Các tranh chấp thương mại ít được đưa ra tòa án quốc tế
Doanh nghiệp trước cuộc đua bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử mới Giải pháp để giao dịch thương mại quốc tế an toàn Ứng dụng công nghệ trong giải quyết tranh chấp thương mại |
Xin ông cho biết các tranh chấp về thương mại giữa doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nước ngoài trong thời gian qua như thế nào?
Các tranh chấp về ngoại thương và rõ hơn là lĩnh vực XNK, trong đó tranh chấp về xuất khẩu là nhiều nhất, đa số liên quan đến chất lượng hàng hóa; thời gian giao hàng; sự không trung thực của người bán hoặc người mua. Sự không trung thực xảy ra rất nhiều, có nghĩa là khách hàng muốn hủy đơn hàng, đưa ra lý do thiên về quy định của đất nước của người mua, tạo ra khó khăn cho người bán.
Một tranh chấp nữa thường xảy ra là tranh chấp do thất thoát hàng hóa trong quá trình lưu chuyển từ cảng nước bán đến cảng nước mua cũng là lý do khiến đối tác từ chối nhận hàng, yêu cầu bồi thường. Một tranh chấp rất phổ biến nữa, đó là hàng được lấy ra khỏi cảng nhưng chứng từ gốc vẫn nằm ở người bán, chưa được gửi đi.
Những nội dung tranh chấp trên không mới, nhưng trong nhiều năm qua thường xảy ra, hoạt động ngoại thương của doanh nghiệp chưa rành rẽ về vấn đề này, nên thường mắc phải. Một điều hết sức khó khăn đó là tất cả những tranh chấp đó, gần như chúng ta đều không đưa ra tòa án quốc tế, bởi vì xử lý pháp lý mang tính quốc tế chi phí quá cao và rủi ro khá lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam.
Vậy doanh nghiệp cần làm gì để hạn chế rủi ro pháp lý khi thực hiện hoạt động XNK, thưa ông?
Trước tiên, doanh nghiệp cần tìm hiểu, xác định được đối tác trong hoạt động liên quan đến XNK của mình, như: logistics, ngân hàng. Bản thân doanh nghiệp không phải hiểu về pháp lý đối ngoại, về LC,… nên phải thông qua ngân hàng. Bên cạnh đó, tất cả chứng từ thanh toán, đặt cọc... doanh nghiệp phải thực hiện qua ngân hàng. Hiện nay, nhiều người Việt Nam mua bán với nước ngoài thường làm việc trực tiếp với đối tác, có thể họ đặt một ít tiền cọc, sau đó chúng ta thực hiện giao hàng luôn; sau đó, gửi thẳng bộ chứng từ hoặc ra những lệnh để cho đối tác nhận hàng, mà gần như không thực hiện qua ngân hàng.
Điều quan trọng là hãng tàu, hiện nay thực sự nhiều nhà xuất khẩu Việt Nam đang ship hàng qua các đại lý rất nhỏ, văn phòng chỉ có 1-2 nhân viên, họ chính là nhân viên của các hãng tàu lớn ra ngoài làm việc; nên chọn hãng tàu lớn ở từng khu vực và có uy tín, bởi vì họ không bao giờ đánh mất uy tín, thương hiệu của mình chỉ vì 1-2 container hàng hóa.
Một lưu ý nữa là đối tác. Đối tác rất quan trọng, nếu là đối tác ban đầu chúng ta phải có những thỏa thuận, cam kết chặt chẽ; chúng ta phải có thăm dò và biết được đối tác đó như thế nào. Đặc biệt, khi là đối tác ban đầu phải lưu ý về pháp lý. Pháp lý ở đây không quan trọng bằng thanh toán, để làm sao chúng ta nhận được đủ tiền khi khách hàng lấy hàng ra. Khi khách hàng là đối tác truyền thống, đã làm ăn với nhau 10-20 năm, hầu như các thủ tục pháp lý họ đặt hết qua một bên, có thể cho thanh toàn LC (Thanh toán bằng thư tín dụng) 60 ngày, thanh toán TT (Thanh toán bằng điện chuyển tiền) 100 ngày và không cần một chứng từ gì cả, đó là sự tin cậy. Do đó, chúng ta xây dựng đội ngũ những người mua hàng nước ngoài thực sự ổn định, thực sự bền vững, truyền thống, điều đó là quan trọng nhất.
