Quốc là gốc rễ của vấn đề và nghi ngờ việc Seoul tiếp cận với nước láng giềng chung của cả hai.
Nhật Bản cho rằng cuộc chiến thương mại đang leo thang giữa Trung Quốc và Mỹ là một khía cạnh của cuộc cạnh tranh lớn hơn trong khu vực với những tác động nghiêm trọng về kinh tế, chính trị và địa chính trị. Trong nhiều thế kỷ, Trung Quốc luôn là đối thủ của Nhật Bản, và do đó tranh cãi thương mại hiện nay giữa Seoul và Tokyo cũng là một phần quan trọng trong chiến lược của Nhật Bản nhằm ngăn chặn Trung Quốc thống trị khu vực Đông Bắc Á. Nhật Bản băn khoăn rằng liệu Hàn Quốc có còn đi theo cấu trúc an ninh do Mỹ đứng đầu hiện nay nữa hay không, hay có thể nước này đang xích lại quá gần Trung Quốc và thậm chí còn trở thành một đối tác ngầm ủng hộ những mục tiêu an ninh và địa chính trị tại khu vực của Trung Quốc. Quả thực là như vậy, "Tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Tiên" của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in bị Nhật Bản cho rằng về cơ bản chính là một chính sách ủng hộ Trung Quốc.
Nhật Bản luôn lo ngại Trung Quốc và Hàn Quốc về phe với nhau, vì vậy, tranh chấp thương mại Seoul-Tokyo gần đây có thể được hiểu là một nỗ lực của Nhật Bản nhằm củng cố cấu trúc an ninh do Mỹ đứng đầu, mà Nhật Bản có thể dựa vào đó để kiềm chế Trung Quốc, bằng cách buộc Hàn Quốc phải "tỉnh ngộ".
Tuy nhiên, trớ trêu là Bắc Kinh dường như sẽ được hưởng những lợi ích kinh tế và chiến lược từ tranh chấp thương mại Seoul-Tokyo, và từ sự thiếu hụt lòng tin đang ngày một lớn giữa Hàn Quốc và Mỹ. Trung Quốc chắc hẳn sẽ vui mừng khi Mỹ miễn cưỡng tìm cách hòa giải hai đồng minh quan trọng nhất của mình tại khu vực.
Nhiều người Hàn Quốc hiện cảm thấy rằng mối quan hệ kinh tế gần gũi hơn với Trung Quốc sẽ giúp thay thế các chuỗi cung ứng của Nhật Bản; thị trường của Trung Quốc có thể là cầu nối đưa hàng hóa xuất khẩu của Hàn Quốc tới những khu vực rộng lớn hơn ở châu Á, như Trung Á và vùng Viễn Đông Nga. Một số người cũng đề xuất tăng cường quan hệ an ninh gần gũi với Trung Quốc, bởi đôi khi Mỹ dường như đứng về phía Nhật Bản chứ không phải Hàn Quốc trong những tranh chấp hiện nay. Có thể thấy, ngoài sự cấp bách về mặt kinh tế, ở một số điểm, hoàn toàn có thể hiểu được việc Hàn Quốc lên kế hoạch tiếp tục phát triển mà không phải phụ thuộc vào Mỹ hay Nhật Bản, và thay vào đó tìm kiếm những sự thay thế cả trong lĩnh vực kinh tế và an ninh.
Tranh chấp thương mại hiện nay giữa Seoul và Tokyo khởi nguồn từ những vấn đề lịch sử đáng tiếc - những vấn đề tiếp tục gây ảnh hưởng xấu tới khu vực. Lo ngại Hàn Quốc xích lại gần Triều Tiên, và có khả năng là cả Trung Quốc, Nhật Bản đang sẵn sàng làm gián đoạn chuỗi cung ứng của khu vực, cho dù gây ra những tổn thất như thế nào về kinh tế, để nỗ lực đưa Hàn Quốc trở lại "hàng ngũ". Dù vậy, nỗ lực này chắc chắn sẽ phản tác dụng. Trung Quốc đã rất thành công trong việc tích cực vươn lên trên Mỹ và Nhật Bản, và Bắc Kinh hiện thu nhiều lợi ích từ tranh chấp thương mại Seoul-Tokyo hiện nay bằng việc đơn giản đứng lùi lại và quan sát những gì đang xảy ra.
Tin liên quan

Các tranh chấp thương mại ít được đưa ra tòa án quốc tế
09:25 | 09/07/2024 Kinh tế

Cơ hội giúp doanh nghiệp hợp tác “êm đẹp” sau tranh chấp
13:58 | 12/05/2023 Thị trường - Doanh nghiệp

Doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng phòng ngừa lừa đảo thương mại
20:12 | 23/08/2022 Thị trường - Doanh nghiệp

Ukraine không chấp nhận đứng ngoài đàm phán song phương Nga-Mỹ
10:40 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Ông Trump đề nghị áp dụng thuế quan "có đi có lại" với các đối tác thương mại
10:39 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Thị trường xe điện, xe hybrid tại Việt Nam dự kiến tăng 25-30%
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Các cường quốc châu Âu khẳng định phải tham gia đàm phán về Ukraine
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Canada tìm cách thương lượng với Mỹ về thuế quan
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

61 quốc gia thông qua tuyên bố chung về nhu cầu trí tuệ nhân tạo
11:51 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Liên minh châu Âu ra mắt sáng kiến InvesAI với nguồn vốn hơn 206 tỷ USD
11:48 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Trung Quốc và Anh hướng tới khôi phục đối thoại chiến lược
14:27 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu
10:13 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chuẩn bị công bố mức thuế 25% với thép và nhôm
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Điện Kremlin và Nhà Trắng chưa xác nhận cuộc điện đàm giữa lãnh đạo Nga-Mỹ
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Nga, Mỹ gấp rút chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Putin-Trump
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới

IMF đánh giá thận trọng về các biện pháp thuế quan của Mỹ
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Giá Đô la Mỹ trong nước tiếp tục biến động ngược chiều với giá thế giới

Công nghiệp, dịch vụ và tiêu dùng nội địa dẫn dắt tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2025

Cảnh sát biển quyết liệt phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển

3 kịch bản tác động của thuế đối ứng của Mỹ đối với xuất khẩu Việt Nam

Giá vàng trong nước tháng 6/2025 hạ nhiệt, giảm 1,27% so với tháng 5/2025

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics

Hải quan khu vực XX hướng dẫn doanh nghiệp quy định về ưu đãi đầu tư

Nửa đầu năm, quy mô kim ngạch qua Hải quan khu vực V xấp xỉ 100 tỷ đô

Giải quyết thủ tục hành chính thuế kịp thời đáp ứng yêu cầu chính quyền 2 cấp

Hải quan khu vực XIV: Đảm bảo duy trì hoạt động thông suốt

Công bố lãnh đạo chủ chốt của Thuế tỉnh Phú Thọ

6 tháng đầu năm, Thái Nguyên thu ngân sách đạt 11.062 tỷ đồng

Những doanh nghiệp liên tục góp mặt trong VIX50 suốt 5 năm

Truyền thông và thương hiệu: Nền móng niềm tin, đòn bẩy giúp doanh nghiệp tăng trưởng

Cỗ máy gia tốc từ Nghị quyết 57-NQ/TW: Một bài học sống động

Hải Phòng sau sáp nhập: Cơ hội mới cho thị trường bất động sản bứt tốc

Cơ hội để ngành điện tử Việt Nam tái cấu trúc

Doveco: Tiên phong sản xuất xanh, khai mở tầm nhìn bền vững cho nông sản Việt

Đề xuất hoàn thiện cơ sở pháp lý về thời hạn xử lý nghĩa vụ tài chính đất đai

Hàng hóa phục vụ phát triển khoa học, công nghệ được miễn thuế nhập khẩu

Quy định mới về kiểm tra, xác định trị giá hải quan

Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa từ kho ngoại quan của doanh nghiệp chế xuất

Giảm 50% mức thu của 46 loại phí, lệ phí

Thủ tục hải quan khi thay đổi địa chỉ theo đơn vị hành chính mới

3 kịch bản tác động của thuế đối ứng của Mỹ đối với xuất khẩu Việt Nam

Hoạt động xuất khẩu qua địa bàn Hà Tĩnh tăng trưởng đáng kể

Xuất khẩu rau quả hụt hơi: Chặng nước rút 4,9 tỷ USD khó về đích

Cà phê Việt: Nửa năm, chinh phục trọn kế hoạch

65 tỷ USD: Mục tiêu lớn trên hành trình bền bỉ của nông nghiệp Việt Nam

Chú trọng nâng cao năng lực chế biến sâu và bảo quản nông sản sau thu hoạch

Sàn TMĐT nộp thuế thay, người bán vẫn phải cập nhật thông tin

Hơn 95% hàng hóa Việt Nam hiện diện trong hệ thống phân phối hiện đại

Hậu kiểm thực phẩm online: Sẽ so ảnh mạng, đối chiếu hàng thật

Luật mới sẽ buộc sàn và người bán chia sẻ trách nhiệm

Xăng RON95-III tiếp tục giảm 1.210 đồng/lít, giá tối đa 19.906 đồng/lít

Yêu cầu ngừng kinh doanh, sử dụng 7 sản phẩm dưỡng da của Công ty Toàn Cầu Đông Nam
Lý giải nguyên nhân giá vật liệu xây dựng 6 tháng đầu năm tăng kỷ lục

10/11 nhóm hàng đẩy CPI tháng 6 lên 0,48%

Bất động sản phía Nam đang “hút” dòng tiền đầu tư từ miền Bắc

OCOP Việt: Hành trình vươn ra thế giới

Thị trường bất động sản kỳ vọng sự "bùng nổ"