Vậy nếu doanh nghiệp vướng vào một vài tranh chấp thương mại, lời khuyên của ông với doanh nghiệp là gì?
Khi bị vướng vào tranh chấp thương mại, doanh nghiệp cần làm việc lại với đối tác tín dụng, ngân hàng của mình, tại sao tranh chấp ấy xảy ra mà phía ngân hàng lại không biết. Tốt nhất, doanh nghiệp phải thông qua hiệp hội doanh nghiệp của mình. Ví dụ, doanh nghiệp xuất khẩu điều bị thất thoát hàng hóa xuất khẩu thì Hiệp hội Điều phải lên tiếng; Hiệp hội cũng sẽ làm việc với đại diện Việt Nam ở khu vực xảy ra vụ việc. Cùng với đó, doanh nghiệp phải tập hợp những người đã có rủi ro như mình để xem có thể tiến hành biện pháp pháp lý được không.
Nhưng theo tôi biết, việc tiến hành pháp lý với đối tác nước ngoài rất khó và chi phí tài chính có khi còn gấp nhiều giá trị lô hàng. Đặc biệt, về bản thân pháp lý của doanh nghiệp Việt Nam còn rất yếu. Trong khi đó, đối tác nước ngoài luôn có văn phòng luật sư rất chuyên nghiệp. Chúng ta lại không có luật sư, đến khi xảy ra chuyện mới làm hồ sơ từ đầu. Do đó, doanh nghiệp phải thông qua hiệp hội, cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài. Quan trọng là đối tác và thị trường, nhà xuất khẩu phải hiểu rất kỹ, phải đánh giá đầy đủ rủi ro. Trên thực tế, có những vùng mà các nhà xuất khẩu Việt Nam không muốn làm ăn vì rủi ro rất cao. Nhưng có những thị trường rất văn minh, rất ít khi xảy ra tranh chấp.
Trong thời gian qua, có nhiều tranh chấp về chất lượng hàng hóa, doanh nghiệp cần nghiêm túc xem lại mình, bởi vì vấn đề này không những ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp, mà còn ảnh hưởng đến uy tín quốc gia. Còn tranh chấp về tài chính, doanh nghiệp phải có bộ phận pháp lý, phải hiểu về luật quốc tế, có kinh nghiệm trong việc xử lý các tranh chấp quốc tế tại nước sở tại.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Doanh nghiệp tăng tốc ngay từ đầu Xuân 2025
16:24 | 04/02/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hải quan Bình Dương thông quan trên 10,5 triệu USD hàng hóa trong dịp Tết
15:21 | 03/02/2025 Hải quan
Logistics xanh: Hướng đi tất yếu của doanh nghiệp trong kỷ nguyên số
17:32 | 28/01/2025 Kinh tế
Mỹ hay Trung Quốc giữ ngôi đầu nhập khẩu cá tra Việt Nam?
13:54 | 04/02/2025 Kinh tế
15 ngày đầu năm 2025 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 34 tỷ USD
10:07 | 04/02/2025 Xuất nhập khẩu
Khai thác giá trị văn hóa của sản phẩm để chinh phục khách hàng quốc tế
10:29 | 02/02/2025 Kinh tế
Sẵn sàng cho sự bứt phá của cụm cảng Cái Mép - Thị Vải
10:31 | 01/02/2025 Kinh tế
FTA - bệ phóng cho xuất khẩu Việt Nam
15:07 | 31/01/2025 Kinh tế
Diện mạo mới của nông nghiệp Việt Nam
20:45 | 30/01/2025 Kinh tế
Tấp nập tàu chở hàng hóa cập cảng những ngày đầu năm mới
20:45 | 30/01/2025 Kinh tế
4 thị trường mục tiêu và tiềm năng của thủy sản Việt Nam năm 2025
10:16 | 24/01/2025 Kinh tế
Năm 2025, kỳ vọng kiều hối về TPHCM sẽ đạt trên 10 tỷ USD
21:13 | 23/01/2025 Kinh tế
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Doanh nghiệp tăng tốc ngay từ đầu Xuân 2025
Hải quan Hà Tĩnh đảm bảo thông quan xuyên tết Ất Tỵ
Mỹ hay Trung Quốc giữ ngôi đầu nhập khẩu cá tra Việt Nam?
15 ngày đầu năm 2025 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 34 tỷ USD
Lạm phát Eurozone tăng 2,5%, ECB đối mặt thách thức giảm lãi suất
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics